Tình hình eo biển Đài Loan nói riêng, và toàn bộ bờ Tây Thái Bình Dương nói chung, đang ngày càng trở nên căng thẳng, trước sự leo thang lực lượng chóng mặt, của Hải quân Trung Quốc thời gian vừa qua.Cụ thể, Hải quân Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ đóng tàu sân bay và các tàu khu trục hiện đại như tàu chiến lớp Type 055, tàu đổ bộ trực thăng lớp Type 075; trong khi lục quân và hải quân đánh bộ bổ sung các phương tiện chiến đấu hiện đại; lực lượng không quân huấn luyện tác chiến không đối không chuyên sâu.Nhưng một trở ngại lớn của Trung Quốc lại là yếu tố địa lý. Khi tham chiến ở eo biển Đài Loan, Quân đội Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phải đối mặt sòng phẳng với lực lượng quân sự hùng hậu của Mỹ.Theo Đạo luật quan hệ với Đài Loan năm 1979, Mỹ có nghĩa vụ hỗ trợ trong việc bảo vệ đảo Đài Loan. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 10/8/2020, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Pompeo, tiếp tục nhắc lại là Mỹ vẫn giữ các cam kết, nghĩa vụ trong cam kết này.Một chỉ huy của Lực lượng Không quân Mỹ vào tháng 8/2019 đã tiết lộ, một hình thức mà Mỹ có thể can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở khu vực này bằng hai loại vũ khí chính, đó là dùng máy bay ném bom chiến lược B-52, thả thủy lôi phong tỏa eo biển này.Tướng Robert Novotny, chỉ huy Phi đội máy bay ném bom Số 2, đơn vị máy bay ném bom lớn nhất của không quân Mỹ (có gần 30 chiếc B-52), đã cho biết: Nếu một cuộc xung đột xảy ra tại eo biển Đài Loan, thì những chiếc pháo đài bay B-52 thay vì rải bom, sẽ rải thủy lôi, nhằm mục đích ngăn cản sự di chuyển của các tàu chiến đối phương.Novotny đã đăng một số bức ảnh trên Facebook, mô tả một chiếc B-52, biểu tượng một thời của chiến tranh Lạnh, mang theo 15 quả thủy lôi thả trên biển. Lưu ý là những quả thủy lôi này, có sức công phá rất lớn.Dòng thủy lôi của Mỹ bao gồm các loại 225, 450 và 900 kg, được gọi là Mk. 62, Mk. 63 và Mk. 64. Những thủy lôi này được trang bị nhiều loại ngòi kích nổ như kích nổ bằng âm thanh, từ trường hoặc áp suất thay đổi, khi có tàu đi qua. Thủy lôi là vũ khí phòng ngự quan trọng, có thể ngăn chặn các tàu chiến lớn đổ bộ; sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, một thời gian tương đối dài, Lầu Năm Góc ít quan tâm nâng cấp loại vũ khí “cổ điển” này; nhưng trước sự phát triển của Hải quân Trung Quốc, Quân đội Mỹ lại tiếp tục chú ý đến loại vũ khí này.Trong hơn bốn năm qua, Hải quân Mỹ đã tiến hành hai chương trình nâng cấp liên quan đến thủy lôi, được gọi là Quickstrike-J và Quickstrike-ER. Quickstrike-J là kết hợp thủy lôi với thiết bị dẫn đường J-DAM và Quickstrike-ER là loại thủy lôi có cánh dẫn hướng, được lắp hệ thống định vị toàn cầu GPS.Đây thực sự là những nâng cấp, có thể thay đổi cục diện chiến trường; cho phép máy bay B-52, có thể thả chính xác các loại thủy lôi trên, từ bất kỳ độ cao nào. Thậm chí với loại -ER, phi công có thể thả thủy lôi cách mục tiêu tới 40 hải lý (74km).Với khả năng có thể thả thủy lôi chính xác từ xa, việc này giúp đẩy nhanh quá trình rải các bãi thủy lôi phong tỏa (ví dụ như các cửa cảng); đồng thời giảm đáng kể khả năng bị đe dọa, đối với máy bay rải thủy lôi. Nếu không có những nâng cấp này, máy bay ném bom chiến lược B-52 sẽ phải bay chậm và thấp để tiến hành rải.Không quân Mỹ hiện có trong biên chế hơn 70 chiếc B-52 và trong trường hợp xảy ra xung đột, họ có thể triển khai hàng chục chiếc máy bay ném bom chiến lược này đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hoặc bay thẳng từ các căn cứ ở Mỹ, đến thực hiện nhiệm vụ trên vùng chiến sự Thái Bình Dương.Không khó để tưởng tượng đội hình của những chiếc B-52, nhanh chóng rải hàng trăm, thậm chí hàng nghìn quả thủy lôi như vậy, ngăn cản các đợt tiến quân hùng hậu của Hải quân Trung Quốc.Trong một cuộc xung đột giả định trên eo biển Đài Loan; với khả năng của từ một đến vài phi đội B-52, đủ khả năng phong tỏa eo biển chiến lược này, làm chậm khả năng đổ bộ của Trung Quốc.Thực tế lịch sử đã chứng minh, eo biển Manche ngăn cách giữa Anh và lục địa châu Âu, chỗ hẹp nhất chỉ có 34 km; vào đầu thế chiến 2, khi Quân đội Đức quốc xã với thực lực hùng mạnh nhất, cũng không thể vượt qua eo biển này, để đánh chiếm nước Anh.Hiện nay năng lực rà phá thủy lôi cũng như chống ngầm của Hải quân Trung Quốc còn rất yếu và thiếu kinh nghiệm; Hải quân Trung Quốc có thể có nhiều tàu lớn, nhưng khi bị thủy lôi phong tỏa, tàu chiến của họ có thể không thể rời cảng, và dễ dàng bị tiêu diệt bởi vũ khí tiến công tầm xa chính xác của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest. Cho tới tận thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới, bắn hạ máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ. Nguồn: Ina.
Tình hình eo biển Đài Loan nói riêng, và toàn bộ bờ Tây Thái Bình Dương nói chung, đang ngày càng trở nên căng thẳng, trước sự leo thang lực lượng chóng mặt, của Hải quân Trung Quốc thời gian vừa qua.
Cụ thể, Hải quân Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ đóng tàu sân bay và các tàu khu trục hiện đại như tàu chiến lớp Type 055, tàu đổ bộ trực thăng lớp Type 075; trong khi lục quân và hải quân đánh bộ bổ sung các phương tiện chiến đấu hiện đại; lực lượng không quân huấn luyện tác chiến không đối không chuyên sâu.
Nhưng một trở ngại lớn của Trung Quốc lại là yếu tố địa lý. Khi tham chiến ở eo biển Đài Loan, Quân đội Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phải đối mặt sòng phẳng với lực lượng quân sự hùng hậu của Mỹ.
Theo Đạo luật quan hệ với Đài Loan năm 1979, Mỹ có nghĩa vụ hỗ trợ trong việc bảo vệ đảo Đài Loan. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 10/8/2020, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Pompeo, tiếp tục nhắc lại là Mỹ vẫn giữ các cam kết, nghĩa vụ trong cam kết này.
Một chỉ huy của Lực lượng Không quân Mỹ vào tháng 8/2019 đã tiết lộ, một hình thức mà Mỹ có thể can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở khu vực này bằng hai loại vũ khí chính, đó là dùng máy bay ném bom chiến lược B-52, thả thủy lôi phong tỏa eo biển này.
Tướng Robert Novotny, chỉ huy Phi đội máy bay ném bom Số 2, đơn vị máy bay ném bom lớn nhất của không quân Mỹ (có gần 30 chiếc B-52), đã cho biết: Nếu một cuộc xung đột xảy ra tại eo biển Đài Loan, thì những chiếc pháo đài bay B-52 thay vì rải bom, sẽ rải thủy lôi, nhằm mục đích ngăn cản sự di chuyển của các tàu chiến đối phương.
Novotny đã đăng một số bức ảnh trên Facebook, mô tả một chiếc B-52, biểu tượng một thời của chiến tranh Lạnh, mang theo 15 quả thủy lôi thả trên biển. Lưu ý là những quả thủy lôi này, có sức công phá rất lớn.
Dòng thủy lôi của Mỹ bao gồm các loại 225, 450 và 900 kg, được gọi là Mk. 62, Mk. 63 và Mk. 64. Những thủy lôi này được trang bị nhiều loại ngòi kích nổ như kích nổ bằng âm thanh, từ trường hoặc áp suất thay đổi, khi có tàu đi qua.
Thủy lôi là vũ khí phòng ngự quan trọng, có thể ngăn chặn các tàu chiến lớn đổ bộ; sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, một thời gian tương đối dài, Lầu Năm Góc ít quan tâm nâng cấp loại vũ khí “cổ điển” này; nhưng trước sự phát triển của Hải quân Trung Quốc, Quân đội Mỹ lại tiếp tục chú ý đến loại vũ khí này.
Trong hơn bốn năm qua, Hải quân Mỹ đã tiến hành hai chương trình nâng cấp liên quan đến thủy lôi, được gọi là Quickstrike-J và Quickstrike-ER. Quickstrike-J là kết hợp thủy lôi với thiết bị dẫn đường J-DAM và Quickstrike-ER là loại thủy lôi có cánh dẫn hướng, được lắp hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Đây thực sự là những nâng cấp, có thể thay đổi cục diện chiến trường; cho phép máy bay B-52, có thể thả chính xác các loại thủy lôi trên, từ bất kỳ độ cao nào. Thậm chí với loại -ER, phi công có thể thả thủy lôi cách mục tiêu tới 40 hải lý (74km).
Với khả năng có thể thả thủy lôi chính xác từ xa, việc này giúp đẩy nhanh quá trình rải các bãi thủy lôi phong tỏa (ví dụ như các cửa cảng); đồng thời giảm đáng kể khả năng bị đe dọa, đối với máy bay rải thủy lôi. Nếu không có những nâng cấp này, máy bay ném bom chiến lược B-52 sẽ phải bay chậm và thấp để tiến hành rải.
Không quân Mỹ hiện có trong biên chế hơn 70 chiếc B-52 và trong trường hợp xảy ra xung đột, họ có thể triển khai hàng chục chiếc máy bay ném bom chiến lược này đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hoặc bay thẳng từ các căn cứ ở Mỹ, đến thực hiện nhiệm vụ trên vùng chiến sự Thái Bình Dương.
Không khó để tưởng tượng đội hình của những chiếc B-52, nhanh chóng rải hàng trăm, thậm chí hàng nghìn quả thủy lôi như vậy, ngăn cản các đợt tiến quân hùng hậu của Hải quân Trung Quốc.
Trong một cuộc xung đột giả định trên eo biển Đài Loan; với khả năng của từ một đến vài phi đội B-52, đủ khả năng phong tỏa eo biển chiến lược này, làm chậm khả năng đổ bộ của Trung Quốc.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, eo biển Manche ngăn cách giữa Anh và lục địa châu Âu, chỗ hẹp nhất chỉ có 34 km; vào đầu thế chiến 2, khi Quân đội Đức quốc xã với thực lực hùng mạnh nhất, cũng không thể vượt qua eo biển này, để đánh chiếm nước Anh.
Hiện nay năng lực rà phá thủy lôi cũng như chống ngầm của Hải quân Trung Quốc còn rất yếu và thiếu kinh nghiệm; Hải quân Trung Quốc có thể có nhiều tàu lớn, nhưng khi bị thủy lôi phong tỏa, tàu chiến của họ có thể không thể rời cảng, và dễ dàng bị tiêu diệt bởi vũ khí tiến công tầm xa chính xác của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cho tới tận thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới, bắn hạ máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ. Nguồn: Ina.