Quân đội Myanmar vừa tiến hành cuộc đảo chính là một lực lượng chính quy, tinh nhuệ và đặc biệt, lực lượng này có khả năng tự sản xuất vũ khí cực kỳ đáng nể.Từ vũ khí cá nhân cho tới các loại vũ khí hiện đại như xe tăng, thiết giáp hay thậm chí là cả tên lửa đạn đạo, lực lượng Quân đội Myanmar đều có thể tự chủ động sản xuất trong nước.Đây là một ưu thế vượt trội của Myanmar so với các quốc gia khác trong khu vực. Việc tự chủ sản xuất được trong nước giúp nước này bảo đảm về mặt quân số, cũng như khả năng tự cường trong mọi trường hợp.Đầu tiên phải kể đến loại xe tăng do Myanmar tự sản xuất, mặc dù chỉ là xe tăng hạng nhẹ, tuy nhiên có thể khẳng định đây là một trong số ít những quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có thể tự làm được xe tăng.Loại xe tăng này được trang bị nòng pháo cỡ 105mm, lần đầu lộ diện năm 2017, tuy nhiên tới nay vẫn không rõ số lượng của loại xe tăng này.Nhiều thông tin cho rằng, loại xe tăng hạng nhẹ của Myanmar giống với một khẩu pháo tự hành hơn. Thông tin về loại xe tăng này vẫn rất ít ỏi, tuy nhiên nhiều khả năng Myanmar tự sản xuất dựa trên sự chuyển giao công nghệ của Ukraine.Kế đến phải nhắc tới xe chiến đấu bộ binh kiêm thiết giáp chở quân BTR-3U, đây là loại thiết giáp được Myanmar kết hợp sản xuất cùng với Ukraine.Myanmar đã mua ít nhất 10 chiếc xe chiến đấu bộ binh loại này từ năm 2001 với hợp đồng trị giá nửa tỷ USD. Tới năm 2004, Ukraine chuyển giao cho Myanmar ít nhất 1000 bộ phụ tùng để nước này có thể tự lắp ráp.Tính tới năm 2013, Myanmar đã tự lắp ráp được khoảng 500 xe chiến đấu bộ binh BTR-3U.Tương tự, Ukraine cùng Myanmar cũng cùng nghiên cứu và phát triển xe thiết giáp chở quân BTR-4E.Đây có thể coi là loại thiết giáp chở quân kiêm xe chiến đấu bộ binh hiện đại bậc nhất trong dòng BTR do Liên Xô sản xuất trước đây.Không rõ trong biên chế của Quân đội Myanmar hiện giờ đang sở hữu bao nhiêu thiết giáp loại này.Đáng nể hơn, Myanmar còn có khả năng tự sản xuất pháo phản lực phóng loạt cỡ lớn. Loại pháo phản lực được nước này tự sản xuất mang định danh MAM-02.Sở hữu cỡ nòng lên tới 240mm, nhiều nguồn tin khẳng định loại pháo phản lực này được Myanmar thiết kế dựa trên chuyển giao công nghệ từ Triều Tiên.Tính tới năm 2010, Myanmar đã sở hữu ít nhất 26 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt loại này, tất cả đều được đặt trên khung gầm tự hành Mil 6x6.Đặc biệt, dù chưa có bất cứ hình ảnh nào chứng minh, tuy nhiên Myanmar được cho là đã có khả năng tự sản xuất hoặc ít nhất là khả năng lắp ráp, làm chủ tên lửa đạn đạo Hwasong-5 do Triều Tiên sản xuất.Đây là phiên bản nội địa của tên lửa đạn đạo Scud-B do Bình Nhưỡng chế tạo trong nước. Nhiều bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã cố chuyển giao thiết bị phụ tùng, cũng như công nghệ lắp tên lửa Hwasong-5 cho Myanmar dù đang bị cấm vận.Nếu đây là sự thực, Myanmar chắc chắn là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á có khả năng tự sản xuất tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Pinterest. Những hình ảnh hiếm hoi về một cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar.
Quân đội Myanmar vừa tiến hành cuộc đảo chính là một lực lượng chính quy, tinh nhuệ và đặc biệt, lực lượng này có khả năng tự sản xuất vũ khí cực kỳ đáng nể.
Từ vũ khí cá nhân cho tới các loại vũ khí hiện đại như xe tăng, thiết giáp hay thậm chí là cả tên lửa đạn đạo, lực lượng Quân đội Myanmar đều có thể tự chủ động sản xuất trong nước.
Đây là một ưu thế vượt trội của Myanmar so với các quốc gia khác trong khu vực. Việc tự chủ sản xuất được trong nước giúp nước này bảo đảm về mặt quân số, cũng như khả năng tự cường trong mọi trường hợp.
Đầu tiên phải kể đến loại xe tăng do Myanmar tự sản xuất, mặc dù chỉ là xe tăng hạng nhẹ, tuy nhiên có thể khẳng định đây là một trong số ít những quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có thể tự làm được xe tăng.
Loại xe tăng này được trang bị nòng pháo cỡ 105mm, lần đầu lộ diện năm 2017, tuy nhiên tới nay vẫn không rõ số lượng của loại xe tăng này.
Nhiều thông tin cho rằng, loại xe tăng hạng nhẹ của Myanmar giống với một khẩu pháo tự hành hơn. Thông tin về loại xe tăng này vẫn rất ít ỏi, tuy nhiên nhiều khả năng Myanmar tự sản xuất dựa trên sự chuyển giao công nghệ của Ukraine.
Kế đến phải nhắc tới xe chiến đấu bộ binh kiêm thiết giáp chở quân BTR-3U, đây là loại thiết giáp được Myanmar kết hợp sản xuất cùng với Ukraine.
Myanmar đã mua ít nhất 10 chiếc xe chiến đấu bộ binh loại này từ năm 2001 với hợp đồng trị giá nửa tỷ USD. Tới năm 2004, Ukraine chuyển giao cho Myanmar ít nhất 1000 bộ phụ tùng để nước này có thể tự lắp ráp.
Tính tới năm 2013, Myanmar đã tự lắp ráp được khoảng 500 xe chiến đấu bộ binh BTR-3U.
Tương tự, Ukraine cùng Myanmar cũng cùng nghiên cứu và phát triển xe thiết giáp chở quân BTR-4E.
Đây có thể coi là loại thiết giáp chở quân kiêm xe chiến đấu bộ binh hiện đại bậc nhất trong dòng BTR do Liên Xô sản xuất trước đây.
Không rõ trong biên chế của Quân đội Myanmar hiện giờ đang sở hữu bao nhiêu thiết giáp loại này.
Đáng nể hơn, Myanmar còn có khả năng tự sản xuất pháo phản lực phóng loạt cỡ lớn. Loại pháo phản lực được nước này tự sản xuất mang định danh MAM-02.
Sở hữu cỡ nòng lên tới 240mm, nhiều nguồn tin khẳng định loại pháo phản lực này được Myanmar thiết kế dựa trên chuyển giao công nghệ từ Triều Tiên.
Tính tới năm 2010, Myanmar đã sở hữu ít nhất 26 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt loại này, tất cả đều được đặt trên khung gầm tự hành Mil 6x6.
Đặc biệt, dù chưa có bất cứ hình ảnh nào chứng minh, tuy nhiên Myanmar được cho là đã có khả năng tự sản xuất hoặc ít nhất là khả năng lắp ráp, làm chủ tên lửa đạn đạo Hwasong-5 do Triều Tiên sản xuất.
Đây là phiên bản nội địa của tên lửa đạn đạo Scud-B do Bình Nhưỡng chế tạo trong nước. Nhiều bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã cố chuyển giao thiết bị phụ tùng, cũng như công nghệ lắp tên lửa Hwasong-5 cho Myanmar dù đang bị cấm vận.
Nếu đây là sự thực, Myanmar chắc chắn là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á có khả năng tự sản xuất tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những hình ảnh hiếm hoi về một cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar.