Dù được xếp vào hàng vũ khí chống lại nhân loại, có sức công phá cực kỳ lớn và luôn được canh phòng cẩn mật nhưng kể từ khi xuất hiện cả thế giới đã nhiều lần phải đứng tim khi những quả bom hạt nhân liên tục bị thất lạc, mà quốc gia làm thất lạc loại vũ khí hủy diệt này nhiều nhất lại chính là Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.Vụ việc đầu tiên xảy ra vào năm 1950 khi một máy bay ném bom B-36 của Không quân Mỹ đang trên đường bay từ Alaska tới Texas trong một cuộc tập trận đã bị hỏng tới 3 động cơ cùng lúc ở ngay trên không. Tuy không rơi ngay khi ba động cơ dừng hoạt động nhưng phi hành đoàn đã buộc phải thả quả bom hạt nhân Mark 4 chứa sức nổ lên tới 30 kilotons bên trong máy bay ra để giảm trọng lượng giúp nó có thể lết tới sân bay gần nhất. Nguồn ảnh: Wiki.Quả bom không phát nổ khi rơi xuống biển nhưng nó đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển sâu thẳm và không bao giờ được tìm thấy bất chấp nỗ lực của cả Mỹ và Liên Xô trong quá trình tìm kiếm. Sở dĩ Liên Xô cũng tham gia cuộc tìm kiếm này là do quả bom rơi ở vùng biển quốc tế và theo Luật Hàng Hải, quả bom đó sẽ thuộc về bất cứ ai tìm thấy nó trước. Nguồn ảnh: Wiki.Ngày 10/3/1953, cũng lại một máy bay ném bom Mỹ lần này là chiếc B-47 mang theo 2 quả bom nguyên tử cất cánh từ sân bay MacDill ở Florida đã mất liên lạc khi đang bay trên không. Chiếc máy bay được cho là mất liên lạc ở độ cao khoảng 14.000 mét. Nguồn ảnh: Planes.Đến tận ngày nay, xác của chiếc máy bay B-47 cùng hai quả bom nguyên tử nó mang theo vẫn chưa được tìm thấy. Hai quả bom nguyên tử được cho là loại Mark 15 có sức nổ tương đương với khoảng từ 3-4 megatons. Nguồn ảnh: Mcmahan.Ngày 24/1/1961, một máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã rơi trong khi cất cánh từ căn cứ quân sự Goldsboro, Bắc Carolina. Hai quả bom nguyên tử có sức nổ tương đương với 24 kilotons đã bị chìm xuống một đầm lầy và không được tìm thấy bất chấp các nỗ lực đào bới từ phía Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: History.Sau khi bó tay không thể tìm được quả bom, Quân đội Mỹ đã quyết định giữ nó bị chôn vùi vĩnh viễn bằng cách mua trọn mảnh đất đầm lầy đó với giá cao ngất ngưởng và cho người canh gác đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: Aviation.Trước hợp tiếp theo là đến từ Hải quân Mỹ, trên đường quay trở lại cảng căn cứ Norfolk, Virginia vào mùa thu năm 1968, tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Scorpion đã bị chìm một cách bí ẩn cách xa 600 km ngoài khơi vùng đảo Azores. Ngoài việc mất một chiếc tàu ngầm hạt nhân cùng 99 thủy thủ, Quân đội Mỹ cũng mất hai vũ khí nguyên tử bí mật đang được vận chuyển trên con tàu này. Nguồn ảnh: Submarine.Dù không được công bố là loại vũ khí hạt nhân gì nhưng quân đội Mỹ khẳng định sức nổ của loại vũ khí này có thể lên tới 250 kilotons. Đến nay, dù xác tàu USS Scorpion đã được tìm thấy nhưng vẫn chưa có thông tin nào về thứ vũ khí có sức công phá kinh hoàng kia. Nguồn ảnh: Ibib.Ngày 5/12/1965, một phi cơ A-4E Skyhawk mang theo một quả bom Hydro (hay còn gọi là bom H) có sức công phá 1 megaton đã rơi khỏi tàu sân bay USS Ticonderoga khi nó đang đỗ trên chiếc tàu sân bay nay. Phi công đã thoát ra ngoài an toàn nhưng chiếc máy bay cùng quả bom H đã ngay lập tức chìm xuống độ sâu hơn 4 km dưới lòng Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Hase.Vụ việc xảy ra cách vùng biển Nhật Bản chỉ khoảng 120 km về hướng Đông. Tuy nhiên, do độ sâu quá lớn nên tới tận ngày nay xác của chiếc máy bay cùng quả bom H cực kỳ nguy hiểm này vẫn chưa được tìm thấy bất chấp nỗ lực của nhiều bên do vụ việc xảy ra trên vùng biển quốc tế. Nguồn ảnh: Wiki.Nhiều chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, nếu quân đội nước này không tìm ra được những quả bom đã mất thì họ nên mong những quả bom đó sẽ rơi vào tay Nga hoặc Trung Quốc vì nếu như vậy, phía Nga và Trung Quốc cũng sẽ chỉ tháo quả bom ra để ăn cắp bí mật quân sự chứ không mang quả bom trở lại nước Mỹ để kích nổ nếu chẳng may những quả bom này rơi vào tay khủng bố. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Dù được xếp vào hàng vũ khí chống lại nhân loại, có sức công phá cực kỳ lớn và luôn được canh phòng cẩn mật nhưng kể từ khi xuất hiện cả thế giới đã nhiều lần phải đứng tim khi những quả bom hạt nhân liên tục bị thất lạc, mà quốc gia làm thất lạc loại vũ khí hủy diệt này nhiều nhất lại chính là Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Vụ việc đầu tiên xảy ra vào năm 1950 khi một máy bay ném bom B-36 của Không quân Mỹ đang trên đường bay từ Alaska tới Texas trong một cuộc tập trận đã bị hỏng tới 3 động cơ cùng lúc ở ngay trên không. Tuy không rơi ngay khi ba động cơ dừng hoạt động nhưng phi hành đoàn đã buộc phải thả quả bom hạt nhân Mark 4 chứa sức nổ lên tới 30 kilotons bên trong máy bay ra để giảm trọng lượng giúp nó có thể lết tới sân bay gần nhất. Nguồn ảnh: Wiki.
Quả bom không phát nổ khi rơi xuống biển nhưng nó đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển sâu thẳm và không bao giờ được tìm thấy bất chấp nỗ lực của cả Mỹ và Liên Xô trong quá trình tìm kiếm. Sở dĩ Liên Xô cũng tham gia cuộc tìm kiếm này là do quả bom rơi ở vùng biển quốc tế và theo Luật Hàng Hải, quả bom đó sẽ thuộc về bất cứ ai tìm thấy nó trước. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngày 10/3/1953, cũng lại một máy bay ném bom Mỹ lần này là chiếc B-47 mang theo 2 quả bom nguyên tử cất cánh từ sân bay MacDill ở Florida đã mất liên lạc khi đang bay trên không. Chiếc máy bay được cho là mất liên lạc ở độ cao khoảng 14.000 mét. Nguồn ảnh: Planes.
Đến tận ngày nay, xác của chiếc máy bay B-47 cùng hai quả bom nguyên tử nó mang theo vẫn chưa được tìm thấy. Hai quả bom nguyên tử được cho là loại Mark 15 có sức nổ tương đương với khoảng từ 3-4 megatons. Nguồn ảnh: Mcmahan.
Ngày 24/1/1961, một máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã rơi trong khi cất cánh từ căn cứ quân sự Goldsboro, Bắc Carolina. Hai quả bom nguyên tử có sức nổ tương đương với 24 kilotons đã bị chìm xuống một đầm lầy và không được tìm thấy bất chấp các nỗ lực đào bới từ phía Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: History.
Sau khi bó tay không thể tìm được quả bom, Quân đội Mỹ đã quyết định giữ nó bị chôn vùi vĩnh viễn bằng cách mua trọn mảnh đất đầm lầy đó với giá cao ngất ngưởng và cho người canh gác đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: Aviation.
Trước hợp tiếp theo là đến từ Hải quân Mỹ, trên đường quay trở lại cảng căn cứ Norfolk, Virginia vào mùa thu năm 1968, tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Scorpion đã bị chìm một cách bí ẩn cách xa 600 km ngoài khơi vùng đảo Azores. Ngoài việc mất một chiếc tàu ngầm hạt nhân cùng 99 thủy thủ, Quân đội Mỹ cũng mất hai vũ khí nguyên tử bí mật đang được vận chuyển trên con tàu này. Nguồn ảnh: Submarine.
Dù không được công bố là loại vũ khí hạt nhân gì nhưng quân đội Mỹ khẳng định sức nổ của loại vũ khí này có thể lên tới 250 kilotons. Đến nay, dù xác tàu USS Scorpion đã được tìm thấy nhưng vẫn chưa có thông tin nào về thứ vũ khí có sức công phá kinh hoàng kia. Nguồn ảnh: Ibib.
Ngày 5/12/1965, một phi cơ A-4E Skyhawk mang theo một quả bom Hydro (hay còn gọi là bom H) có sức công phá 1 megaton đã rơi khỏi tàu sân bay USS Ticonderoga khi nó đang đỗ trên chiếc tàu sân bay nay. Phi công đã thoát ra ngoài an toàn nhưng chiếc máy bay cùng quả bom H đã ngay lập tức chìm xuống độ sâu hơn 4 km dưới lòng Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Hase.
Vụ việc xảy ra cách vùng biển Nhật Bản chỉ khoảng 120 km về hướng Đông. Tuy nhiên, do độ sâu quá lớn nên tới tận ngày nay xác của chiếc máy bay cùng quả bom H cực kỳ nguy hiểm này vẫn chưa được tìm thấy bất chấp nỗ lực của nhiều bên do vụ việc xảy ra trên vùng biển quốc tế. Nguồn ảnh: Wiki.
Nhiều chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, nếu quân đội nước này không tìm ra được những quả bom đã mất thì họ nên mong những quả bom đó sẽ rơi vào tay Nga hoặc Trung Quốc vì nếu như vậy, phía Nga và Trung Quốc cũng sẽ chỉ tháo quả bom ra để ăn cắp bí mật quân sự chứ không mang quả bom trở lại nước Mỹ để kích nổ nếu chẳng may những quả bom này rơi vào tay khủng bố. Nguồn ảnh: Theatlantic.