So với các dòng máy bay chiến đấu được Không quân Mỹ, Hải quân Mỹ sử dụng trong các phi vụ không kích ở Việt Nam, cường kích A-37 DragonFly kém xa về mọi thứ gồm tính năng bay, khả năng mang vác vũ khí cũng như khí tài điện tử. Tuy nhiên, không ít người không hiểu vì sao Quân đội Mỹ lại đưa A-37 tới Việt Nam tham chiến từ khá sớm – năm 1967, sau đó viện trợ số lượng lớn cho VNCH. Ảnh: Nhiếp ảnh gia David Hume Kennerly ngồi trên buồng lái chiếc A-37 của Thủy quân Lục chiến Mỹ đóng tại căn cứ Biên Hòa năm 1973. Nguồn ảnh: Getty ImagesTheo những phân tích sau này, sở dĩ Không quân Mỹ - vốn thích các dòng máy hạng nặng, tầm xa, tải trọng lớn lại sử dụng A-37 vì sau vài năm tham chiến ở Việt Nam, các chuyên gia quân sự Mỹ nhận ra rằng địa hình rừng rậm nhiều đồi núi ở Việt Nam khiến đa số hỏa lực chi viện bằng không quân rơi chệch mục tiêu hoặc rơi vào nơi có dân thường. Do vậy, các máy bay có tốc độ chậm, độ cao thấp tỏ ra hiệu quả hơn nhiều. Nguồn ảnh: LifeNgay từ năm 1962, với mục tiêu trấn áp chiến thuật đánh du kích ở Việt Nam và các nước Mỹ Latinh, Trung tâm Tác chiến đường không đặc biệt của Mỹ mua 2 máy bay huấn luyện T-37 của Cessna để hoán cải thành cường kích hạng nhẹ. Nguồn ảnh: WikipediaĐể tăng tốc độ, tầm bay cũng như khả năng mang vác vũ khí, hai động cơ phản lực tương tự trên tiêm kích siêu âm F-5 được trang bị cho T-37, gia cố cánh cũng như bổ sung thêm bình dầu phụ ở hai đầu mút cánh. Kết quả, phiên bản cường kích mới ra đời với định danh là A-37 Dragonfly. Nguồn ảnh: Airlines.netNăm 1967, những chiếc A-37 đầu tiên được Mỹ đưa tới Việt Nam để thử nghiệm khả năng chiến đấu. Các tướng lĩnh Không quân Mỹ khi đó "ngỡ ngàng" khi những chiếc A-37 vốn kém xa các dòng cường kích F-105 hay A-6, A-7 lại hiệu quả tới vậy trong các phi vụ không kích ở khu vực rừng núi. Không những thế, chi phí máy bay rẻ, bền bỉ và phù hợp với đặc thù khí hậu ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Airlines.netTrong ảnh, máy bay cường kích A-37 mang 2 quả bom 500 pound cùng ống phóng rocket thực hiện phi vụ không kích ở miền Nam Việt Nam, ngày 9/1/1972. Nguồn ảnh: Getty ImagesTuy rằng tải trọng vũ khí của A-37 chỉ có 1,2 tấn – quá ít so với truyền thống “mang nhiều, vác nặng, bay xa” của Không quân – Hải quân Mỹ, thế nhưng nó được đánh giá cao ở việc dễ điều khiển, vận động tốt trong chiến thuật bổ nhào tấn công. Nguồn ảnh: Airlines.netƯu điểm lớn nhất của máy bay là tổ lái ngồi cạnh nhau, có thể cùng thao tác một bảng điều khiển và khi cần một phi công sẽ được thay bằng trinh sát viên cho nhiệm vụ do thám. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh, pháo nòng xoay GAU-2B/A 6 nòng cỡ 7,62mm gắn trong đầu máy bay A-37. Nguồn ảnh: WikipediaDù tải trọng chỉ có 1,2 tấn vũ khí nhưng A-37 có tới 8 giá treo cho phép mang nhiều loại vũ khí không kích như gunpod súng máy 6 nòng, pháo tự động 20mm, rocket 70mm, bom Mk82 hoặc bom naplam. Khi cần, nó mang được cả tên lửa AIM-9 để tự vệ trên không. Nguồn ảnh: Airlines.netNgoài việc sử dụng cho các lực lượng Mỹ tham chiến ở Việt Nam, Washington còn cung cấp cho VNCH chiếc A-37 (chiếm 1/2 số lượng A-37 được sản xuất). A-37 trở thành 1 trong hai loại máy bay chiến đấu chủ lực của VNCH tới tận năm 1975. Sau đó, A-37 tiếp tục trở thành một thành viên mới trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Airlines.netThậm chí, trước ngày 30/4/1975, KQND Việt Nam đã sử dụng máy bay A-37 chiến lợi phẩm mới thu giữ được thực hiện cuộc không kích lớn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh chụp phi đội "Quyết Thắng" của KQND Việt Nam sử dụng A-37 tấn công Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàngSau ngày 30/4, KQND Việt Nam nhanh chóng tiếp quản số A-37 còn sử dụng được và tái biên chế cho KQND Việt Nam sử dụng để bảo vệ Tổ quốc. Chúng góp công lớn trong chiến dịch bảo vệ Biên giới Tây Nam 1978-1979, chiến dịch giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàngTới đầu những năm 1980, do thiếu phụ tùng bảo dưỡng máy bay, lần lượt các máy bay A-37 phải dừng hoạt động trong KQND Việt Nam. Rất đáng tiếc, nếu có thể duy trì A-37 vẫn sẽ là một chiếc chiến đấu cơ tốt. Lưu ý rằng, cho tới hiện tại không ít quốc gia trên thế giới vẫn đang dùng A-37. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàngA-37 có chiều dài 8,62m, sải cánh 10,93m, cao 2,7m, trọng lượng rỗng 2,8 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 6,35 tấn. Máy bay trang bị cặp động cơ phản lực J85-GE-17A cung cấp tốc độ 816km/h, tốc độ hành trình 787km/h, có thể bay với tốc độ cực thấp 182km/h, bán kính chiến đấu 740km, trần bay 12,7km. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàngMời độc giả xem video: Kỳ tích của Phi công Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc. (nguồn QPVN)
So với các dòng máy bay chiến đấu được Không quân Mỹ, Hải quân Mỹ sử dụng trong các phi vụ không kích ở Việt Nam, cường kích A-37 DragonFly kém xa về mọi thứ gồm tính năng bay, khả năng mang vác vũ khí cũng như khí tài điện tử. Tuy nhiên, không ít người không hiểu vì sao Quân đội Mỹ lại đưa A-37 tới Việt Nam tham chiến từ khá sớm – năm 1967, sau đó viện trợ số lượng lớn cho VNCH. Ảnh: Nhiếp ảnh gia David Hume Kennerly ngồi trên buồng lái chiếc A-37 của Thủy quân Lục chiến Mỹ đóng tại căn cứ Biên Hòa năm 1973. Nguồn ảnh: Getty Images
Theo những phân tích sau này, sở dĩ Không quân Mỹ - vốn thích các dòng máy hạng nặng, tầm xa, tải trọng lớn lại sử dụng A-37 vì sau vài năm tham chiến ở Việt Nam, các chuyên gia quân sự Mỹ nhận ra rằng địa hình rừng rậm nhiều đồi núi ở Việt Nam khiến đa số hỏa lực chi viện bằng không quân rơi chệch mục tiêu hoặc rơi vào nơi có dân thường. Do vậy, các máy bay có tốc độ chậm, độ cao thấp tỏ ra hiệu quả hơn nhiều. Nguồn ảnh: Life
Ngay từ năm 1962, với mục tiêu trấn áp chiến thuật đánh du kích ở Việt Nam và các nước Mỹ Latinh, Trung tâm Tác chiến đường không đặc biệt của Mỹ mua 2 máy bay huấn luyện T-37 của Cessna để hoán cải thành cường kích hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Để tăng tốc độ, tầm bay cũng như khả năng mang vác vũ khí, hai động cơ phản lực tương tự trên tiêm kích siêu âm F-5 được trang bị cho T-37, gia cố cánh cũng như bổ sung thêm bình dầu phụ ở hai đầu mút cánh. Kết quả, phiên bản cường kích mới ra đời với định danh là A-37 Dragonfly. Nguồn ảnh: Airlines.net
Năm 1967, những chiếc A-37 đầu tiên được Mỹ đưa tới Việt Nam để thử nghiệm khả năng chiến đấu. Các tướng lĩnh Không quân Mỹ khi đó "ngỡ ngàng" khi những chiếc A-37 vốn kém xa các dòng cường kích F-105 hay A-6, A-7 lại hiệu quả tới vậy trong các phi vụ không kích ở khu vực rừng núi. Không những thế, chi phí máy bay rẻ, bền bỉ và phù hợp với đặc thù khí hậu ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong ảnh, máy bay cường kích A-37 mang 2 quả bom 500 pound cùng ống phóng rocket thực hiện phi vụ không kích ở miền Nam Việt Nam, ngày 9/1/1972. Nguồn ảnh: Getty Images
Tuy rằng tải trọng vũ khí của A-37 chỉ có 1,2 tấn – quá ít so với truyền thống “mang nhiều, vác nặng, bay xa” của Không quân – Hải quân Mỹ, thế nhưng nó được đánh giá cao ở việc dễ điều khiển, vận động tốt trong chiến thuật bổ nhào tấn công. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ưu điểm lớn nhất của máy bay là tổ lái ngồi cạnh nhau, có thể cùng thao tác một bảng điều khiển và khi cần một phi công sẽ được thay bằng trinh sát viên cho nhiệm vụ do thám. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh, pháo nòng xoay GAU-2B/A 6 nòng cỡ 7,62mm gắn trong đầu máy bay A-37. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù tải trọng chỉ có 1,2 tấn vũ khí nhưng A-37 có tới 8 giá treo cho phép mang nhiều loại vũ khí không kích như gunpod súng máy 6 nòng, pháo tự động 20mm, rocket 70mm, bom Mk82 hoặc bom naplam. Khi cần, nó mang được cả tên lửa AIM-9 để tự vệ trên không. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngoài việc sử dụng cho các lực lượng Mỹ tham chiến ở Việt Nam, Washington còn cung cấp cho VNCH chiếc A-37 (chiếm 1/2 số lượng A-37 được sản xuất). A-37 trở thành 1 trong hai loại máy bay chiến đấu chủ lực của VNCH tới tận năm 1975. Sau đó, A-37 tiếp tục trở thành một thành viên mới trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Airlines.net
Thậm chí, trước ngày 30/4/1975, KQND Việt Nam đã sử dụng máy bay A-37 chiến lợi phẩm mới thu giữ được thực hiện cuộc không kích lớn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh chụp phi đội "Quyết Thắng" của KQND Việt Nam sử dụng A-37 tấn công Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàng
Sau ngày 30/4, KQND Việt Nam nhanh chóng tiếp quản số A-37 còn sử dụng được và tái biên chế cho KQND Việt Nam sử dụng để bảo vệ Tổ quốc. Chúng góp công lớn trong chiến dịch bảo vệ Biên giới Tây Nam 1978-1979, chiến dịch giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàng
Tới đầu những năm 1980, do thiếu phụ tùng bảo dưỡng máy bay, lần lượt các máy bay A-37 phải dừng hoạt động trong KQND Việt Nam. Rất đáng tiếc, nếu có thể duy trì A-37 vẫn sẽ là một chiếc chiến đấu cơ tốt. Lưu ý rằng, cho tới hiện tại không ít quốc gia trên thế giới vẫn đang dùng A-37. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàng
A-37 có chiều dài 8,62m, sải cánh 10,93m, cao 2,7m, trọng lượng rỗng 2,8 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 6,35 tấn. Máy bay trang bị cặp động cơ phản lực J85-GE-17A cung cấp tốc độ 816km/h, tốc độ hành trình 787km/h, có thể bay với tốc độ cực thấp 182km/h, bán kính chiến đấu 740km, trần bay 12,7km. Nguồn ảnh: Tư liệu Bảo tàng
Mời độc giả xem video: Kỳ tích của Phi công Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc. (nguồn QPVN)