Theo giới thiệu của các quan chức ngành công nghiệp quốc phòng Nga thì tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 133RA Antares RA là phương tiện tác chiến ven bờ với nhiều tính năng kỹ chiến thuật ấn tượng.Chiếc chiến hạm nói trên sử dụng kết cấu cánh ngầm và được thiết kế với nhiều bề mặt trơn tru nhằm tán xạ sóng radar, ngoài ra còn cấu tạo từ vật liệu đặc biệt, mang lại khả năng tàng hình rất cao.Con tàu có lượng giãn nước đầy tải chỉ vỏn vẹn 226 tấn, chính vì kích thước gọn nhẹ như trên mà tốc độ của nó đạt tới mức kinh hoàng đó là 60 hải lý/h, nhanh gấp đôi vận tốc tối đa phổ biển của khu trục hạm.Tàu tên lửa tàng hình thế hệ mới Antares RA được xem như sản phẩm kế tục xứng đáng đối với lớp tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 206MR lớp Vikhr ra đời từ thời Liên Xô trước kia.Hỏa lực của chiếc chiến hạm này rất đáng nể với tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Kalibr, đi kèm ụ pháo tự động (nhiều nhận xét cho rằng đó là pháo hạm cỡ 57 mm).Cả pháo lẫn tên lửa đều được giấu trong thân tàu hay ẩn trong tháp pháo đặc biệt, chỉ lộ ra ngoài khi tác xạ, thiết kế này cũng nhằm nâng cao tính năng tàng hình, đồng thời tránh tác động ăn mòn của nước biển.Có một điều cần lưu ý ở đây đó là mặc dù được Nga giới thiệu là một sản phẩm mới hoàn toàn và lần đầu tiên xuất hiện, nhưng thiết kế của chiếc Arantes RA không hề xa lạ với giới quân sự.Arantes RA ngay lập tức bị nhận xét là giống đến kỳ lạ so với tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình Visby của Thụy Điển ra đời từ năm 2009, vốn được xem là sản phẩm đỉnh cao trong cùng phân khúc.Cụ thể, có thể đã dàng nhận ra nét tương đồng gần như hoàn hảo giữa kết cấu phần thân, hình dáng của phần thượng tầng, ụ pháo tự động, thậm chí cho tới cả cửa mở bên hông.Khác biệt đáng kể nhất có lẽ là chiếc Arantes RA được xem như bản thu nhỏ dựa trên lớp Visby. Tuy nhiên nếu thực sự Nga có tham khảo thiết kế của chiếc Visby thì cũng không phải là điều bất thường.Lý do là bởi vì khoa học công nghệ luôn có tính kế thừa, trong chiếc Arantes RA có khá nhiều đặc điểm của riêng Nga chứ không phải sao chép tuyệt đối, bất chấp sự tương đồng là rất lớn.Trong khuôn khổ Triển lãm Army 2019, Nga thông báo chiếc Arantes RA đã được một số quốc gia giấu tên tỏ ra quan tâm và có thể sớm tiến tới đặt hàng trong tương lai gần, đáng tiếc rằng họ chưa cho biết cụ thể tên của đối tác.Theo nhận xét, với lượng giãn nước nhỏ và kết cấu không thực sự cho khả năng chịu sóng gió tốt, tàu tên lửa tấn công nhanh cánh ngầm tàng hình Dự án 133RA Arantes RA chỉ có thể hoạt động tại vùng nước nông gần bờ mà thôi.Nếu nhận được giấy phép xuất khẩu, dự báo tàu tên lửa tàng hình Arantes RA sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với chiếc Type 022 Houbei do Trung Quốc sản xuất trên thị trường vũ khí thế giới.
Theo giới thiệu của các quan chức ngành công nghiệp quốc phòng Nga thì tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 133RA Antares RA là phương tiện tác chiến ven bờ với nhiều tính năng kỹ chiến thuật ấn tượng.
Chiếc chiến hạm nói trên sử dụng kết cấu cánh ngầm và được thiết kế với nhiều bề mặt trơn tru nhằm tán xạ sóng radar, ngoài ra còn cấu tạo từ vật liệu đặc biệt, mang lại khả năng tàng hình rất cao.
Con tàu có lượng giãn nước đầy tải chỉ vỏn vẹn 226 tấn, chính vì kích thước gọn nhẹ như trên mà tốc độ của nó đạt tới mức kinh hoàng đó là 60 hải lý/h, nhanh gấp đôi vận tốc tối đa phổ biển của khu trục hạm.
Tàu tên lửa tàng hình thế hệ mới Antares RA được xem như sản phẩm kế tục xứng đáng đối với lớp tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 206MR lớp Vikhr ra đời từ thời Liên Xô trước kia.
Hỏa lực của chiếc chiến hạm này rất đáng nể với tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Kalibr, đi kèm ụ pháo tự động (nhiều nhận xét cho rằng đó là pháo hạm cỡ 57 mm).
Cả pháo lẫn tên lửa đều được giấu trong thân tàu hay ẩn trong tháp pháo đặc biệt, chỉ lộ ra ngoài khi tác xạ, thiết kế này cũng nhằm nâng cao tính năng tàng hình, đồng thời tránh tác động ăn mòn của nước biển.
Có một điều cần lưu ý ở đây đó là mặc dù được Nga giới thiệu là một sản phẩm mới hoàn toàn và lần đầu tiên xuất hiện, nhưng thiết kế của chiếc Arantes RA không hề xa lạ với giới quân sự.
Arantes RA ngay lập tức bị nhận xét là giống đến kỳ lạ so với tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình Visby của Thụy Điển ra đời từ năm 2009, vốn được xem là sản phẩm đỉnh cao trong cùng phân khúc.
Cụ thể, có thể đã dàng nhận ra nét tương đồng gần như hoàn hảo giữa kết cấu phần thân, hình dáng của phần thượng tầng, ụ pháo tự động, thậm chí cho tới cả cửa mở bên hông.
Khác biệt đáng kể nhất có lẽ là chiếc Arantes RA được xem như bản thu nhỏ dựa trên lớp Visby. Tuy nhiên nếu thực sự Nga có tham khảo thiết kế của chiếc Visby thì cũng không phải là điều bất thường.
Lý do là bởi vì khoa học công nghệ luôn có tính kế thừa, trong chiếc Arantes RA có khá nhiều đặc điểm của riêng Nga chứ không phải sao chép tuyệt đối, bất chấp sự tương đồng là rất lớn.
Trong khuôn khổ Triển lãm Army 2019, Nga thông báo chiếc Arantes RA đã được một số quốc gia giấu tên tỏ ra quan tâm và có thể sớm tiến tới đặt hàng trong tương lai gần, đáng tiếc rằng họ chưa cho biết cụ thể tên của đối tác.
Theo nhận xét, với lượng giãn nước nhỏ và kết cấu không thực sự cho khả năng chịu sóng gió tốt, tàu tên lửa tấn công nhanh cánh ngầm tàng hình Dự án 133RA Arantes RA chỉ có thể hoạt động tại vùng nước nông gần bờ mà thôi.
Nếu nhận được giấy phép xuất khẩu, dự báo tàu tên lửa tàng hình Arantes RA sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với chiếc Type 022 Houbei do Trung Quốc sản xuất trên thị trường vũ khí thế giới.