Phát xít Đức bắt đầu bao vây Leningrad từ ngày 8/9/1941 - chỉ ít tháng sau khi quân đội Đức tổng tấn công vào lãnh thổ Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.Cuộc bao vây chính thức bắt đầu kể từ ngày quân đội Đức tiến đến ngoại ô Leningrad và kéo dài tới khi phòng tuyến Đức bị Liên Xô đẩy lùi ra khỏi thành phố này.Trong thời gian 872 ngày bị bao vây, thành phố anh hùng Leningrad đã có từ 400 nghìn tới 1,5 triệu người thiệt mạng, chủ yếu do đói và rét.Sở dĩ con số thống kê giữa nhiều tài liệu khác nhau có phần khác biệt là do không ai rõ trước khi Leningrad có bao nhiêu dân và bao nhiêu người Liên Xô đã kéo về đây lánh nạn trước sự truy kích của phát xít Đức.Những ụ bê tông được đặt trên ống đồng và gỗ tròn. Ngay khi thành phố bị xe tăng Đức tấn công, những ụ bê tông này sẽ được đánh thuốc nổ để đổ ra đường, chặn đường xe cơ giới của đối phương.Trong những ngày bị vây hãm, đã có lúc người dân Liên Xô chỉ được cung cấp khẩu phần 125 gram bánh mỳ mỗi ngày.Trong vòng hai tháng sau đó kể từ 1/1942, khẩu phần ăn 125 gram bánh mỳ được làm từ bột mỳ trộn mùn cưa đã khiến 200.000 người chết đói.Thậm chí đến nay, công thức chế tạo món bánh mỳ làm bằng mùn cưa này vẫn là bí mật của Nga.Ngay từ những ngày đầu của cuộc vây hãm, sự thiếu thốn lương thực đã khiến người dân Leningrad thậm chí phải ăn thịt hết chó mèo nuôi.Điều này đã khiến nạn chuột bùng nổ bên trong Leningrad - khiến cho lương thực trong thành phố này đã ít ỏi nay càng trở nên eo hẹp hơn khi người với chuột phải "ăn cùng một kho dự trữ".Tới khi Leningrad được tiếp tế trở lại, một trong những mặt hàng đầu tiên được đưa tới thành phố này là... nguyên một toa tàu hoả toàn mèo.Cuộc chiến ở Leningrad cũng cho thấy sức mạnh của... hải quân Liên Xô khi tác chiến trên bộ.Theo thống kê, Hạm đội Baltic của Liên Xô đã cung cấp tới 30% sức mạnh khi tham gia vào cuộc tấn công đẩy lùi phát xít Đức ở Leningrad.Xe tăng hạng nặng của Liên Xô tiến vào Leningrad.Lính hải quân thuộc hạm đội biển Baltic được trang bị vũ khí và lên bờ tác chiến như bộ binh.Những nhà trẻ vẫn hoạt động trong cái đói và bom đạn ở Leningrad, nhiều đứa trẻ được sinh ra trong thời gian thành phố này bị bao vây hiểm nghèo.Người dân ở Leningrad nhận những tờ báo đầu tiên sau 872 ngày bị bao vây phong toả.Lính Liên Xô ăn mừng sau khi giải phóng được Leningrad - thành phố có ý nghĩa về mặt tinh thần rất lớn với người Liên Xô khi nó được đặt tên theo nhà lãnh đạo cộng sản Lenin. Nguồn ảnh: Sputnik.Mời độc giả xem Video: Saint Petersburg - tên gọi mới của Leningrad kỷ niệm 74 năm phá vây năm 2019 vừa rồi. Nguồn: RPTLY.
Phát xít Đức bắt đầu bao vây Leningrad từ ngày 8/9/1941 - chỉ ít tháng sau khi quân đội Đức tổng tấn công vào lãnh thổ Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Cuộc bao vây chính thức bắt đầu kể từ ngày quân đội Đức tiến đến ngoại ô Leningrad và kéo dài tới khi phòng tuyến Đức bị Liên Xô đẩy lùi ra khỏi thành phố này.
Trong thời gian 872 ngày bị bao vây, thành phố anh hùng Leningrad đã có từ 400 nghìn tới 1,5 triệu người thiệt mạng, chủ yếu do đói và rét.
Sở dĩ con số thống kê giữa nhiều tài liệu khác nhau có phần khác biệt là do không ai rõ trước khi Leningrad có bao nhiêu dân và bao nhiêu người Liên Xô đã kéo về đây lánh nạn trước sự truy kích của phát xít Đức.
Những ụ bê tông được đặt trên ống đồng và gỗ tròn. Ngay khi thành phố bị xe tăng Đức tấn công, những ụ bê tông này sẽ được đánh thuốc nổ để đổ ra đường, chặn đường xe cơ giới của đối phương.
Trong những ngày bị vây hãm, đã có lúc người dân Liên Xô chỉ được cung cấp khẩu phần 125 gram bánh mỳ mỗi ngày.
Trong vòng hai tháng sau đó kể từ 1/1942, khẩu phần ăn 125 gram bánh mỳ được làm từ bột mỳ trộn mùn cưa đã khiến 200.000 người chết đói.
Thậm chí đến nay, công thức chế tạo món bánh mỳ làm bằng mùn cưa này vẫn là bí mật của Nga.
Ngay từ những ngày đầu của cuộc vây hãm, sự thiếu thốn lương thực đã khiến người dân Leningrad thậm chí phải ăn thịt hết chó mèo nuôi.
Điều này đã khiến nạn chuột bùng nổ bên trong Leningrad - khiến cho lương thực trong thành phố này đã ít ỏi nay càng trở nên eo hẹp hơn khi người với chuột phải "ăn cùng một kho dự trữ".
Tới khi Leningrad được tiếp tế trở lại, một trong những mặt hàng đầu tiên được đưa tới thành phố này là... nguyên một toa tàu hoả toàn mèo.
Cuộc chiến ở Leningrad cũng cho thấy sức mạnh của... hải quân Liên Xô khi tác chiến trên bộ.
Theo thống kê, Hạm đội Baltic của Liên Xô đã cung cấp tới 30% sức mạnh khi tham gia vào cuộc tấn công đẩy lùi phát xít Đức ở Leningrad.
Xe tăng hạng nặng của Liên Xô tiến vào Leningrad.
Lính hải quân thuộc hạm đội biển Baltic được trang bị vũ khí và lên bờ tác chiến như bộ binh.
Những nhà trẻ vẫn hoạt động trong cái đói và bom đạn ở Leningrad, nhiều đứa trẻ được sinh ra trong thời gian thành phố này bị bao vây hiểm nghèo.
Người dân ở Leningrad nhận những tờ báo đầu tiên sau 872 ngày bị bao vây phong toả.
Lính Liên Xô ăn mừng sau khi giải phóng được Leningrad - thành phố có ý nghĩa về mặt tinh thần rất lớn với người Liên Xô khi nó được đặt tên theo nhà lãnh đạo cộng sản Lenin. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mời độc giả xem Video: Saint Petersburg - tên gọi mới của Leningrad kỷ niệm 74 năm phá vây năm 2019 vừa rồi. Nguồn: RPTLY.