Thông tin ban đầu cho biết, trong quá trình kết thúc ban bay huấn luyện vào chiều hôm nay 23/4, một máy bay chiến đấu của Trung đoàn bay 921 trong lúc hạ cánh thì bất ngờ bị trượt khỏi đường băng lao vào bờ đê làm đổ một phần tường phía bắc sân bay.Dựa trên hình ảnh từ hiện trường vụ tai nạn cho thấy chiếc máy bay quân sự gặp sự cố của Trung đoàn 921 là một chiếc tiêm kích bom Su-22 - một trong những dòng chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Hiện vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.Máy bay tiêm kích bom Su-22 là tên gọi biến thể xuất khẩu của Su-17 do cục thiết kế Sukhoi (Liên Xô) phát triển từ đầu những năm 1960, chính thức đưa vào phục vụ từ năm 1970. Nguồn ảnh: Jetphoto.Những chiếc Su-22 đầu tiên xuất hiện trong Không quân Nhân dân Việt Nam từ năm 1979-1980, chúng ta nhận khá nhiều biến thể gồm Su-22M, Su-22M3, Su-22M4, Su-22UM3K. Nguồn ảnh: Jetphoto.Su-22 được thiết kế làm nhiệm vụ chính là tấn công mục tiêu mặt đất, mặt biển và khả năng phòng không hạn chế với khả năng mang tới 4 tấn vũ khí (bom, tên lửa, rocket) trên 12 giá treo ở cánh và dưới bụng máy bay. Nguồn ảnh: Airliners.net. Nguồn ảnh: Jetphoto.Su-22 chỉ có một phi công điều khiển, máy bay có chiều dài 19,03 mét và sử dụng một động cơ Lyulka AL-21F-3. Nguồn ảnh: Jetphoto.Hầu hết các biến thể tiêm kích bom Su-22 của Việt Nam (gồm các bản M, M3, M4, UM3K) đều mang được chung các loại bom và rocket không điều khiển. Những máy bay này hầu hết thuộc biến thể 2 chỗ ngồi Su-22M3K và đã được nâng cấp bổ sung khả năng tác chiến trên biển. Nguồn ảnh: Jetphoto.Loại chiến đấu cơ này sử dụng cơ chế cánh cụp cánh xoè cực kỳ độc đáo, cho phép nó cất cánh được với trọng lượng tối đa lên tới gần 20 tấn và có tốc độ tối đa lên tới Mach 1.7. Nguồn ảnh: Jetphoto.Tính đến năm 2018, sau gần 50 năm phục vụ trên khắp thế giới đã có ít nhất 113 chiếc Su-22 mọi phiên bản bị rơi do tai nạn - tỷ lệ rơi 4,3%. Thấp hơn nhiều lần so với các loại máy bay khác của phương Tây như F-15 Eagle với tỷ lệ rơi do tai nạn là 10,1%, F-16 Fighting Falcon có tỷ lệ rơi do tai nạn là 14,4% và F/A-18 Hornet có tỷ lệ rơi do tai nạn là 12%. Nguồn ảnh: Jetphoto.Vụ tai nạn gần đây nhất liên quan tới loại máy bay Su-22 của Việt Nam diễn ra ở Nghệ An khi chiếc Su-22 mang số hiệu 8551 thuộc biên chế Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 bị rơi trong lúc bay huấn luyện. Nguồn ảnh: Jetphoto.Sau vụ tai nạn vào năm 2018 kể trên, toàn bộ các máy bay Su-22 của Việt Nam đã được lệnh dừng hoạt động để điều tra nguyên nhân tai nạn. Tới ngày 17/8/2018, Su-22 của Việt Nam mới được phép quay lại hoạt động. Nguồn ảnh: Jetphoto. Mời độc giả xem Video: Su-22 bị bắn hạ ở Trung Đông năm 2016.
Thông tin ban đầu cho biết, trong quá trình kết thúc ban bay huấn luyện vào chiều hôm nay 23/4, một máy bay chiến đấu của Trung đoàn bay 921 trong lúc hạ cánh thì bất ngờ bị trượt khỏi đường băng lao vào bờ đê làm đổ một phần tường phía bắc sân bay.
Dựa trên hình ảnh từ hiện trường vụ tai nạn cho thấy chiếc máy bay quân sự gặp sự cố của Trung đoàn 921 là một chiếc tiêm kích bom Su-22 - một trong những dòng chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Hiện vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Máy bay tiêm kích bom Su-22 là tên gọi biến thể xuất khẩu của Su-17 do cục thiết kế Sukhoi (Liên Xô) phát triển từ đầu những năm 1960, chính thức đưa vào phục vụ từ năm 1970. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Những chiếc Su-22 đầu tiên xuất hiện trong Không quân Nhân dân Việt Nam từ năm 1979-1980, chúng ta nhận khá nhiều biến thể gồm Su-22M, Su-22M3, Su-22M4, Su-22UM3K. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Su-22 được thiết kế làm nhiệm vụ chính là tấn công mục tiêu mặt đất, mặt biển và khả năng phòng không hạn chế với khả năng mang tới 4 tấn vũ khí (bom, tên lửa, rocket) trên 12 giá treo ở cánh và dưới bụng máy bay. Nguồn ảnh: Airliners.net. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Su-22 chỉ có một phi công điều khiển, máy bay có chiều dài 19,03 mét và sử dụng một động cơ Lyulka AL-21F-3. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Hầu hết các biến thể tiêm kích bom Su-22 của Việt Nam (gồm các bản M, M3, M4, UM3K) đều mang được chung các loại bom và rocket không điều khiển. Những máy bay này hầu hết thuộc biến thể 2 chỗ ngồi Su-22M3K và đã được nâng cấp bổ sung khả năng tác chiến trên biển. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Loại chiến đấu cơ này sử dụng cơ chế cánh cụp cánh xoè cực kỳ độc đáo, cho phép nó cất cánh được với trọng lượng tối đa lên tới gần 20 tấn và có tốc độ tối đa lên tới Mach 1.7. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Tính đến năm 2018, sau gần 50 năm phục vụ trên khắp thế giới đã có ít nhất 113 chiếc Su-22 mọi phiên bản bị rơi do tai nạn - tỷ lệ rơi 4,3%. Thấp hơn nhiều lần so với các loại máy bay khác của phương Tây như F-15 Eagle với tỷ lệ rơi do tai nạn là 10,1%, F-16 Fighting Falcon có tỷ lệ rơi do tai nạn là 14,4% và F/A-18 Hornet có tỷ lệ rơi do tai nạn là 12%. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Vụ tai nạn gần đây nhất liên quan tới loại máy bay Su-22 của Việt Nam diễn ra ở Nghệ An khi chiếc Su-22 mang số hiệu 8551 thuộc biên chế Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 bị rơi trong lúc bay huấn luyện. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Sau vụ tai nạn vào năm 2018 kể trên, toàn bộ các máy bay Su-22 của Việt Nam đã được lệnh dừng hoạt động để điều tra nguyên nhân tai nạn. Tới ngày 17/8/2018, Su-22 của Việt Nam mới được phép quay lại hoạt động. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Mời độc giả xem Video: Su-22 bị bắn hạ ở Trung Đông năm 2016.