Cho đến nay cuộc chiến tại khu vực Nagorno-Karabakh đã tạm chấm dứt khi quân đội Armenia phải rút khỏi khu vực và bàn giao lãnh thổ cho Azerbaijan cũng như lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.Đây được xem là thất bại nặng nề của Yerevan, bởi đã để cho Baku khôi phục quyền kiểm soát vùng đất ly khai này, không chỉ có vậy họ còn phải mở hành lang để nối đất Azerbaijan với khu vực nằm biệt lập qua lãnh thổ của họ.Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên của phía Armenia như nhiều ý kiến đánh giá trước đó tập trung vào sự chuẩn bị kém, hay ưu thế vượt trội của Azerbaijan thông qua sự trợ giúp của Thổ Nhĩ Kỳ và việc Nga đứng ngoài cuộc, không can thiệp với tư cách thành viên CSTO.Tuy nhiên lúc này, trong bối cảnh không thể khôi phục được một phần đáng kể lãnh thổ Nagorno-Karabakh, Armenia quyết định đổ lỗi cho "vũ khí tồi tệ của Nga" đã gây ra thất bại cho quân đội của mình.Theo ý kiến của dư luận Armenia, các hệ thống phòng không do Nga chế tạo hoàn toàn vô dụng trước các máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, khi để đối phương dễ dàng làm chủ bầu trời.Không chỉ có vậy, các máy bay chiến đấu Su-30SM được mua gần đây từ Nga đã không có chút đóng góp nào trong cuộc xung đột, chưa kể đến việc tên lửa đạn đạo chiến thuật đắt tiền Iskander-E chẳng gây ra thiệt hại nghiêm trọng nào cho quân đội Azerbaijan.Những lời chỉ trích tích cực đối với vũ khí Nga được quan sát thấy trên tất cả các loại diễn đàn và mạng xã hội, phía Nga cho rằng điều này sẽ không được thực hiện nếu không có "đèn xanh" từ Yerevan - những người đang cố gắng biện minh cho thất bại đã qua.Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Nga chú ý đến thực tế, lý do các hệ thống phòng không chẳng thể đối phó hiệu quả với máy bay không người lái, trước hết ví dụ như tổ hợp S-300 không những bị bố trí thiếu hợp lý mà trên thực tế, còn không được đặt trong tình trạng cảnh báo đầy đủ.Điều này được chứng minh bằng hình ảnh đã xuất hiện trước đó. Ngoài ra các hệ thống tên lửa phòng không Osa của Armenia tỏ ra vô dụng trước máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì radar của chúng không nhạy với mục tiêu như vậy.“Nếu Yerevan thay vì cứ hai hệ thống tên lửa phòng không Osa để dồn tiền mua thì ít nhất một hệ thống Pantsir-S tiên tiến hơn thì số lượng máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mỏng đi đáng kể"."Ở Armenia, họ rõ ràng muốn sử dụng vũ khí của Liên Xô vốn đã có tuổi đời 40 - 50 năm để chống lại các máy bay không người lái hiện đại, thậm chí không được xác định trên radar của những hệ thống phòng không như vậy”, một chuyên gia quân sự Nga nhấn mạnh.Đối với các máy bay chiến đấu Su-30SM cũng như tên lửa đạn đạo Iskander-E, chúng hoàn toàn không tham chiến, tiêm kích đơn giản là không có tên lửa để tấn công mục tiêu mặt đất (Armenia đã không mua chúng), và vì chi phí cao khiến Yerevan đơn giản là không muốn sử dụng Iskander.Tất cả những điều này đã chứng minh một thực tế rằng vũ khí Nga không thể hiện được năng lực tương xứng chỉ vì chúng không được sử dụng ở Armenia, chuyên gia quân sự Nga trên trang Avia-pro kết luận.Mặc dù vậy, cũng phải nhìn nhận thực tế rằng ngoài Su-30SM hay Iskander-E thì khá nhiều vũ khí tối tân của Nga như tổ hợp phòng không Tor-M2KM hay hệ thống tác chiến điện tử Repellent đã có màn thể hiện kém, điều này chuyên gia Nga hoàn toàn không nhắc tới.
Cho đến nay cuộc chiến tại khu vực Nagorno-Karabakh đã tạm chấm dứt khi quân đội Armenia phải rút khỏi khu vực và bàn giao lãnh thổ cho Azerbaijan cũng như lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây được xem là thất bại nặng nề của Yerevan, bởi đã để cho Baku khôi phục quyền kiểm soát vùng đất ly khai này, không chỉ có vậy họ còn phải mở hành lang để nối đất Azerbaijan với khu vực nằm biệt lập qua lãnh thổ của họ.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên của phía Armenia như nhiều ý kiến đánh giá trước đó tập trung vào sự chuẩn bị kém, hay ưu thế vượt trội của Azerbaijan thông qua sự trợ giúp của Thổ Nhĩ Kỳ và việc Nga đứng ngoài cuộc, không can thiệp với tư cách thành viên CSTO.
Tuy nhiên lúc này, trong bối cảnh không thể khôi phục được một phần đáng kể lãnh thổ Nagorno-Karabakh, Armenia quyết định đổ lỗi cho "vũ khí tồi tệ của Nga" đã gây ra thất bại cho quân đội của mình.
Theo ý kiến của dư luận Armenia, các hệ thống phòng không do Nga chế tạo hoàn toàn vô dụng trước các máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, khi để đối phương dễ dàng làm chủ bầu trời.
Không chỉ có vậy, các máy bay chiến đấu Su-30SM được mua gần đây từ Nga đã không có chút đóng góp nào trong cuộc xung đột, chưa kể đến việc tên lửa đạn đạo chiến thuật đắt tiền Iskander-E chẳng gây ra thiệt hại nghiêm trọng nào cho quân đội Azerbaijan.
Những lời chỉ trích tích cực đối với vũ khí Nga được quan sát thấy trên tất cả các loại diễn đàn và mạng xã hội, phía Nga cho rằng điều này sẽ không được thực hiện nếu không có "đèn xanh" từ Yerevan - những người đang cố gắng biện minh cho thất bại đã qua.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Nga chú ý đến thực tế, lý do các hệ thống phòng không chẳng thể đối phó hiệu quả với máy bay không người lái, trước hết ví dụ như tổ hợp S-300 không những bị bố trí thiếu hợp lý mà trên thực tế, còn không được đặt trong tình trạng cảnh báo đầy đủ.
Điều này được chứng minh bằng hình ảnh đã xuất hiện trước đó. Ngoài ra các hệ thống tên lửa phòng không Osa của Armenia tỏ ra vô dụng trước máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì radar của chúng không nhạy với mục tiêu như vậy.
“Nếu Yerevan thay vì cứ hai hệ thống tên lửa phòng không Osa để dồn tiền mua thì ít nhất một hệ thống Pantsir-S tiên tiến hơn thì số lượng máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mỏng đi đáng kể".
"Ở Armenia, họ rõ ràng muốn sử dụng vũ khí của Liên Xô vốn đã có tuổi đời 40 - 50 năm để chống lại các máy bay không người lái hiện đại, thậm chí không được xác định trên radar của những hệ thống phòng không như vậy”, một chuyên gia quân sự Nga nhấn mạnh.
Đối với các máy bay chiến đấu Su-30SM cũng như tên lửa đạn đạo Iskander-E, chúng hoàn toàn không tham chiến, tiêm kích đơn giản là không có tên lửa để tấn công mục tiêu mặt đất (Armenia đã không mua chúng), và vì chi phí cao khiến Yerevan đơn giản là không muốn sử dụng Iskander.
Tất cả những điều này đã chứng minh một thực tế rằng vũ khí Nga không thể hiện được năng lực tương xứng chỉ vì chúng không được sử dụng ở Armenia, chuyên gia quân sự Nga trên trang Avia-pro kết luận.
Mặc dù vậy, cũng phải nhìn nhận thực tế rằng ngoài Su-30SM hay Iskander-E thì khá nhiều vũ khí tối tân của Nga như tổ hợp phòng không Tor-M2KM hay hệ thống tác chiến điện tử Repellent đã có màn thể hiện kém, điều này chuyên gia Nga hoàn toàn không nhắc tới.