Đại sứ Ấn Độ tại Philippines Jaidep Majudar cho biết, ngày 18/5, Ấn Độ và Philippines đã tiến hành đàm phán mua nhiều hệ thống vũ khí phòng thủ, trong đó có tên lửa chống hạm Brahmos từ Ấn Độ. Ảnh: Tên lửa chống hạm Brahmos của Ấn Độ tham gia duyệt binh.Cũng theo lời Đại sứ Majudar, Philippines và Ấn Độ đã “chốt” xong về giá đối với tên lửa chống hạm Brahmos; hy vọng thỏa thuận giao hàng sẽ thực hiện ngay trong năm 2020. Như vậy, Philippines là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á, đã đàm phán mua tên lửa chống hạm nguy hiểm này. Các quốc gia tiếp theo có thể là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.Vào tháng 10/2019, Philippines đã thành lập một lữ đoàn tên lửa bờ, khả năng loại tên lửa Brahmos sẽ là trang bị chính của lữ đoàn này; hiện nay Ấn Độ đã cấp cho Philippines khoản tín dụng trị giá 100 USD để mua sắm vũ khí, nhưng Manila vẫn đang nghiên cứu kế hoạch, sử dụng thêm nguồn ngân sách quốc phòng năm 2021 để mua thêm hệ thống BrahMos.Ấn Độ cũng đang đàm phán để bán tên lửa Brahmos cho Indonesia; theo thống tin, có một nhóm từ liên doanh Ấn Độ - Nga đã đến thăm một nhà máy đóng tàu của Indonesia, để đánh giá việc lắp đặt tên lửa trên tàu chiến Indonesia. Ấn Độ cũng đàm phán với Việt Nam về việc bán tên lửa Brahmos.Tên lửa chống hạm BrahMos là niềm tự hào của Ấn Độ; theo các chuyên gia quân sự, tên lửa Brahmos là vũ khí tiến công có thể đánh chìm tàu chiến chỉ bằng một phát bắn. Ấn Độ cũng tự tin tin rằng, tên lửa BrahMos có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường vũ khí quốc tế; họ đã mang loại tên lửa này tham dự nhiều triển lãm quốc phòng khác nhau trên thế giới.Từ năm 2010, Ấn Độ đã đàm phán để bán tên lửa BrahMos cho Chile, Brazil, Nam Phi, Ai Cập, Ô-man và mốt số nước khác; tuy nhiên đến nay, chưa một quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á là khách hàng của loại tên lửa này.Năm 2011, Ấn Độ tuyên bố sẽ xuất khẩu tên lửa BrahMos sang Việt Nam; đến năm 2016, truyền thông Ấn Độ tuyên bố rằng, các cuộc đàm phán với Việt Nam đã bước vào giai đoạn quan trọng. Tuy nhiên, mười năm sau, Ấn Độ chưa bao giờ ký bất kỳ hợp đồng mua bán nào.Hợp đồng mua bán tên lửa BrahMos với Philippines diễn ra nhiều thuận lợi, lý do là Philippines đang ra sức củng cố tiềm lực quốc phòng, khi tình hình ở Biển Đông đang căng thẳng, trước những đòi hỏi vô lý về chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc.Là quốc gia biển, lại ở sát nách một quốc gia có tham vọng về lãnh thổ như Trung Quốc, nhưng Philippines chưa có một đơn vị tên lửa nào để bảo vệ bờ biển; do đó họ khẩn trương xúc tiến việc mua sắm, và tên lửa BrahMos là sự lựa chọn hợp lý của Philippines.Tên lửa chống hạm BrahMos là sản phẩm liên doanh giữa Nga và Ấn Độ, trong đó phần cứng do Nga sản xuất và phần mềm điều khiển do Ấn Độ đảm nhiệm; hiện tên lửa BrahMos có các phiên bản phóng từ mặt đất, tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay chiến đấu.Tên lửa BrahMos sử dụng động cơ ramjet, hiệu suất của tên lửa tương đối tiên tiến; dữ liệu công khai cho thấy, tên lửa hành trình Brahmos phóng từ mặt đất dài 8.4 m, nặng 3,2 tấn; phiên bản phóng từ trên không dài 7,9 m, nặng 2,55 tấn. BrahMos có tầm bắn từ 50 đến 450 km, tốc độ bay khoảng 2,5 đến 2,8 Mach và trọng lượng đầu đạn khoảng 200 đến 300 kg.Nếu BrahMos muốn đạt được tầm bắn tối đa, tên lửa phải bay ở độ cao lớn trong phần lớn hành trình; tên lửa chỉ hạ thấp độ cao xuống sát mặt biển khi tiếp cận mục tiêu. Do tên lửa duy trì hành trình ở độ cao lớn, nên dễ bị radar phát hiện; tuy nhiên với tốc độ cao đến 2,8 Mach, sẽ rất khó cho việc đánh chặn.Hiện nay trên các khu trục hạm tên lửa tiên tiến của Trung Quốc được trang bị radar mảng pha có công suất lớn và được trang bị nhiều loại tên lửa phòng không và pháo phòng không tốc độ cao; tuy nhiên tên lửa chống hạm Brahmos vẫn là mối đe dọa rất lớn với các tàu chiến của Trung Quốc. Ảnh: Tàu khu trục mới mang tên lửa dẫn đường lớp Type 055 của Trung Quốc.Nếu các quốc gia trên khu vực Biển Đông trang bị tên lửa chống hạm Brahmos, sẽ lập thành thế trận tên lửa Brahmos dày đặc tại khu vực này và Trung Quốc không hề mong muốn điều đó xảy ra; do vậy, Trung Quốc đang nỗ lực “ngáng đường” Ấn Độ xuất khẩu loại tên lửa nguy hiểm này sang các quốc gia Đông Nam Á, vì lo sợ sự an toàn cho tàu thuyền của họ. Video Việt Nam mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ là để tự vệ - Nguồn: TTXVN
Đại sứ Ấn Độ tại Philippines Jaidep Majudar cho biết, ngày 18/5, Ấn Độ và Philippines đã tiến hành đàm phán mua nhiều hệ thống vũ khí phòng thủ, trong đó có tên lửa chống hạm Brahmos từ Ấn Độ. Ảnh: Tên lửa chống hạm Brahmos của Ấn Độ tham gia duyệt binh.
Cũng theo lời Đại sứ Majudar, Philippines và Ấn Độ đã “chốt” xong về giá đối với tên lửa chống hạm Brahmos; hy vọng thỏa thuận giao hàng sẽ thực hiện ngay trong năm 2020. Như vậy, Philippines là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á, đã đàm phán mua tên lửa chống hạm nguy hiểm này. Các quốc gia tiếp theo có thể là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.
Vào tháng 10/2019, Philippines đã thành lập một lữ đoàn tên lửa bờ, khả năng loại tên lửa Brahmos sẽ là trang bị chính của lữ đoàn này; hiện nay Ấn Độ đã cấp cho Philippines khoản tín dụng trị giá 100 USD để mua sắm vũ khí, nhưng Manila vẫn đang nghiên cứu kế hoạch, sử dụng thêm nguồn ngân sách quốc phòng năm 2021 để mua thêm hệ thống BrahMos.
Ấn Độ cũng đang đàm phán để bán tên lửa Brahmos cho Indonesia; theo thống tin, có một nhóm từ liên doanh Ấn Độ - Nga đã đến thăm một nhà máy đóng tàu của Indonesia, để đánh giá việc lắp đặt tên lửa trên tàu chiến Indonesia. Ấn Độ cũng đàm phán với Việt Nam về việc bán tên lửa Brahmos.
Tên lửa chống hạm BrahMos là niềm tự hào của Ấn Độ; theo các chuyên gia quân sự, tên lửa Brahmos là vũ khí tiến công có thể đánh chìm tàu chiến chỉ bằng một phát bắn. Ấn Độ cũng tự tin tin rằng, tên lửa BrahMos có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường vũ khí quốc tế; họ đã mang loại tên lửa này tham dự nhiều triển lãm quốc phòng khác nhau trên thế giới.
Từ năm 2010, Ấn Độ đã đàm phán để bán tên lửa BrahMos cho Chile, Brazil, Nam Phi, Ai Cập, Ô-man và mốt số nước khác; tuy nhiên đến nay, chưa một quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á là khách hàng của loại tên lửa này.
Năm 2011, Ấn Độ tuyên bố sẽ xuất khẩu tên lửa BrahMos sang Việt Nam; đến năm 2016, truyền thông Ấn Độ tuyên bố rằng, các cuộc đàm phán với Việt Nam đã bước vào giai đoạn quan trọng. Tuy nhiên, mười năm sau, Ấn Độ chưa bao giờ ký bất kỳ hợp đồng mua bán nào.
Hợp đồng mua bán tên lửa BrahMos với Philippines diễn ra nhiều thuận lợi, lý do là Philippines đang ra sức củng cố tiềm lực quốc phòng, khi tình hình ở Biển Đông đang căng thẳng, trước những đòi hỏi vô lý về chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc.
Là quốc gia biển, lại ở sát nách một quốc gia có tham vọng về lãnh thổ như Trung Quốc, nhưng Philippines chưa có một đơn vị tên lửa nào để bảo vệ bờ biển; do đó họ khẩn trương xúc tiến việc mua sắm, và tên lửa BrahMos là sự lựa chọn hợp lý của Philippines.
Tên lửa chống hạm BrahMos là sản phẩm liên doanh giữa Nga và Ấn Độ, trong đó phần cứng do Nga sản xuất và phần mềm điều khiển do Ấn Độ đảm nhiệm; hiện tên lửa BrahMos có các phiên bản phóng từ mặt đất, tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay chiến đấu.
Tên lửa BrahMos sử dụng động cơ ramjet, hiệu suất của tên lửa tương đối tiên tiến; dữ liệu công khai cho thấy, tên lửa hành trình Brahmos phóng từ mặt đất dài 8.4 m, nặng 3,2 tấn; phiên bản phóng từ trên không dài 7,9 m, nặng 2,55 tấn. BrahMos có tầm bắn từ 50 đến 450 km, tốc độ bay khoảng 2,5 đến 2,8 Mach và trọng lượng đầu đạn khoảng 200 đến 300 kg.
Nếu BrahMos muốn đạt được tầm bắn tối đa, tên lửa phải bay ở độ cao lớn trong phần lớn hành trình; tên lửa chỉ hạ thấp độ cao xuống sát mặt biển khi tiếp cận mục tiêu. Do tên lửa duy trì hành trình ở độ cao lớn, nên dễ bị radar phát hiện; tuy nhiên với tốc độ cao đến 2,8 Mach, sẽ rất khó cho việc đánh chặn.
Hiện nay trên các khu trục hạm tên lửa tiên tiến của Trung Quốc được trang bị radar mảng pha có công suất lớn và được trang bị nhiều loại tên lửa phòng không và pháo phòng không tốc độ cao; tuy nhiên tên lửa chống hạm Brahmos vẫn là mối đe dọa rất lớn với các tàu chiến của Trung Quốc. Ảnh: Tàu khu trục mới mang tên lửa dẫn đường lớp Type 055 của Trung Quốc.
Nếu các quốc gia trên khu vực Biển Đông trang bị tên lửa chống hạm Brahmos, sẽ lập thành thế trận tên lửa Brahmos dày đặc tại khu vực này và Trung Quốc không hề mong muốn điều đó xảy ra; do vậy, Trung Quốc đang nỗ lực “ngáng đường” Ấn Độ xuất khẩu loại tên lửa nguy hiểm này sang các quốc gia Đông Nam Á, vì lo sợ sự an toàn cho tàu thuyền của họ.
Video Việt Nam mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ là để tự vệ - Nguồn: TTXVN