Chương trình chế tạo tàu sân bay đầu tiên của Ấn Độ được triển khai từ năm 1999, nhưng mãi tới năm 2009 thì công việc mới chính thức được bắt đầu tại nhà máy. Nguồn ảnh: Sina.Cho đến thời điểm hiện tại, cuối tháng 4/2017 thì tàu sân bay Vikrant đã gần như hoàn thiện về phần cấu trúc bên ngoài và những bộ phận thiết yếu nhất như máy tàu, hệ thống điện, nước và hệ thống thông gió. Nguồn ảnh: Sina.Dự kiến các hạng mục cuối cùng sẽ tốn khoảng hai năm nữa để hoản thiện, phía Ấn Độ đang hy vọng rằng con tàu này sẽ kịp hoàn thành quá trình chạy thử nghiệm và chính thức gia nhập biên chế lực lượng hải quân nước này vào năm 2018 tới đây. Nguồn ảnh: Sina.Tàu INS Vikrant có độ giãn nước 40.000 tấn, chiều dài 262 mét, lườn rộng 60 mét, mớm nước sâu 8,4 mét và được trang bị 4 động cơ LM2500 cùng các tua-bin khí kèm theo hệ thống dẫn động 2 trục cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 28 hải lý trên giờ tương đương với khoảng 52 km/h. Nguồn ảnh: Sina.Tầm hoạt động tối đa dự kiến của con tàu này đạt khoảng 15.000 km, tàu có biên chế thủy thủ đầy đủ bao gồm 1400 người đã bao gồm cả lực lượng Không quân. INS Vikrant còn được trang bị hệ thống radar Selex RAN-40L cực kỳ tiên tiến do Italy sản xuất, đây là loại radar 3 chiều có tốc độ quay 6 vòng mỗi phút giúp phát hiện mục tiêu trong khoảng cách tối đa 400 km trên mặt biển. Nguồn ảnh: Sina.Tàu sân bay INS Vikrant là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do Ấn Độ tự đóng mới, trong quá trình thiết kế và đóng con tàu này, Ấn Độ đã vấp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc kỹ thuật. Thời điểm hạ thủy con tàu ban đầu được dự kiến vào năm 2010, tuy nhiên sau đó đã bị trễ mất 3 năm và phải tới tận 2013 con tàu này mới được hạ thủy. Nguồn ảnh: Sina.Nếu mọi chuyện suôn sẻ, tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ sẽ được gia nhập biên chế của lực lượng Hải quân nước này vào năm 2018 tới đây, tuy nhiên quá trình hoàn thiện con tàu sẽ tốn thêm rất nhiều thời gian và phía Ấn Độ cũng cho biết chậm nhất sẽ tới năm 2027 con tàu này sẽ hoàn thiện 100%. Nguồn ảnh: Sina.Hiện vẫn chưa rõ sức chứa máy bay của chiếc tàu sân bay này, tuy nhiên giới quan sát cho rằng gần như tất cả các loại chiến đấu cơ chủ lực của Ấn Độ đều có khả năng cất cánh từ hệ thống đường bằng cầu nhảy trên chiếc tàu sân bay INS Vikrant này. Nguồn ảnh: Sina.Việc tự đóng mới được tàu sân bay cho riêng mình sẽ đưa Ấn Độ vào danh sách những quốc gia ít ỏi trên thế giới có được công nghệ chế tạo tàu sân bay, Dự kiến phía Ấn Độ sẽ đóng 2 chiếc tàu sân bay lớp Vikrant, chiếc thứ hai sẽ có độ giãn nước lên tới 65.000 tấn, lớn hơn 20% so với chiếc Vikrant thứ nhất này. Nguồn ảnh: Sina.
Chương trình chế tạo tàu sân bay đầu tiên của Ấn Độ được triển khai từ năm 1999, nhưng mãi tới năm 2009 thì công việc mới chính thức được bắt đầu tại nhà máy. Nguồn ảnh: Sina.
Cho đến thời điểm hiện tại, cuối tháng 4/2017 thì tàu sân bay Vikrant đã gần như hoàn thiện về phần cấu trúc bên ngoài và những bộ phận thiết yếu nhất như máy tàu, hệ thống điện, nước và hệ thống thông gió. Nguồn ảnh: Sina.
Dự kiến các hạng mục cuối cùng sẽ tốn khoảng hai năm nữa để hoản thiện, phía Ấn Độ đang hy vọng rằng con tàu này sẽ kịp hoàn thành quá trình chạy thử nghiệm và chính thức gia nhập biên chế lực lượng hải quân nước này vào năm 2018 tới đây. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu INS Vikrant có độ giãn nước 40.000 tấn, chiều dài 262 mét, lườn rộng 60 mét, mớm nước sâu 8,4 mét và được trang bị 4 động cơ LM2500 cùng các tua-bin khí kèm theo hệ thống dẫn động 2 trục cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 28 hải lý trên giờ tương đương với khoảng 52 km/h. Nguồn ảnh: Sina.
Tầm hoạt động tối đa dự kiến của con tàu này đạt khoảng 15.000 km, tàu có biên chế thủy thủ đầy đủ bao gồm 1400 người đã bao gồm cả lực lượng Không quân. INS Vikrant còn được trang bị hệ thống radar Selex RAN-40L cực kỳ tiên tiến do Italy sản xuất, đây là loại radar 3 chiều có tốc độ quay 6 vòng mỗi phút giúp phát hiện mục tiêu trong khoảng cách tối đa 400 km trên mặt biển. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu sân bay INS Vikrant là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do Ấn Độ tự đóng mới, trong quá trình thiết kế và đóng con tàu này, Ấn Độ đã vấp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc kỹ thuật. Thời điểm hạ thủy con tàu ban đầu được dự kiến vào năm 2010, tuy nhiên sau đó đã bị trễ mất 3 năm và phải tới tận 2013 con tàu này mới được hạ thủy. Nguồn ảnh: Sina.
Nếu mọi chuyện suôn sẻ, tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ sẽ được gia nhập biên chế của lực lượng Hải quân nước này vào năm 2018 tới đây, tuy nhiên quá trình hoàn thiện con tàu sẽ tốn thêm rất nhiều thời gian và phía Ấn Độ cũng cho biết chậm nhất sẽ tới năm 2027 con tàu này sẽ hoàn thiện 100%. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện vẫn chưa rõ sức chứa máy bay của chiếc tàu sân bay này, tuy nhiên giới quan sát cho rằng gần như tất cả các loại chiến đấu cơ chủ lực của Ấn Độ đều có khả năng cất cánh từ hệ thống đường bằng cầu nhảy trên chiếc tàu sân bay INS Vikrant này. Nguồn ảnh: Sina.
Việc tự đóng mới được tàu sân bay cho riêng mình sẽ đưa Ấn Độ vào danh sách những quốc gia ít ỏi trên thế giới có được công nghệ chế tạo tàu sân bay, Dự kiến phía Ấn Độ sẽ đóng 2 chiếc tàu sân bay lớp Vikrant, chiếc thứ hai sẽ có độ giãn nước lên tới 65.000 tấn, lớn hơn 20% so với chiếc Vikrant thứ nhất này. Nguồn ảnh: Sina.