Hạm đội Dự trữ Quốc phòng Quốc gia (NDRF) của Mỹ được thành lập nhằm phục vụ việc vận chuyển trong Chiến tranh thế giới 2 giờ chỉ còn là những con tàu chiến lỗi thời, không còn khả năng hoạt động, xếp hàng dài, tạo thành khối kim loại khổng lồ trên mặt nước.Trong ảnh là một “lô” tàu chiến, tàu vận tải, tàu đổ bộ lớn nhỏ xếp hàng neo đậu giữa vùng nước.Những chiếc tàu thuộc Hạm đội Dự trữ Quốc phòng Quốc gia được dùng khi Mỹ cần điều động tàu vận chuyển trong trường hợp khẩn cấp, hay trong phục vụ các mục đích quân sự hoặc phi quân sự khác, chẳng hạn như nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng tàu thương mại nào đó.Đỉnh điểm là vào năm 1950, Hạm đội có 2.277 tàu thả neo trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, khi nhu cầu sử dụng giảm đi, số lượng tàu trong NDRF cũng giảm xuống, chỉ còn sót lại 122 chiếc tính đến 30/4/2014.Số tàu này cũng ít khi sử dụng, cùng với việc không được bảo dưỡng thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.Bị ô nhiễm nặng nhất là Vịnh Suisun, gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sống của các loài cá và động vật hoang dã. Ảnh: trên boong một con tàu đang mục nát theo thời gian.Cục hàng hải liên bang đã cam kết sẽ tháo dỡ tàu trong khu vực này, loại bỏ 25 chiếc hư hại nặng nhất trong vòng 2 năm tới. Số còn lại sẽ được tháo dỡ triệt để tới hết năm 2017.Một chiếc tàu hoen gỉ neo đậu ở Vịnh Suisun.Năm 2005, 4 tàu trong Hạm đội được huy động phục vụ quá trình cứu trợ sau cơn bão Katrina và Rita; 6 chiếc khác được dùng sau trận động đất kinh hoàng ở Haiti 5 năm sau đó. Hoạt động gần đây mà Mỹ dùng tới Hạm đội là hỗ trợ khắc phục hậu quả sau cơn bão Sandy xảy ra năm 2012.Không gian hoang tàn, ám ảnh trên các tàu quân sự hoen gỉ.
Hạm đội Dự trữ Quốc phòng Quốc gia (NDRF) của Mỹ được thành lập nhằm phục vụ việc vận chuyển trong Chiến tranh thế giới 2 giờ chỉ còn là những con tàu chiến lỗi thời, không còn khả năng hoạt động, xếp hàng dài, tạo thành khối kim loại khổng lồ trên mặt nước.
Trong ảnh là một “lô” tàu chiến, tàu vận tải, tàu đổ bộ lớn nhỏ xếp hàng neo đậu giữa vùng nước.
Những chiếc tàu thuộc Hạm đội Dự trữ Quốc phòng Quốc gia được dùng khi Mỹ cần điều động tàu vận chuyển trong trường hợp khẩn cấp, hay trong phục vụ các mục đích quân sự hoặc phi quân sự khác, chẳng hạn như nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng tàu thương mại nào đó.
Đỉnh điểm là vào năm 1950, Hạm đội có 2.277 tàu thả neo trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, khi nhu cầu sử dụng giảm đi, số lượng tàu trong NDRF cũng giảm xuống, chỉ còn sót lại 122 chiếc tính đến 30/4/2014.
Số tàu này cũng ít khi sử dụng, cùng với việc không được bảo dưỡng thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Bị ô nhiễm nặng nhất là Vịnh Suisun, gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sống của các loài cá và động vật hoang dã. Ảnh: trên boong một con tàu đang mục nát theo thời gian.
Cục hàng hải liên bang đã cam kết sẽ tháo dỡ tàu trong khu vực này, loại bỏ 25 chiếc hư hại nặng nhất trong vòng 2 năm tới. Số còn lại sẽ được tháo dỡ triệt để tới hết năm 2017.
Một chiếc tàu hoen gỉ neo đậu ở Vịnh Suisun.
Năm 2005, 4 tàu trong Hạm đội được huy động phục vụ quá trình cứu trợ sau cơn bão Katrina và Rita; 6 chiếc khác được dùng sau trận động đất kinh hoàng ở Haiti 5 năm sau đó. Hoạt động gần đây mà Mỹ dùng tới Hạm đội là hỗ trợ khắc phục hậu quả sau cơn bão Sandy xảy ra năm 2012.
Không gian hoang tàn, ám ảnh trên các tàu quân sự hoen gỉ.