Pháo hạng nhẹ M777 do Mỹ sản xuất, pháo tự hành Pzh 2000 (SPH) xuất xứ Đức và Hà Lan và pháo phòng không Gepard, xe tăng Leopard… là một số vũ khí hạng nặng có nguồn gốc phương Tây, đang trên đường đến chiến trường Ukraine.Nhưng mong đợi số vũ khí hạng nặng của phương Tây, mang lại kết quả tức thì trên chiến trường là không thực tế vì hai lý do. Một là, Ukraine đang phải đối mặt với một đối phương tấn công kiên quyết, sẵn sàng đạt được mục tiêu của mình, bất kể thiệt hại lớn về vũ khí và con người.Và với việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thừa nhận rằng, mục tiêu của Mỹ là "làm suy yếu Nga", đã thể hiện lợi ích địa chính trị rõ ràng của Mỹ, trong cuộc xung đột và Mỹ không mong muốn an ninh thực sự bền vững đối với Ukraine; đồng thời việc này chỉ làm tăng quyết tâm cho Nga.Bất kỳ kết cục nào, khi mà Kiev vẫn quyết tâm gia nhập NATO hoặc tiếp tục cuộc chiến và đảo ngược lợi ích của Nga ở Donbass và Crimea; hoặc muốn dùng chiến tranh làm suy yếu xã hội Nga, sẽ làm ảnh hưởng vĩnh viễn nền chính trị châu Âu.Do đó, không có cách nào để Moscow có thể chịu thua, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Mỹ đang chịu ảnh hưởng rất lớn, từ việc suy giảm ảnh hưởng toàn cầu. Nếu đảo ngược lại, sẽ ảnh hưởng đến sự tan rã của nước Nga.Thứ hai và đáng chú ý nhất, đó là việc huấn luyện và sử dụng các hệ thống vũ khí mới, trước khi đưa chúng vào sử dụng trong chiến đấu là không hề đơn giản. Với một loạt vũ khí mới, chỉ riêng việc huấn luyện, để có thể sử dụng được đã mất một thời gian dài.Tiếp sau đó, những vũ khí này cần được hỗ trợ bởi toàn bộ chuỗi cơ sở hạ tầng hậu cần, bảo trì và sửa chữa; bao gồm nguồn cung cấp đầy đủ đạn dược, phụ tùng thay thế và có thể là các bộ thiết bị và công cụ khác, để duy trì hoạt động của vũ khí, cũng được tính bằng tháng.Tiếp theo là đội ngũ thợ sửa chữa và bảo đảm kỹ thuật, với đối tượng này, thời gian huấn luyện không thể tính bằng tháng. Đặc biệt là khả năng huấn luyện chuyên sâu và phát triển các chiến thuật, phù hợp với khả năng của vũ khí. Không phải là vấn đề vài tuần, mà là vài tháng nữa.Quá trình này thậm chí được cho là sẽ kéo dài hơn đối với Ukraine, nơi binh lính của họ sẽ phải định hướng lại từ việc sử dụng các loại vũ khí có ảnh hưởng từ thời Liên Xô, sang các loại vũ khí mới hơn của phương Tây, vốn có thiết kế và triết lý hoạt động hoàn toàn khác.Ví dụ, việc Quân đội Ukraine tiếp cận xe chiến đấu bộ binh (IFV) Marder của Đức cho thấy, những hạn chế về thời gian giao hàng, hậu cần và huấn luyện; cũng như việc huấn luyện chuyển loại cho các kíp xe từ loại IFV BMP-2 có xuất xứ từ Nga, để có thể sử dụng những chiếc IFV Marder đẹp mắt và tiện nghi của Đức.Chưa kể việc huấn luyện hàng tháng sẽ ảnh hưởng tới các đơn vị đang chiến đấu như thế nào; đây cũng là lợi thế cho người Nga. Các đơn vị mạo hiểm rời chiến trường, để huấn luyện trên xe tăng mới, hiệp đồng với nhau như kíp lái xe tăng-pháo thủ / người nạp đạn…đều không phải là nhiệm vụ dễ dàng.Quyết định huấn luyện lại, khiến Quân đội Ukraine phải đứng trước sự lựa chọn đáng sợ, đó là phải tổ chức phòng thủ từ vài tháng, đến một năm; cho đến khi các đơn vị mới được huấn luyện thành thạo, sẵn sàng tiến hành các cuộc phản công.Ngay cả khi đó, địa điểm tổ chức huấn luyện, có thể ở Ukraine hoặc ở một quốc gia “thân thiện” khác, sẽ bị Nga tấn công. Trước đó, Nga đã tấn công một cơ sở huấn luyện có quân tình nguyện viên nước ngoài, trong khi cảnh báo châu Âu và Mỹ rằng, các đoàn xe cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ là mục tiêu hợp pháp.Bên cạnh đó, với phương châm “phi quân sự hóa Ukraine”, Quân đội Nga đã mở các cuộc tấn công vào các cơ sở sản xuất quốc phòng của Ukraine, phá hủy trực tiếp năng lực sản xuất của nước này; khiến Ukraine không thể sản xuất phụ tùng thay thế cho số vũ khí của họ.Với việc thiếu nghiêm trọng những vũ khí hạng nặng, điều này cũng có nghĩa là hỏa lực chiến đấu của Quân đội Ukraine tại mặt trận Donbass, không thể áp đảo được quân Nga.Còn theo đánh giá của các chuyên gia, nếu Quân đội Ukraine không có lực lượng thiết giáp hạng nặng, họ khó có thể tiến hành đột phá vào các trận địa phòng ngự của dân quân Donetsk và Lugansk thân Nga, với sự hỗ trợ hỏa lực rất mạnh của quân Nga.Trong khi đó, Lực lượng Không quân Ukraine (UAF) lại gặp phải những khó khăn với những chiếc Su-27 thế hệ cũ. Theo Đại tá Yuri Bulavka, những chiếc MiG-29 và Su-27 của Ukraine không được trang bị radar công suất lớn và không có khả năng sử dụng tên lửa tầm xa hiện đại như F-16, F-15 hay F-18 của Mỹ.Đại tá Bulavka đã kêu gọi phương Tây viện trợ cho những chiếc máy bay chiến đấu hiện đại này và tuyên bố, UAF có “kế hoạch hành động để đào tạo lại các phi công và nhân viên kỹ thuật một cách nhanh chóng”, trên những chiếc máy bay chiến đấu của phương Tây.Hiện số máy bay chiến đấu Su-27 của Ukraine sử dụng tên lửa không đối không tầm trung R-27ER được điều khiển bằng tia hồng ngoại và R-27ET được dẫn đường bởi radar thụ động; cả hai loại đều thiếu hệ thống radar chủ động, để có thể và “bắn và quên” như R-77 của Nga, được trang bị trên Su-30 và Su-35.Các thiết bị dò tìm radar bán chủ động trang bị trên vũ khí của Ukraine. Yêu cầu phải được dẫn đường đến mục tiêu, do đó buộc phi công phải giữ nguyên đường bay, thậm chí bay thẳng; nếu không khi quay mũi máy bay đi, sẽ khiến tên lửa bay chệch hướng. Do vậy khoảng cách giữa máy bay Ukraine và máy bay Nga gần lại và có nguy cơ bị bắn trả.
Pháo hạng nhẹ M777 do Mỹ sản xuất, pháo tự hành Pzh 2000 (SPH) xuất xứ Đức và Hà Lan và pháo phòng không Gepard, xe tăng Leopard… là một số vũ khí hạng nặng có nguồn gốc phương Tây, đang trên đường đến chiến trường Ukraine.
Nhưng mong đợi số vũ khí hạng nặng của phương Tây, mang lại kết quả tức thì trên chiến trường là không thực tế vì hai lý do. Một là, Ukraine đang phải đối mặt với một đối phương tấn công kiên quyết, sẵn sàng đạt được mục tiêu của mình, bất kể thiệt hại lớn về vũ khí và con người.
Và với việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thừa nhận rằng, mục tiêu của Mỹ là "làm suy yếu Nga", đã thể hiện lợi ích địa chính trị rõ ràng của Mỹ, trong cuộc xung đột và Mỹ không mong muốn an ninh thực sự bền vững đối với Ukraine; đồng thời việc này chỉ làm tăng quyết tâm cho Nga.
Bất kỳ kết cục nào, khi mà Kiev vẫn quyết tâm gia nhập NATO hoặc tiếp tục cuộc chiến và đảo ngược lợi ích của Nga ở Donbass và Crimea; hoặc muốn dùng chiến tranh làm suy yếu xã hội Nga, sẽ làm ảnh hưởng vĩnh viễn nền chính trị châu Âu.
Do đó, không có cách nào để Moscow có thể chịu thua, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Mỹ đang chịu ảnh hưởng rất lớn, từ việc suy giảm ảnh hưởng toàn cầu. Nếu đảo ngược lại, sẽ ảnh hưởng đến sự tan rã của nước Nga.
Thứ hai và đáng chú ý nhất, đó là việc huấn luyện và sử dụng các hệ thống vũ khí mới, trước khi đưa chúng vào sử dụng trong chiến đấu là không hề đơn giản. Với một loạt vũ khí mới, chỉ riêng việc huấn luyện, để có thể sử dụng được đã mất một thời gian dài.
Tiếp sau đó, những vũ khí này cần được hỗ trợ bởi toàn bộ chuỗi cơ sở hạ tầng hậu cần, bảo trì và sửa chữa; bao gồm nguồn cung cấp đầy đủ đạn dược, phụ tùng thay thế và có thể là các bộ thiết bị và công cụ khác, để duy trì hoạt động của vũ khí, cũng được tính bằng tháng.
Tiếp theo là đội ngũ thợ sửa chữa và bảo đảm kỹ thuật, với đối tượng này, thời gian huấn luyện không thể tính bằng tháng. Đặc biệt là khả năng huấn luyện chuyên sâu và phát triển các chiến thuật, phù hợp với khả năng của vũ khí. Không phải là vấn đề vài tuần, mà là vài tháng nữa.
Quá trình này thậm chí được cho là sẽ kéo dài hơn đối với Ukraine, nơi binh lính của họ sẽ phải định hướng lại từ việc sử dụng các loại vũ khí có ảnh hưởng từ thời Liên Xô, sang các loại vũ khí mới hơn của phương Tây, vốn có thiết kế và triết lý hoạt động hoàn toàn khác.
Ví dụ, việc Quân đội Ukraine tiếp cận xe chiến đấu bộ binh (IFV) Marder của Đức cho thấy, những hạn chế về thời gian giao hàng, hậu cần và huấn luyện; cũng như việc huấn luyện chuyển loại cho các kíp xe từ loại IFV BMP-2 có xuất xứ từ Nga, để có thể sử dụng những chiếc IFV Marder đẹp mắt và tiện nghi của Đức.
Chưa kể việc huấn luyện hàng tháng sẽ ảnh hưởng tới các đơn vị đang chiến đấu như thế nào; đây cũng là lợi thế cho người Nga. Các đơn vị mạo hiểm rời chiến trường, để huấn luyện trên xe tăng mới, hiệp đồng với nhau như kíp lái xe tăng-pháo thủ / người nạp đạn…đều không phải là nhiệm vụ dễ dàng.
Quyết định huấn luyện lại, khiến Quân đội Ukraine phải đứng trước sự lựa chọn đáng sợ, đó là phải tổ chức phòng thủ từ vài tháng, đến một năm; cho đến khi các đơn vị mới được huấn luyện thành thạo, sẵn sàng tiến hành các cuộc phản công.
Ngay cả khi đó, địa điểm tổ chức huấn luyện, có thể ở Ukraine hoặc ở một quốc gia “thân thiện” khác, sẽ bị Nga tấn công. Trước đó, Nga đã tấn công một cơ sở huấn luyện có quân tình nguyện viên nước ngoài, trong khi cảnh báo châu Âu và Mỹ rằng, các đoàn xe cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ là mục tiêu hợp pháp.
Bên cạnh đó, với phương châm “phi quân sự hóa Ukraine”, Quân đội Nga đã mở các cuộc tấn công vào các cơ sở sản xuất quốc phòng của Ukraine, phá hủy trực tiếp năng lực sản xuất của nước này; khiến Ukraine không thể sản xuất phụ tùng thay thế cho số vũ khí của họ.
Với việc thiếu nghiêm trọng những vũ khí hạng nặng, điều này cũng có nghĩa là hỏa lực chiến đấu của Quân đội Ukraine tại mặt trận Donbass, không thể áp đảo được quân Nga.
Còn theo đánh giá của các chuyên gia, nếu Quân đội Ukraine không có lực lượng thiết giáp hạng nặng, họ khó có thể tiến hành đột phá vào các trận địa phòng ngự của dân quân Donetsk và Lugansk thân Nga, với sự hỗ trợ hỏa lực rất mạnh của quân Nga.
Trong khi đó, Lực lượng Không quân Ukraine (UAF) lại gặp phải những khó khăn với những chiếc Su-27 thế hệ cũ. Theo Đại tá Yuri Bulavka, những chiếc MiG-29 và Su-27 của Ukraine không được trang bị radar công suất lớn và không có khả năng sử dụng tên lửa tầm xa hiện đại như F-16, F-15 hay F-18 của Mỹ.
Đại tá Bulavka đã kêu gọi phương Tây viện trợ cho những chiếc máy bay chiến đấu hiện đại này và tuyên bố, UAF có “kế hoạch hành động để đào tạo lại các phi công và nhân viên kỹ thuật một cách nhanh chóng”, trên những chiếc máy bay chiến đấu của phương Tây.
Hiện số máy bay chiến đấu Su-27 của Ukraine sử dụng tên lửa không đối không tầm trung R-27ER được điều khiển bằng tia hồng ngoại và R-27ET được dẫn đường bởi radar thụ động; cả hai loại đều thiếu hệ thống radar chủ động, để có thể và “bắn và quên” như R-77 của Nga, được trang bị trên Su-30 và Su-35.
Các thiết bị dò tìm radar bán chủ động trang bị trên vũ khí của Ukraine. Yêu cầu phải được dẫn đường đến mục tiêu, do đó buộc phi công phải giữ nguyên đường bay, thậm chí bay thẳng; nếu không khi quay mũi máy bay đi, sẽ khiến tên lửa bay chệch hướng. Do vậy khoảng cách giữa máy bay Ukraine và máy bay Nga gần lại và có nguy cơ bị bắn trả.