Ngoài Trung Quốc, Iran cũng được coi là một chuyên gia “dịch mã ngược” hay còn gọi là sao chép công nghệ vũ khí của các quốc gia khác. Mới đây Iran cho ra mắt siêu tăng Karrar, nhiều chuyên gia cho rằng chiếc xe tăng này có nhiều điểm tương đồng với xe tăng T-90MS của Nga.Chính quân đội Iran cũng cho biết, chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Karrar do nước này nghiên cứu chế tạo có sức mạnh không hề thua kém xe tăng T-90MS của Nga.Nhiều nhà phân tích nêu ý kiến nhận định, rất có thể Nga đã lách luật cấm vận vũ khí từ Liên Hiệp Quốc để chuyển giao nguyên mẫu cũng nhu công nghệ để Tehran phát triển dòng xe tăng Karrar này.Trong quá khứ, Iran từng nghiên cứu máy bay tiêm kích F5 hạng nhẹ của Mỹ để chế tạo ra các phiên bản trong nước, họ cũng chế tạo thành công các phiên bản tên lửa từ những nguyên mẫu của Liên Xô và Triều Tiên, vì thế nhiều khả năng chiếc xe tăng hạng nặng Karrar mới nhất của họ có thể là mẫu copy tính xe tăng hiện đại T-90MS của Nga.Một số cho rằng họ đã nâng cấp từ xe tăng T-72 của Nga, nhưng số khác lại cho rằng có thể chính Nga đã ngầm cung cấp tài liệu kỹ thuật để Tehran chế tạo siêu tăng T-90MS để lách luật cấm vận của Liên Hiệp Quốc.Về ngoại hình, xe tăng Karra giống T-90MS đến 90%, từ cách bố trí tháp pháo hình hộp chứa đạn phía sau, đến bố trí súng máy điều khiển tự động.Giới chuyên gia nhận định, Karrar là bản nâng cấp đáng giá của T-72, chúng cũng được trang bị những hệ thống chiến đấu cũng như giáp tiên tiến hiện nay, xe trang bị pháo chính cỡ nòng 125mm có thể phóng tên lửa qua nòng pháo.Phiên bản xe tăng này cũng được trang bị súng máy phòng không điều khiển tự động hoàn toàn giống như trên xe tăng T-90MS, và súng máy đồng trục cỡ nòng 7,62mm cho khả năng hỏa lực mạnh mẽ.Xe cũng được trang bị tổ hợp điều khiển hỏa lực Fotona EFCS3-55 do Slovenia chế tạo, trước đây được Iran mua cho các xe tăng khác của mình.Việc hoàn thiện hệ thống điện tử được thực hiện bằng nguồn lực trong nước.Hệ thống điều khiển hỏa lực do Iran tự chế tạo cho phép khai thác được tiềm lực của khẩu pháo-ống phóng tên lửa của cỗ xe tăng này.Theo các nguồn tin nước ngoài, chiếc xe tăng Iran có thể được trang bị động cơ diezel phiên bản nội địa B-84, với công suất 840 mã lực.Trọng lượng chiến đấu ở mức 51 tấn, tương đương 16,5 mã lực/tấn. Vận tốc tối đa trên đường bằng là 65-70km/h.Do công suất riêng thấp, có thể dẫn tới sự hạn chế về khả năng hoạt động của nó trên địa hình mấp mô.Hiện Iran đang tìm cách trang bị cho xe tăng Karrar động cơ với công suất khoảng 1.000 mã lực nhằm tăng tính cơ động.Cỗ xe tăng này đã được trình làng vào năm 2017 và Iran đang đẩy mạnh tiến độ tiến tới sản xuất loạt chúng nhằm trang bị cho lục quân nước này.Với ưu thế hiện đại, hỏa lực mạnh, xe tăng Karrar được cho là một trong những dòng xe tăng không nên coi thường nếu phải đối đầu với chúng.
Ngoài Trung Quốc, Iran cũng được coi là một chuyên gia “dịch mã ngược” hay còn gọi là sao chép công nghệ vũ khí của các quốc gia khác. Mới đây Iran cho ra mắt siêu tăng Karrar, nhiều chuyên gia cho rằng chiếc xe tăng này có nhiều điểm tương đồng với xe tăng T-90MS của Nga.
Chính quân đội Iran cũng cho biết, chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Karrar do nước này nghiên cứu chế tạo có sức mạnh không hề thua kém xe tăng T-90MS của Nga.
Nhiều nhà phân tích nêu ý kiến nhận định, rất có thể Nga đã lách luật cấm vận vũ khí từ Liên Hiệp Quốc để chuyển giao nguyên mẫu cũng nhu công nghệ để Tehran phát triển dòng xe tăng Karrar này.
Trong quá khứ, Iran từng nghiên cứu máy bay tiêm kích F5 hạng nhẹ của Mỹ để chế tạo ra các phiên bản trong nước, họ cũng chế tạo thành công các phiên bản tên lửa từ những nguyên mẫu của Liên Xô và Triều Tiên, vì thế nhiều khả năng chiếc xe tăng hạng nặng Karrar mới nhất của họ có thể là mẫu copy tính xe tăng hiện đại T-90MS của Nga.
Một số cho rằng họ đã nâng cấp từ xe tăng T-72 của Nga, nhưng số khác lại cho rằng có thể chính Nga đã ngầm cung cấp tài liệu kỹ thuật để Tehran chế tạo siêu tăng T-90MS để lách luật cấm vận của Liên Hiệp Quốc.
Về ngoại hình, xe tăng Karra giống T-90MS đến 90%, từ cách bố trí tháp pháo hình hộp chứa đạn phía sau, đến bố trí súng máy điều khiển tự động.
Giới chuyên gia nhận định, Karrar là bản nâng cấp đáng giá của T-72, chúng cũng được trang bị những hệ thống chiến đấu cũng như giáp tiên tiến hiện nay, xe trang bị pháo chính cỡ nòng 125mm có thể phóng tên lửa qua nòng pháo.
Phiên bản xe tăng này cũng được trang bị súng máy phòng không điều khiển tự động hoàn toàn giống như trên xe tăng T-90MS, và súng máy đồng trục cỡ nòng 7,62mm cho khả năng hỏa lực mạnh mẽ.
Xe cũng được trang bị tổ hợp điều khiển hỏa lực Fotona EFCS3-55 do Slovenia chế tạo, trước đây được Iran mua cho các xe tăng khác của mình.
Việc hoàn thiện hệ thống điện tử được thực hiện bằng nguồn lực trong nước.
Hệ thống điều khiển hỏa lực do Iran tự chế tạo cho phép khai thác được tiềm lực của khẩu pháo-ống phóng tên lửa của cỗ xe tăng này.
Theo các nguồn tin nước ngoài, chiếc xe tăng Iran có thể được trang bị động cơ diezel phiên bản nội địa B-84, với công suất 840 mã lực.
Trọng lượng chiến đấu ở mức 51 tấn, tương đương 16,5 mã lực/tấn. Vận tốc tối đa trên đường bằng là 65-70km/h.
Do công suất riêng thấp, có thể dẫn tới sự hạn chế về khả năng hoạt động của nó trên địa hình mấp mô.
Hiện Iran đang tìm cách trang bị cho xe tăng Karrar động cơ với công suất khoảng 1.000 mã lực nhằm tăng tính cơ động.
Cỗ xe tăng này đã được trình làng vào năm 2017 và Iran đang đẩy mạnh tiến độ tiến tới sản xuất loạt chúng nhằm trang bị cho lục quân nước này.
Với ưu thế hiện đại, hỏa lực mạnh, xe tăng Karrar được cho là một trong những dòng xe tăng không nên coi thường nếu phải đối đầu với chúng.