Tất nhiên một con "Lạc đà" thì không thể biết bay mà đây là tên gọi của dòng chiến đấu cơ thành công nhất của Không quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến thứ Nhất. Cất cánh lần đầu tiên vào ngày 22/12/1916, tới năm 1917 chiến đấu cơ Sopwith Camel hay còn được gọi đơn giản là Camel - Lạc đà chính thức được đưa vào phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh và Không quân Hải quân Hoàng gia Anh Nguồn ảnh: Warhistory.Trong suốt Thế chiến thứ Nhất, các chiến đấu cơ Lạc đà đã tiêu diệt được tổng cộng 3.000 máy bay địch - nhiều hơn bất cứ một loại chiến đấu cơ nào khác ra đời cùng thời. Nguồn ảnh: Warhistory.Tổng cộng chỉ có 5.490 chiếc Sopwith Camel được sản xuất - đồng nghĩa với việc cứ khoảng hai chiếc Lạc Đà ra đời thì có một máy bay đối phương bị loại chiến đấu cơ này bắn hạ. Nguồn ảnh: Warhistory.Tuy nhiên, đây lại không phải là loại máy bay dễ dàng điều khiển. Camel là loại chiến đấu cơ chỉ dành cho các phi công có kinh nghiệm vì điều khiển nó cực kỳ khó khăn. Nguồn ảnh: Warhistory.Cụ thể, hệ thống điều khiển của loại máy bay này cực kỳ nhạy, dù nó giúp phi công có khả năng cơ động rất tốt nhưng bù lại, nó lại dễ biến những sai lầm nhỏ khi điều khiển của phi công thành thảm hoạ nếu chót để chiếc máy bay này mất lái. Nguồn ảnh: Warhistory.Camel còn có động cơ, vũ khí, nhiên liệu và phi công đều được bố trí ở phía đầu mũi máy bay khiến phần đầu máy bay nặng hơn đuôi. Điều này vừa giúp Camel lượn vòng tốt hơn nhưng tác dụng phụ là dễ khiến phi cơ bị lộn không kiểm soát nếu phi công điều khiển nó nhào lộn hơi quá tay. Nguồn ảnh: Warhistory.Thiết kế đặc biệt của chiến đấu cơ Camel cũng giúp nó... lượn phải dễ hơn lượn trái. Cụ thể, một pha lượn phải của Camel có thể giúp máy bay đổi hướng 270 độ cực kỳ nhanh chóng trong khi nếu lượn trái, chiếc máy bay này thường chỉ lượn được 90 độ trước khi phải về trạng thái cân băng hoặc nó sẽ mất lái. Nguồn ảnh: Warhistory.Do có trọng tâm hướng về phía trước, chiếc máy bay này cũng có xu hướng cắm mũi xuống dễ dàng hơn nhiều so với việc nhấc mũi máy bay lên. Việc vừa bay trong trạng thái nhấc mũi, vừa lượn trái là điều cấm kỵ với chiếc máy bay này vì nó rất dễ khiến máy bay rơi vào trạng thái mất điều khiển. Nguồn ảnh: Warhistory.Điều này khiến cho các phi công điều khiển Camel đều phải có nền tảng kinh nghiệm lái máy bay cực tốt - một trong những nguyên do khiến số Camel càng trở nên nguy hiểm hơn khi những thế mạnh của nó được các phi công nhà nghề tận dụng tối đa. Nguồn ảnh: Warhistory.Tốc độ tối đa của Camel cũng lên tới 182 km/h với một động cơ 182 mã lực 9 xi-lanh. Đây là tốc độ vượt trội gần như mọi loại máy bay trong thời gian đầu Thế chiến thứ nhất. Nguồn ảnh: Warhistory.Trần bay của loại máy bay này cũng lên tới 5.791 mét dù nó leo cao rất khó khăn. Tuy nhiên khi lên được độ cao trên 5.000 mét, chiếc máy bay này có thể đối phó với gần như mọi loại khinh khí cầu cùng thời. Nguồn ảnh: Warhistory.Tới tận ngày nay, vẫn còn nhiều chiếc Camel vẫn còn hoạt động được dù chúng đã ra đời được hơn 100 năm. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Cực hiếm khoảnh khắc không chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Tất nhiên một con "Lạc đà" thì không thể biết bay mà đây là tên gọi của dòng chiến đấu cơ thành công nhất của Không quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến thứ Nhất. Cất cánh lần đầu tiên vào ngày 22/12/1916, tới năm 1917 chiến đấu cơ Sopwith Camel hay còn được gọi đơn giản là Camel - Lạc đà chính thức được đưa vào phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh và Không quân Hải quân Hoàng gia Anh Nguồn ảnh: Warhistory.
Trong suốt Thế chiến thứ Nhất, các chiến đấu cơ Lạc đà đã tiêu diệt được tổng cộng 3.000 máy bay địch - nhiều hơn bất cứ một loại chiến đấu cơ nào khác ra đời cùng thời. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tổng cộng chỉ có 5.490 chiếc Sopwith Camel được sản xuất - đồng nghĩa với việc cứ khoảng hai chiếc Lạc Đà ra đời thì có một máy bay đối phương bị loại chiến đấu cơ này bắn hạ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên, đây lại không phải là loại máy bay dễ dàng điều khiển. Camel là loại chiến đấu cơ chỉ dành cho các phi công có kinh nghiệm vì điều khiển nó cực kỳ khó khăn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cụ thể, hệ thống điều khiển của loại máy bay này cực kỳ nhạy, dù nó giúp phi công có khả năng cơ động rất tốt nhưng bù lại, nó lại dễ biến những sai lầm nhỏ khi điều khiển của phi công thành thảm hoạ nếu chót để chiếc máy bay này mất lái. Nguồn ảnh: Warhistory.
Camel còn có động cơ, vũ khí, nhiên liệu và phi công đều được bố trí ở phía đầu mũi máy bay khiến phần đầu máy bay nặng hơn đuôi. Điều này vừa giúp Camel lượn vòng tốt hơn nhưng tác dụng phụ là dễ khiến phi cơ bị lộn không kiểm soát nếu phi công điều khiển nó nhào lộn hơi quá tay. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thiết kế đặc biệt của chiến đấu cơ Camel cũng giúp nó... lượn phải dễ hơn lượn trái. Cụ thể, một pha lượn phải của Camel có thể giúp máy bay đổi hướng 270 độ cực kỳ nhanh chóng trong khi nếu lượn trái, chiếc máy bay này thường chỉ lượn được 90 độ trước khi phải về trạng thái cân băng hoặc nó sẽ mất lái. Nguồn ảnh: Warhistory.
Do có trọng tâm hướng về phía trước, chiếc máy bay này cũng có xu hướng cắm mũi xuống dễ dàng hơn nhiều so với việc nhấc mũi máy bay lên. Việc vừa bay trong trạng thái nhấc mũi, vừa lượn trái là điều cấm kỵ với chiếc máy bay này vì nó rất dễ khiến máy bay rơi vào trạng thái mất điều khiển. Nguồn ảnh: Warhistory.
Điều này khiến cho các phi công điều khiển Camel đều phải có nền tảng kinh nghiệm lái máy bay cực tốt - một trong những nguyên do khiến số Camel càng trở nên nguy hiểm hơn khi những thế mạnh của nó được các phi công nhà nghề tận dụng tối đa. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tốc độ tối đa của Camel cũng lên tới 182 km/h với một động cơ 182 mã lực 9 xi-lanh. Đây là tốc độ vượt trội gần như mọi loại máy bay trong thời gian đầu Thế chiến thứ nhất. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trần bay của loại máy bay này cũng lên tới 5.791 mét dù nó leo cao rất khó khăn. Tuy nhiên khi lên được độ cao trên 5.000 mét, chiếc máy bay này có thể đối phó với gần như mọi loại khinh khí cầu cùng thời. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới tận ngày nay, vẫn còn nhiều chiếc Camel vẫn còn hoạt động được dù chúng đã ra đời được hơn 100 năm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Cực hiếm khoảnh khắc không chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.