Hoạt động chiến đấu tương tự trong môi trường thực chiến được Phi đội thử nghiệm và đánh giá 42 cùng với Phi đội Trường vũ khí thứ 433 của Không quân Mỹ thực hiện với vũ khí chính là những tên lửa đối không thế hệ mới AIM-9X Sidewinder.Tên lửa AIM-9X bắt đầu được thử nghiệm vào năm 1999. Quá trình sản xuất loạt ban đầu tỷ lệ thấp vào năm 2000. Quân đội Mỹ bắt đầu đưa tên lửa vào sử dụng từ năm 2003 nhưng chưa một lần tham gia diễn tập kiểu đối kháng. Một trong những tính năng "đỉnh" của tên lửa AIM-9X là khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng nên phù hợp với các tiêm kích tàng hình có khoang vũ khí bên trong thân.Ngoài ra, cảm biến mới còn có tính năng cho phép phi công chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất nên hiệu suất chiến đấu rất cao, do vậy mục tiêu rất khó trốn thoát nếu bị tên lửa tấn công.Về thiết kế, tên lửa này có chiều dài 3 m, đường kính 0,127 m, sải cánh 0,44 m, trọng lượng 85 kg, tầm bắn tối đa 35 km. Tính cơ động và cảm biến tiên tiến của AIM-9X được giới quân sự thế giới đánh giá là một trong những tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại mạnh nhất thế giới.Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar, tên lửa AIM-9X mới nhất được nhà sản xuất Raytheon quảng cáo là có tính năng tấn công mục tiêu ở góc lệch trục đạn lớn. Trong tình huống cận chiến, AIM-9X được coi là vũ khí hiệu quả nhất, có khả năng cơ động và kháng nhiễu cao hơn so với mẫu AIM-120 AMRAAM sử dụng đầu dò radar.Dù được Mỹ đánh giá rất cao nhưng thực tế đã không như tuyên bố khi dòng tên lửa này đã được Không quân Mỹ âm thầm sử dụng để tấn công cường kích Su-22 của Syria từ hồi năm 2017. Để thực hiện đòn tấn công vào chiếc Su-22 của Syria, Hải quân Mỹ đã phải dùng tới 2 chiếc F/A-18E và chọn cách đánh từ đằng sau với mục đích khiến máy bay Syria không thể phát hiện ra đòn tấn công.Theo Jeff Davis, ngay khi áp sát từ phía sau với cự ly vừa đủ, chiếc F/A-18E lập tức phóng quả AIM-9X đầu tiên. Nhưng máy bay phản lực của Syria đã triển khai các đợt phòng thủ, khiến tên lửa của chiếc tiêm kích hạm này bắn trượt mục tiêu. Lập tức, phi công Mỹ đã phóng tên lửa AIM-9X thứ, phá hủy máy bay chiến đấu Syria và buộc phi công phải thoát ra ngoài bằng dù.Sau vụ tấn công được công khai, một cựu phi công Mỹ từng nhiều năm lái tiêm kích F-16 khẳng định, tỷ lệ thành công khi tấn công mục tiêu của tên lửa không đối không AIM-9X không vượt quá 50%.
Hoạt động chiến đấu tương tự trong môi trường thực chiến được Phi đội thử nghiệm và đánh giá 42 cùng với Phi đội Trường vũ khí thứ 433 của Không quân Mỹ thực hiện với vũ khí chính là những tên lửa đối không thế hệ mới AIM-9X Sidewinder.
Tên lửa AIM-9X bắt đầu được thử nghiệm vào năm 1999. Quá trình sản xuất loạt ban đầu tỷ lệ thấp vào năm 2000. Quân đội Mỹ bắt đầu đưa tên lửa vào sử dụng từ năm 2003 nhưng chưa một lần tham gia diễn tập kiểu đối kháng. Một trong những tính năng "đỉnh" của tên lửa AIM-9X là khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng nên phù hợp với các tiêm kích tàng hình có khoang vũ khí bên trong thân.
Ngoài ra, cảm biến mới còn có tính năng cho phép phi công chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất nên hiệu suất chiến đấu rất cao, do vậy mục tiêu rất khó trốn thoát nếu bị tên lửa tấn công.
Về thiết kế, tên lửa này có chiều dài 3 m, đường kính 0,127 m, sải cánh 0,44 m, trọng lượng 85 kg, tầm bắn tối đa 35 km. Tính cơ động và cảm biến tiên tiến của AIM-9X được giới quân sự thế giới đánh giá là một trong những tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại mạnh nhất thế giới.
Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar, tên lửa AIM-9X mới nhất được nhà sản xuất Raytheon quảng cáo là có tính năng tấn công mục tiêu ở góc lệch trục đạn lớn. Trong tình huống cận chiến, AIM-9X được coi là vũ khí hiệu quả nhất, có khả năng cơ động và kháng nhiễu cao hơn so với mẫu AIM-120 AMRAAM sử dụng đầu dò radar.
Dù được Mỹ đánh giá rất cao nhưng thực tế đã không như tuyên bố khi dòng tên lửa này đã được Không quân Mỹ âm thầm sử dụng để tấn công cường kích Su-22 của Syria từ hồi năm 2017. Để thực hiện đòn tấn công vào chiếc Su-22 của Syria, Hải quân Mỹ đã phải dùng tới 2 chiếc F/A-18E và chọn cách đánh từ đằng sau với mục đích khiến máy bay Syria không thể phát hiện ra đòn tấn công.
Theo Jeff Davis, ngay khi áp sát từ phía sau với cự ly vừa đủ, chiếc F/A-18E lập tức phóng quả AIM-9X đầu tiên. Nhưng máy bay phản lực của Syria đã triển khai các đợt phòng thủ, khiến tên lửa của chiếc tiêm kích hạm này bắn trượt mục tiêu. Lập tức, phi công Mỹ đã phóng tên lửa AIM-9X thứ, phá hủy máy bay chiến đấu Syria và buộc phi công phải thoát ra ngoài bằng dù.
Sau vụ tấn công được công khai, một cựu phi công Mỹ từng nhiều năm lái tiêm kích F-16 khẳng định, tỷ lệ thành công khi tấn công mục tiêu của tên lửa không đối không AIM-9X không vượt quá 50%.