Đầu năm 2021 vừa qua, Hàn Quốc đã chính thức phê duyệt và đưa vào chế tạo tàu sân bay hạng nhẹ đề án LPX-II đầy tham vọng. Như vậy là sau Trung Quốc, Hàn Quốc là quốc gia thứ hai trong khu vực Đông Á có tàu sân bay và là quốc gia thứ tư ở châu Á sử hữu loại tàu chiến mạnh mẽ này sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.Con tàu có thông số kỹ thuật tương đương với tàu đổ bộ tấn công trực thăng lớp Dokdo của Hải quân Hàn Quốc hiện nay tuy nhiên nó lại có lượng giãn nước lớn hơn 10.000 tấn. Dự kiến, tàu sân bay mới này có thể triển khai 1 phi đội tiêm kích F-35B với số lượng khoảng 12 chiếc, cho phép Hàn Quốc có thể hiện diện và triển khai tác chiến ở những khu vực xa xôi.Hiện nay, Hải quân Hàn Quốc là một trong những Hải quân mạnh mẽ hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, họ hoàn toàn thừa sức mạnh để có thể hình thành nên một biên đội tàu hộ tống đi theo cùng bảo vệ và phối hợp tác chiến với tàu sân bay mới.Hàn Quốc hiện đang duy trì 3 lớp khu trục hạm là Sejong Đại đế, Chungmugom Yi Sun-sin và Gwanggaeto Đại đế. Đây đều là những chiến hạm mặt nước có sức mạnh đáng gờm nhất trong Hải quân nước này và chắc chắn sẽ tham gia trong đội hình tác chiến tàu sân bay.Trong đó, lớp Sejong Đại đế với số lượng 3 chiếc là tàu chiến được trang bị hệ thống Aegis đặc biệt tiên tiến do Mỹ phát triển. Điển hình với việc trang bị tới 80 ống phóng thẳng đứng VLS dùng để triển khai tên lửa phòng không SM-2 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa từ ngoài bầu khí quyển, và 48 ống phóng K-VLS cho nhiệm vụ triển khai tên lửa đạn đạo cũng như tên lửa chống ngầm.Hàn Quốc cũng đang vận hành khoảng 20 tàu ngầm Diesel - Điện các loại có thể phối thuốc tốt với biên đội tàu sân bay cho nhiệm vụ chống lại các mối đe dọa từ dưới mặt nước hướng vào biên đội của mình. Hải quân nước này có trong biên chế hơn 10 khinh hạm cỡ lớn, hoàn toàn có thể phối hợp cùng biên đội tác chiến đảm trách nhiệm vụ chống hạm và chống ngầm hiệu quả.Như vậy, nhìn chung, Hải quân Hàn Quốc bước đầu đã có một đội tàu hộ tống viễn dương mạnh mẽ, chưa tính đến các loại tàu tên lửa cỡ nhỏ và vừa cũng có khả năng tác chiến ven bờ cao. Qua đó, trong tương lai khi đưa vào biên chế tàu sân bay, họ sẽ không phải quá đau đầu về việc phân bổ đội tàu hộ tống hàng không mẫu hạm cho mình.Dù Hàn Quốc không có bất kỳ một căn cứ quân sự hải ngoại nào cùng với đó là việc đối thủ trực tiếp của họ - Triều Tiên, không hề có một lực lượng hải quân mặt nước quá mạnh.Thay vào đó, việc đóng tàu sân bay cho thấy một tầm nhìn mới của Hàn Quốc đó là họ sẽ vươn ra khơi xa và trở thành một hải quân viễn dương đích thực chứ không còn quanh quẩn trong khu vực “ao làng” với Trung Quốc và Triều Tiên nữa. Nguồn ảnh: Chosul. Cận cảnh sức mạnh hạm đội tàu mặt nước của Hàn Quốc ở thời điểm hiện tại.
Đầu năm 2021 vừa qua, Hàn Quốc đã chính thức phê duyệt và đưa vào chế tạo tàu sân bay hạng nhẹ đề án LPX-II đầy tham vọng. Như vậy là sau Trung Quốc, Hàn Quốc là quốc gia thứ hai trong khu vực Đông Á có tàu sân bay và là quốc gia thứ tư ở châu Á sử hữu loại tàu chiến mạnh mẽ này sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.
Con tàu có thông số kỹ thuật tương đương với tàu đổ bộ tấn công trực thăng lớp Dokdo của Hải quân Hàn Quốc hiện nay tuy nhiên nó lại có lượng giãn nước lớn hơn 10.000 tấn. Dự kiến, tàu sân bay mới này có thể triển khai 1 phi đội tiêm kích F-35B với số lượng khoảng 12 chiếc, cho phép Hàn Quốc có thể hiện diện và triển khai tác chiến ở những khu vực xa xôi.
Hiện nay, Hải quân Hàn Quốc là một trong những Hải quân mạnh mẽ hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, họ hoàn toàn thừa sức mạnh để có thể hình thành nên một biên đội tàu hộ tống đi theo cùng bảo vệ và phối hợp tác chiến với tàu sân bay mới.
Hàn Quốc hiện đang duy trì 3 lớp khu trục hạm là Sejong Đại đế, Chungmugom Yi Sun-sin và Gwanggaeto Đại đế. Đây đều là những chiến hạm mặt nước có sức mạnh đáng gờm nhất trong Hải quân nước này và chắc chắn sẽ tham gia trong đội hình tác chiến tàu sân bay.
Trong đó, lớp Sejong Đại đế với số lượng 3 chiếc là tàu chiến được trang bị hệ thống Aegis đặc biệt tiên tiến do Mỹ phát triển. Điển hình với việc trang bị tới 80 ống phóng thẳng đứng VLS dùng để triển khai tên lửa phòng không SM-2 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa từ ngoài bầu khí quyển, và 48 ống phóng K-VLS cho nhiệm vụ triển khai tên lửa đạn đạo cũng như tên lửa chống ngầm.
Hàn Quốc cũng đang vận hành khoảng 20 tàu ngầm Diesel - Điện các loại có thể phối thuốc tốt với biên đội tàu sân bay cho nhiệm vụ chống lại các mối đe dọa từ dưới mặt nước hướng vào biên đội của mình.
Hải quân nước này có trong biên chế hơn 10 khinh hạm cỡ lớn, hoàn toàn có thể phối hợp cùng biên đội tác chiến đảm trách nhiệm vụ chống hạm và chống ngầm hiệu quả.
Như vậy, nhìn chung, Hải quân Hàn Quốc bước đầu đã có một đội tàu hộ tống viễn dương mạnh mẽ, chưa tính đến các loại tàu tên lửa cỡ nhỏ và vừa cũng có khả năng tác chiến ven bờ cao. Qua đó, trong tương lai khi đưa vào biên chế tàu sân bay, họ sẽ không phải quá đau đầu về việc phân bổ đội tàu hộ tống hàng không mẫu hạm cho mình.
Dù Hàn Quốc không có bất kỳ một căn cứ quân sự hải ngoại nào cùng với đó là việc đối thủ trực tiếp của họ - Triều Tiên, không hề có một lực lượng hải quân mặt nước quá mạnh.
Thay vào đó, việc đóng tàu sân bay cho thấy một tầm nhìn mới của Hàn Quốc đó là họ sẽ vươn ra khơi xa và trở thành một hải quân viễn dương đích thực chứ không còn quanh quẩn trong khu vực “ao làng” với Trung Quốc và Triều Tiên nữa. Nguồn ảnh: Chosul.
Cận cảnh sức mạnh hạm đội tàu mặt nước của Hàn Quốc ở thời điểm hiện tại.