Ngày 12/12/2019, tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga, chiếc Đô đốc Kuznetsov đã bất ngờ bốc cháy khi đang sửa chữa tại nhà máy Murmansk.Nguyên nhân được xác định là do sai sót của công nhân trong khi tiến hành thao tác hàn, đám cháy đã lan ra diện tích rộng tới trên 600 m2 và làm ít nhất 6 người bị thương.Trong khi người Nga còn chưa xác định được đầy đủ thiệt hại cũng như đưa ra biện pháp khắc phục đối với hàng không mẫu hạm của mình thì vận đen với họ vẫn chưa qua, khi lại phải đối mặt với một vụ tai nạn mới.heo thông tin được cung cấp bởi tờ báo Gazeta, tàu ngầm diesel-điện mang tên Chita thuộc phân lớp Kilo 877 (thế hệ trước của Kilo 636) đã bất ngờ bị chìm xuống dưới nước.Sau khi chìm một phần thì tàu tiếp tục bị chìm toàn bộ và không thể đưa về trạng thái nổi trở lại nếu thiếu khí tài trục vớt chuyên dụng. Rất may là đã không có thiệt hại về người.Được biết, tàu ngầm Chita số hiệu B-260 được khởi đóng ngày 28/2/1981, hạ thủy ngày 23/8/1981 và chính thức làm nhiệm vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương - Hải quân Liên Xô từ ngày 30/12/1981.Sau khi Liên Xô tan rã, con tàu tiếp tục phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga, nó đã được cho nghỉ hưu vào năm 2013."Tàu ngầm Chita số hiệu B-260 lớp Kilo 877 đã bị chìm một phần trong khi nó đang được kéo đi để xử lý”, báo cáo của Rosmorrechflot cho biết.“Hậu quả của vụ việc là không có ai bị thương, không có mối đe dọa về môi trường vì không có nhiên liệu trên tàu ngầm”, đây là một điều may mắn lớn.“Được biết tàu ngầm mang tên Chita trước đây đã từng phục vụ cho Hạm đội Thái Bình Dương, nhưng nó đã bị loại biên vào năm 2013 và ở chế độ chờ xử lý", báo cáo của Gazeta cho biết.Cần lưu ý rằng trước đó tàu ngầm tấn công diesel-điện Chita được coi là một đối thủ rất đáng gờm, do sự hiện diện của tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh 3M-54 Kalibr được tích hợp sau quá trình hiện đại hóa cùng 18 ngư lôi hạng nặng.Hiện tại nguyên nhân gây ra sự cố chìm tàu ngầm Nga vẫn chưa được công bố rõ ràng, nhưng nhận định ban đầu tập trung vào việc thiếu phương tiện cứu kéo chuyên dụng đã dẫn tới tai nạn nêu trên.Thông qua các sự kiện diễn ra liên tiếp trong ngày 12/12, vấn đề nữa của Hải quân Nga đã được chỉ ra đó là cơ sở vật chất đảm bảo kỹ thuật cho chiến hạm đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọngMuốn khôi phục lại vị thế cường quốc hải quân hàng đầu thế giới như từng nắm giữ dưới thời Liên Xô thì Nga cần đầu tư cho cả lĩnh vực này nữa chứ không riêng gì mảng đóng tàu, chế tạo động cơ hay tích hợp vũ khí.
Ngày 12/12/2019, tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga, chiếc Đô đốc Kuznetsov đã bất ngờ bốc cháy khi đang sửa chữa tại nhà máy Murmansk.
Nguyên nhân được xác định là do sai sót của công nhân trong khi tiến hành thao tác hàn, đám cháy đã lan ra diện tích rộng tới trên 600 m2 và làm ít nhất 6 người bị thương.
Trong khi người Nga còn chưa xác định được đầy đủ thiệt hại cũng như đưa ra biện pháp khắc phục đối với hàng không mẫu hạm của mình thì vận đen với họ vẫn chưa qua, khi lại phải đối mặt với một vụ tai nạn mới.
heo thông tin được cung cấp bởi tờ báo Gazeta, tàu ngầm diesel-điện mang tên Chita thuộc phân lớp Kilo 877 (thế hệ trước của Kilo 636) đã bất ngờ bị chìm xuống dưới nước.
Sau khi chìm một phần thì tàu tiếp tục bị chìm toàn bộ và không thể đưa về trạng thái nổi trở lại nếu thiếu khí tài trục vớt chuyên dụng. Rất may là đã không có thiệt hại về người.
Được biết, tàu ngầm Chita số hiệu B-260 được khởi đóng ngày 28/2/1981, hạ thủy ngày 23/8/1981 và chính thức làm nhiệm vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương - Hải quân Liên Xô từ ngày 30/12/1981.
Sau khi Liên Xô tan rã, con tàu tiếp tục phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga, nó đã được cho nghỉ hưu vào năm 2013.
"Tàu ngầm Chita số hiệu B-260 lớp Kilo 877 đã bị chìm một phần trong khi nó đang được kéo đi để xử lý”, báo cáo của Rosmorrechflot cho biết.
“Hậu quả của vụ việc là không có ai bị thương, không có mối đe dọa về môi trường vì không có nhiên liệu trên tàu ngầm”, đây là một điều may mắn lớn.
“Được biết tàu ngầm mang tên Chita trước đây đã từng phục vụ cho Hạm đội Thái Bình Dương, nhưng nó đã bị loại biên vào năm 2013 và ở chế độ chờ xử lý", báo cáo của Gazeta cho biết.
Cần lưu ý rằng trước đó tàu ngầm tấn công diesel-điện Chita được coi là một đối thủ rất đáng gờm, do sự hiện diện của tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh 3M-54 Kalibr được tích hợp sau quá trình hiện đại hóa cùng 18 ngư lôi hạng nặng.
Hiện tại nguyên nhân gây ra sự cố chìm tàu ngầm Nga vẫn chưa được công bố rõ ràng, nhưng nhận định ban đầu tập trung vào việc thiếu phương tiện cứu kéo chuyên dụng đã dẫn tới tai nạn nêu trên.
Thông qua các sự kiện diễn ra liên tiếp trong ngày 12/12, vấn đề nữa của Hải quân Nga đã được chỉ ra đó là cơ sở vật chất đảm bảo kỹ thuật cho chiến hạm đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng
Muốn khôi phục lại vị thế cường quốc hải quân hàng đầu thế giới như từng nắm giữ dưới thời Liên Xô thì Nga cần đầu tư cho cả lĩnh vực này nữa chứ không riêng gì mảng đóng tàu, chế tạo động cơ hay tích hợp vũ khí.