Trước khi tàu ngầm Nanggala 402 của Indonesia mất tích, lực lượng này sở hữu tổng cộng 5 tàu ngầm, trong đó nổi bật nhất là ba chiếc tàu ngầm lớp Nagapasa, do Indonesia tự đóng mới dưới sự chuyển giao công nghệ của Hản Quốc.Chiếc Nanggala 402 vừa mất tích, cùng với chiếc Cakra 401, là hai tàu ngầm cũ nhất của lực lượng Hải quân Indonesia, được nước này mua từ Đức.Đây là hai tàu ngầm được đóng theo lớp Type 209/1300 do Hải quân Đức thiết kế. Indonesia đặt hàng và đưa hai tàu ngầm loại này nhập biên từ những năm 80 của thế kỷ trước.Theo thiết kế, các tàu ngầm lớp Type 209 của Đức có chiều dài hơn 60 mét, lườn rộng 6 mét, sử dụng động cơ điện - diesel để cung cấp lực đẩy cho tàu.Tầm hoạt động tối đa của các tàu ngầm loại này có thể lên tới 20.000 km khi nổi, 15.000 km khi lặn với ống thở hoặc 740 km khi lặn hoàn toàn dưới mặt nước.Để tăng cường sức mạnh của lực lượng tàu ngầm, gia tăng vị thế của Hải quân Indonesia trong khu vực, nước này bắt đầu chương trình lắp ráp tàu ngầm trong nước, từ năm 2017.Lớp Nagapasa cũng ra đời kể từ đó. Đây có thể coi là lớp tàu ngầm cải tiến, từ lớp Jang Bogo do Hàn Quốc thiết kế.Hiện tại lực lượng hải quân Indonesia đang sở hữu ba tàu ngầm loại này, dự kiến sẽ đóng thêm 3 chiếc nữa, và vươn lên trở thành một trong những lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất khu vực.Mỗi tàu ngầm lớp Nagapasa của Indonesia có độ giãn nước 1400 tấn, dài 61 mét, tầm hoạt động tối đa chỉ 20.000 km khi nổi, thời gian hoạt động liên tục trên biển 50 ngày.Trên lý thuyết, các tàu ngầm lớp Nagapasa có khả năng lặn sâu tới 500 mét. Nếu điều này là đúng, đây sẽ là lớp tàu ngầm có khả năng lặn sâu bậc nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.Tàu được trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, mang theo được 14 ngư lôi các loại và có khả năng triển khai tên lửa qua ống phóng ngư lôi kích thước tiêu chuẩn này.Chiếc Nagapasa mới nhất của Hải quân Indonesia, mang số hiệu 405 với tên Alugoro cũng mới chỉ được gia nhập biên chế lực lượng từ tháng 3/2021 vừa rồi.Với lãnh thổ bị chia cắt mạnh, nhiều đảo lớn nhỏ khác nhau, hải quân Indonesia thực sự cần phát triển lực lượng tàu ngầm hơn nữa, để có thể đảm bảo khả năng bao quát toàn bộ vùng biển nội địa. Nguồn ảnh: Pinterest. Tàu ngầm Nanggala 402 của Hải quân Indonesia mất tích khi đang tập trận bắn đạn thật trên biển. Nguồn: Pastv.
Trước khi tàu ngầm Nanggala 402 của Indonesia mất tích, lực lượng này sở hữu tổng cộng 5 tàu ngầm, trong đó nổi bật nhất là ba chiếc tàu ngầm lớp Nagapasa, do Indonesia tự đóng mới dưới sự chuyển giao công nghệ của Hản Quốc.
Chiếc Nanggala 402 vừa mất tích, cùng với chiếc Cakra 401, là hai tàu ngầm cũ nhất của lực lượng Hải quân Indonesia, được nước này mua từ Đức.
Đây là hai tàu ngầm được đóng theo lớp Type 209/1300 do Hải quân Đức thiết kế. Indonesia đặt hàng và đưa hai tàu ngầm loại này nhập biên từ những năm 80 của thế kỷ trước.
Theo thiết kế, các tàu ngầm lớp Type 209 của Đức có chiều dài hơn 60 mét, lườn rộng 6 mét, sử dụng động cơ điện - diesel để cung cấp lực đẩy cho tàu.
Tầm hoạt động tối đa của các tàu ngầm loại này có thể lên tới 20.000 km khi nổi, 15.000 km khi lặn với ống thở hoặc 740 km khi lặn hoàn toàn dưới mặt nước.
Để tăng cường sức mạnh của lực lượng tàu ngầm, gia tăng vị thế của Hải quân Indonesia trong khu vực, nước này bắt đầu chương trình lắp ráp tàu ngầm trong nước, từ năm 2017.
Lớp Nagapasa cũng ra đời kể từ đó. Đây có thể coi là lớp tàu ngầm cải tiến, từ lớp Jang Bogo do Hàn Quốc thiết kế.
Hiện tại lực lượng hải quân Indonesia đang sở hữu ba tàu ngầm loại này, dự kiến sẽ đóng thêm 3 chiếc nữa, và vươn lên trở thành một trong những lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất khu vực.
Mỗi tàu ngầm lớp Nagapasa của Indonesia có độ giãn nước 1400 tấn, dài 61 mét, tầm hoạt động tối đa chỉ 20.000 km khi nổi, thời gian hoạt động liên tục trên biển 50 ngày.
Trên lý thuyết, các tàu ngầm lớp Nagapasa có khả năng lặn sâu tới 500 mét. Nếu điều này là đúng, đây sẽ là lớp tàu ngầm có khả năng lặn sâu bậc nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tàu được trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, mang theo được 14 ngư lôi các loại và có khả năng triển khai tên lửa qua ống phóng ngư lôi kích thước tiêu chuẩn này.
Chiếc Nagapasa mới nhất của Hải quân Indonesia, mang số hiệu 405 với tên Alugoro cũng mới chỉ được gia nhập biên chế lực lượng từ tháng 3/2021 vừa rồi.
Với lãnh thổ bị chia cắt mạnh, nhiều đảo lớn nhỏ khác nhau, hải quân Indonesia thực sự cần phát triển lực lượng tàu ngầm hơn nữa, để có thể đảm bảo khả năng bao quát toàn bộ vùng biển nội địa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu ngầm Nanggala 402 của Hải quân Indonesia mất tích khi đang tập trận bắn đạn thật trên biển. Nguồn: Pastv.