Theo đánh giá của trang Globalfirepower thì tương quan lực lượng của hai miền Triều Tiên có sự chênh lệnh rõ rệt. Cụ thể, phía Hàn Quốc đứng thứ 11 trên tổng số 126 nước được xếp hạng về sức mạnh quân sự. Quân đội nước này sở hữu tổng cộng 625.000 quân và 2,9 triệu lính dự bị. Nguồn ảnh: Sina.Kho vũ khí quân sự của Quân đội Hàn Quốc cũng thực sự đáng nể với số lượng xe tăng 2.381 chiếc, xe thiết giáp 2.660 chiếc, pháo tự hành 1.990 khẩu, pháo kéo 5.374 khẩu và 214 pháo phản lực phóng loạt (MLRSs). Nguồn ảnh: Sina.Không quân Hàn Quốc có tổng cộng 1.451 máy bay các loại, Hải quân sở hữu 166 tàu chiến các loại trong đó bao gồm 15 tàu ngầm. Nguồn ảnh: Sina.Lợi thế lớn nhất của Hàn Quốc đó là nước này có thể tự sản xuất được phần lớn các loại khí tài phục vụ cho quân đội mình. Việc nội địa hóa các trang thiết bị như vậy sẽ có tác dụng rất lớn trong những cuộc xung đột dài hơi. Nguồn ảnh: Sina.Nhược điểm của Quân đội Hàn Quốc đó là chi phí duy trì quá tốn kém do được tổ chức theo mô hình của Mỹ. Hàn Quốc còn là một đất nước là nơi đặt đại bản doanh của rất nhiều công ty đa quốc gia, nếu chiến sự xảy ra trên lãnh thổ nam Hàn chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các công ty này gây ra những tổn thất dây chuyền đến nền kinh tế cả thế giới. Nguồn ảnh: Sina.Do thực tế hai miền Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh nên gần như tất cả các thanh niên Hàn Quốc đến tuổi đều phải nhập ngũ tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Tuy nhiên, vì tính chất "đa quốc gia" của nền kinh tế này mà rất có thể khi chiến tranh xảy ra sẽ có không ít thanh niên chấp nhận việc sơ tán ra nước ngoài để tiếp tục điều hành nền các tập đoàn quốc tế hoặc đơn giản là họ đang ở nước ngoài sẵn rồi và không thể trở về cầm súng chiến đấu được. Nguồn ảnh: Sina.Trong quá khứ đã từng có vài lần quân đội hai miền Triều Tiên đụng độ và phần lớn trong những lần đụng độ quy mô nhỏ đó phía Hàn Quốc đều thể hiện được khả năng phản ứng nhanh bằng việc sử dụng lực lượng không quân yểm trợ cho các đơn vị dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Sina.Nếu xảy ra chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên, rõ ràng phía Hàn Quốc sẽ có lợi thế hơn trong thời gian đầu với những ưu thế về trang thiết bị hiện đại và tiềm lực quốc phòng cũng như kinh tế rất lớn. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên nếu đụng độ và giao tranh kéo dài chưa chắc liệu Quân đội Hàn Quốc có cầm cự được hay không do đội quân này cần một chi phí rất lớn để duy trì cũng như một phần không nhỏ các thanh niên Hàn Quốc không muốn chiến tranh và sẵn sàng di tản ra nước ngoài khi cần. Nguồn ảnh: Sina.Ngược lại, Quân đội Bắc Triều Tiên lại có vẻ lạc hậu hơn với những trang thiết bị chủ yếu từ thời Liên Xô. Sức mạnh quốc phòng của Bắc Triều Tiên được đánh giá xếp hạng 25 trên tổng số 126 quốc gia, dưới Hàn Quốc 14 bậc. Nguồn ảnh: Sina.Quân đội Triều tiên có 700.000 quân thường trực và 4,5 triệu lính dự bị. Dù có số lượng xe tăng áp đảo lên tới 4.200 chiếc, nhiều gần gấp đôi so với Hàn Quốc nhưng chủ yếu là những xe tăng đời cũ như T-54, T-55, T-59. Tuy nhiên cũng có một số lượng không nhỏ các xe tăng đời mới như T-62 và T-72 được trang bị trong quân đội nước này. Nguồn ảnh: Sina.Không quân của Triều Tiên có tổng cộng 944 máy bay các loại bao gồm cả trực thăng và máy bay vận tải, lực lượng hải quân gồm 967 tàu chiến các loại trong đó có tới 70 tàu ngầm. Hải quân Triều Tiên sẽ là một mối lo ngại lớn đối với Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột vì dù phần lớn lực lượng hải quân nước này khá yếu với những tàu chiến thế hệ cũ nhưng lại có số lượng quá nhiều. Nguồn ảnh: Sina.Cũng giống như Hàn Quốc, Triều Tiên cũng có khả năng tự sản xuất hạn chế một vài loại vũ khí nổi bật nhất là các xe tăng T-62 và T-72 tuy nhiên sản lượng rất hạn chế do thiếu thốn nguyên liện. Nguồn ảnh: Sina.Trong trường hợp chiến tranh hai miền Triều Tiên nổ ra, quân đội Bắc Hàn sẽ cực kỳ vất vả để chống đỡ lại những loại trang thiết bị vũ khí hiện đại và lối tác chiến theo kiểu "mưa bom bão đạn" mang phong cách "con nhà giàu" của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, người Triều Tiên hoàn toàn có thể phát động một cuộc chiến tranh du kích cả trên biển lẫn trên bộ với lượng lớn tàu ngầm và các đơn vị đặc nhiệm cực kỳ tinh nhuệ có khả năng "câu giờ", kéo Hàn Quốc vào một cuộc chiến kéo dài khiến và hạ gục Seoul khi cả nam Hàn cảm thấy mệt mỏi. Xét trên mức độ "lỳ" thì rõ ràng Bắc Triều Tiên có ưu thế hơn so với Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Sina.Sở dĩ như vậy vì nếu nổ ra một cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên người Triều Tiên sẽ xung trận trong thế "không còn gì để mất", họ sẽ sẵn sàng chiến đấu với sức mạnh tinh thần nhiều hơn nhiều lần so với những người Hàn Quốc bên kia chiến tuyến vốn dĩ đã quá quen với cuộc sống tiện nghi hàng ngày. Và khó có thể cưỡng lại được việc di tản ra nước ngoài thay vì ở lại chiến đấu trong một cuộc chiến không biết kéo dài đến bao giờ. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đánh giá của trang Globalfirepower thì tương quan lực lượng của hai miền Triều Tiên có sự chênh lệnh rõ rệt. Cụ thể, phía Hàn Quốc đứng thứ 11 trên tổng số 126 nước được xếp hạng về sức mạnh quân sự. Quân đội nước này sở hữu tổng cộng 625.000 quân và 2,9 triệu lính dự bị. Nguồn ảnh: Sina.
Kho vũ khí quân sự của Quân đội Hàn Quốc cũng thực sự đáng nể với số lượng xe tăng 2.381 chiếc, xe thiết giáp 2.660 chiếc, pháo tự hành 1.990 khẩu, pháo kéo 5.374 khẩu và 214 pháo phản lực phóng loạt (MLRSs). Nguồn ảnh: Sina.
Không quân Hàn Quốc có tổng cộng 1.451 máy bay các loại, Hải quân sở hữu 166 tàu chiến các loại trong đó bao gồm 15 tàu ngầm. Nguồn ảnh: Sina.
Lợi thế lớn nhất của Hàn Quốc đó là nước này có thể tự sản xuất được phần lớn các loại khí tài phục vụ cho quân đội mình. Việc nội địa hóa các trang thiết bị như vậy sẽ có tác dụng rất lớn trong những cuộc xung đột dài hơi. Nguồn ảnh: Sina.
Nhược điểm của Quân đội Hàn Quốc đó là chi phí duy trì quá tốn kém do được tổ chức theo mô hình của Mỹ. Hàn Quốc còn là một đất nước là nơi đặt đại bản doanh của rất nhiều công ty đa quốc gia, nếu chiến sự xảy ra trên lãnh thổ nam Hàn chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các công ty này gây ra những tổn thất dây chuyền đến nền kinh tế cả thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Do thực tế hai miền Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh nên gần như tất cả các thanh niên Hàn Quốc đến tuổi đều phải nhập ngũ tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Tuy nhiên, vì tính chất "đa quốc gia" của nền kinh tế này mà rất có thể khi chiến tranh xảy ra sẽ có không ít thanh niên chấp nhận việc sơ tán ra nước ngoài để tiếp tục điều hành nền các tập đoàn quốc tế hoặc đơn giản là họ đang ở nước ngoài sẵn rồi và không thể trở về cầm súng chiến đấu được. Nguồn ảnh: Sina.
Trong quá khứ đã từng có vài lần quân đội hai miền Triều Tiên đụng độ và phần lớn trong những lần đụng độ quy mô nhỏ đó phía Hàn Quốc đều thể hiện được khả năng phản ứng nhanh bằng việc sử dụng lực lượng không quân yểm trợ cho các đơn vị dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Sina.
Nếu xảy ra chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên, rõ ràng phía Hàn Quốc sẽ có lợi thế hơn trong thời gian đầu với những ưu thế về trang thiết bị hiện đại và tiềm lực quốc phòng cũng như kinh tế rất lớn. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên nếu đụng độ và giao tranh kéo dài chưa chắc liệu Quân đội Hàn Quốc có cầm cự được hay không do đội quân này cần một chi phí rất lớn để duy trì cũng như một phần không nhỏ các thanh niên Hàn Quốc không muốn chiến tranh và sẵn sàng di tản ra nước ngoài khi cần. Nguồn ảnh: Sina.
Ngược lại, Quân đội Bắc Triều Tiên lại có vẻ lạc hậu hơn với những trang thiết bị chủ yếu từ thời Liên Xô. Sức mạnh quốc phòng của Bắc Triều Tiên được đánh giá xếp hạng 25 trên tổng số 126 quốc gia, dưới Hàn Quốc 14 bậc. Nguồn ảnh: Sina.
Quân đội Triều tiên có 700.000 quân thường trực và 4,5 triệu lính dự bị. Dù có số lượng xe tăng áp đảo lên tới 4.200 chiếc, nhiều gần gấp đôi so với Hàn Quốc nhưng chủ yếu là những xe tăng đời cũ như T-54, T-55, T-59. Tuy nhiên cũng có một số lượng không nhỏ các xe tăng đời mới như T-62 và T-72 được trang bị trong quân đội nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Không quân của Triều Tiên có tổng cộng 944 máy bay các loại bao gồm cả trực thăng và máy bay vận tải, lực lượng hải quân gồm 967 tàu chiến các loại trong đó có tới 70 tàu ngầm. Hải quân Triều Tiên sẽ là một mối lo ngại lớn đối với Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột vì dù phần lớn lực lượng hải quân nước này khá yếu với những tàu chiến thế hệ cũ nhưng lại có số lượng quá nhiều. Nguồn ảnh: Sina.
Cũng giống như Hàn Quốc, Triều Tiên cũng có khả năng tự sản xuất hạn chế một vài loại vũ khí nổi bật nhất là các xe tăng T-62 và T-72 tuy nhiên sản lượng rất hạn chế do thiếu thốn nguyên liện. Nguồn ảnh: Sina.
Trong trường hợp chiến tranh hai miền Triều Tiên nổ ra, quân đội Bắc Hàn sẽ cực kỳ vất vả để chống đỡ lại những loại trang thiết bị vũ khí hiện đại và lối tác chiến theo kiểu "mưa bom bão đạn" mang phong cách "con nhà giàu" của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, người Triều Tiên hoàn toàn có thể phát động một cuộc chiến tranh du kích cả trên biển lẫn trên bộ với lượng lớn tàu ngầm và các đơn vị đặc nhiệm cực kỳ tinh nhuệ có khả năng "câu giờ", kéo Hàn Quốc vào một cuộc chiến kéo dài khiến và hạ gục Seoul khi cả nam Hàn cảm thấy mệt mỏi. Xét trên mức độ "lỳ" thì rõ ràng Bắc Triều Tiên có ưu thế hơn so với Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Sở dĩ như vậy vì nếu nổ ra một cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên người Triều Tiên sẽ xung trận trong thế "không còn gì để mất", họ sẽ sẵn sàng chiến đấu với sức mạnh tinh thần nhiều hơn nhiều lần so với những người Hàn Quốc bên kia chiến tuyến vốn dĩ đã quá quen với cuộc sống tiện nghi hàng ngày. Và khó có thể cưỡng lại được việc di tản ra nước ngoài thay vì ở lại chiến đấu trong một cuộc chiến không biết kéo dài đến bao giờ. Nguồn ảnh: Sina.