Trang tin Theinterpreter dẫn nguồn tin riêng cho biết, có nhiều dấu hiệu cho thấy quá trình ký kết thỏa thuận mua bán các thủy phi cơ US-2 giữa Nhật và Ấn Độ hiện tại đã hoàn thành. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo đó, thỏa thuận giữa hai nước được ký kết tại triển lãm quốc phòng DefExpo vừa diễn ra tại Chennai, thủ phủ của bang Tamil Nadu. Nguồn ảnh: Wiki.Thỏa thuận này không chỉ dừng lại ở việc Ấn Độ được phép mua các thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản mà trong tương lai, Nhật Bản sẽ còn chuyển giao công nghệ chế tạo loại thủy phi cơ này cho Ấn Độ để New Delhi có thể tự chủ trong việc sản xuất loại máy bay này. Nguồn ảnh: Chosul.Đây được coi là một trong những bước tiến cực kỳ quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Nhật Bản. Mặc dù US-2 hoàn toàn không phải là một loại máy bay vũ trang những hiện Nhật đang nắm trong tay công nghệ sản xuất rất nhiều loại máy bay chiến đấu của Mỹ và việc "chơi thân với Nhật" của Ấn Độ hoàn toàn có thể mở ra nhiều cơ hội cho quốc gia này trong tương lai. Nguồn ảnh: Hekeshi.Sự xuất hiện của US-2 tại Ấn Độ sẽ không tạo ra sự khác biệt về cán cân quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, nhưng ở một khía cạnh khác nó lại cho thấy sự liên kết giữa New Delhi và Tokyo trước các thách thức về an ninh từ các hoạt động quân sự của Bắc Kinh trên khắp các vùng biển châu Á. Điều này tạo "động lực" cho Ấn Độ và Nhật Bản có một "mục tiêu" chung, và nó ít nhiều được thể hiện qua hợp đồng US-2. Nguồn ảnh: Wikimedia.US-2 là loại thủy phi cơ do tập đoàn ShinMaywa của Nhật chế tạo, ra đời từ năm 2003 và được sản xuất từ năm 2007 tới nay. Loại máy bay này được sử dụng vào các nhiệm vụ như cứu hộ dưới nước hoặc chữa cháy với khả năng mang theo tối đa được tới 15 tấn nước. Nguồn ảnh: Iowy.US-2 có phi hành đoàn lên tới 11 người, kèm theo đó là khả năng mang theo 20 hành khách hoặc 12 cáng cứu thương. Loại phi cơ này có chiều dài 33,46 mét, sải cánh rộng 33,15 mét, kèm theo đó là 4 động cơ Rolls-Royce công suất mỗi động cơ 4592 mã lực do Anh thiết kế. Nguồn ảnh: Airliners.Trọng lượng rỗng của US-2 vào khoảng 25,6 tấn trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của loại phi cơ này có thể lên tới 47,7 tấn. Tốc độ tối đa mà US-2 có thể đạt được là 560 km/h, tốc độ hành trình 480 km/h và có tầm bay tối đa 4700 km. Nguồn ảnh: Times.Đây là loại thủy phi cơ hiếm hoi trên thế giới có khả năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn với khả năng cất cánh dưới nước với chỉ 280 mét và hạ cánh với 330 mét. Nguồn ảnh: Tokyonews.Hiện tại, thủy phi cơ US-2 đang được phục vụ trong biên chế của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản, trong tương lai loại máy bay này sẽ được lựa chọn để thay thế cho loại US-1A vốn đã quá cũ của lực lượng này. Nguồn ảnh: Japtimes. Mời độc giả xem Video: Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản hạ cánh nhanh gọn bên cạnh khu trục hạm của nước này.
Trang tin Theinterpreter dẫn nguồn tin riêng cho biết, có nhiều dấu hiệu cho thấy quá trình ký kết thỏa thuận mua bán các thủy phi cơ US-2 giữa Nhật và Ấn Độ hiện tại đã hoàn thành. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo đó, thỏa thuận giữa hai nước được ký kết tại triển lãm quốc phòng DefExpo vừa diễn ra tại Chennai, thủ phủ của bang Tamil Nadu. Nguồn ảnh: Wiki.
Thỏa thuận này không chỉ dừng lại ở việc Ấn Độ được phép mua các thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản mà trong tương lai, Nhật Bản sẽ còn chuyển giao công nghệ chế tạo loại thủy phi cơ này cho Ấn Độ để New Delhi có thể tự chủ trong việc sản xuất loại máy bay này. Nguồn ảnh: Chosul.
Đây được coi là một trong những bước tiến cực kỳ quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Nhật Bản. Mặc dù US-2 hoàn toàn không phải là một loại máy bay vũ trang những hiện Nhật đang nắm trong tay công nghệ sản xuất rất nhiều loại máy bay chiến đấu của Mỹ và việc "chơi thân với Nhật" của Ấn Độ hoàn toàn có thể mở ra nhiều cơ hội cho quốc gia này trong tương lai. Nguồn ảnh: Hekeshi.
Sự xuất hiện của US-2 tại Ấn Độ sẽ không tạo ra sự khác biệt về cán cân quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, nhưng ở một khía cạnh khác nó lại cho thấy sự liên kết giữa New Delhi và Tokyo trước các thách thức về an ninh từ các hoạt động quân sự của Bắc Kinh trên khắp các vùng biển châu Á. Điều này tạo "động lực" cho Ấn Độ và Nhật Bản có một "mục tiêu" chung, và nó ít nhiều được thể hiện qua hợp đồng US-2. Nguồn ảnh: Wikimedia.
US-2 là loại thủy phi cơ do tập đoàn ShinMaywa của Nhật chế tạo, ra đời từ năm 2003 và được sản xuất từ năm 2007 tới nay. Loại máy bay này được sử dụng vào các nhiệm vụ như cứu hộ dưới nước hoặc chữa cháy với khả năng mang theo tối đa được tới 15 tấn nước. Nguồn ảnh: Iowy.
US-2 có phi hành đoàn lên tới 11 người, kèm theo đó là khả năng mang theo 20 hành khách hoặc 12 cáng cứu thương. Loại phi cơ này có chiều dài 33,46 mét, sải cánh rộng 33,15 mét, kèm theo đó là 4 động cơ Rolls-Royce công suất mỗi động cơ 4592 mã lực do Anh thiết kế. Nguồn ảnh: Airliners.
Trọng lượng rỗng của US-2 vào khoảng 25,6 tấn trong khi đó trọng lượng cất cánh tối đa của loại phi cơ này có thể lên tới 47,7 tấn. Tốc độ tối đa mà US-2 có thể đạt được là 560 km/h, tốc độ hành trình 480 km/h và có tầm bay tối đa 4700 km. Nguồn ảnh: Times.
Đây là loại thủy phi cơ hiếm hoi trên thế giới có khả năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn với khả năng cất cánh dưới nước với chỉ 280 mét và hạ cánh với 330 mét. Nguồn ảnh: Tokyonews.
Hiện tại, thủy phi cơ US-2 đang được phục vụ trong biên chế của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản, trong tương lai loại máy bay này sẽ được lựa chọn để thay thế cho loại US-1A vốn đã quá cũ của lực lượng này. Nguồn ảnh: Japtimes.
Mời độc giả xem Video: Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản hạ cánh nhanh gọn bên cạnh khu trục hạm của nước này.