Trong đợt diễn tập thực binh có bắn đạn thật do Sư đoàn 324 thuộc Quân khu 4 tổ chức vào đầu tháng này, bất ngờ có sự tham gia của cả lựu pháo M-30 122mm - một trong những trang bị chính của lực lượng pháo binh Việt Nam trong suốt Kháng chiến chống Mỹ. Dù có thời gian phục vụ đã khá dài nhưng M-30 vẫn thể hiện được sức mạnh của mình trong suốt đợt diễn tập. Nguồn ảnh: QĐND.Đáng lưu ý là bấy lâu nay, lựu pháo M-30 phục vụ khá hạn chế trong các đơn vị pháo binh Việt Nam. Chúng chủ yếu xuất hiện trong các hoạt động nghi lễ cấp cao của quốc gia. Ví dụ như bắn pháo chào mừng Quốc khánh hay sự kiện 1.000 năm Thăng Long. Nguồn ảnh: TTVNOL.Lựu pháo 122mm M-30 là một trong mẫu pháo tiêu chuẩn của các đơn vị pháo binh Liên Xô trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2 và nhiều năm sau đó, nó cũng được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong đó có Việt Nam và trong các nước XHCN trước đây. Nguồn ảnh: PinterestTừ năm 1930, Quân đội Liên Xô đã bắt đầu phát triển một mẫu pháo tiêu chuẩn cấp sư đoàn mới để thay thế cho các dòng pháo 122mm lỗi thời của mình như M1909 và M1910. Và có một điều bất ngờ là đề án phát triển các tiền thân của M-30 còn có sự tham gia của các kỹ sư Đức hợp tác với phòng thiết kế KB-2 của Liên Xô. Nguồn ảnh: armor.kiev.ua.Trong quá trình phát triển M-30, Liên Xô cũng phân vân giữa việc nên phát triển một dòng lựu pháo 122mm hay 105mm vốn được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Với cỡ nòng nhỏ hơn sẽ đảm bảo khẩu pháo có trọng lượng nhẹ và cơ động hơn, tuy nhiên ý tưởng về một mẫu pháo 105mm nhanh chóng bị Moscow gạt qua một bên do Liên Xô không có kinh nghiệm trong việc phát triển dòng pháo cỡ nòng này. Nguồn ảnh: kollektsiya.ruSau khi vượt qua một nguyên mẫu pháo 122mm khác là F-25, M-30 được đưa vào sản xuất hàng loạt vào đầu những năm 1940. Chỉ trong một năm đã có khoảng 500 đơn vị M-30 được chế tạo tại các nhà máy vũ khí số 92 tại Gorky và số 9 ở Sverdlovsk. Cùng thời điểm này Đức cũng tiến hành xâm lược Liên Xô với Chiến dịch Barbarossa vào năm 1941. Nguồn ảnh: litnik.pp.ua. Pháo M-30 có sự thay đổi lớn về thiết kế so với các dòng lựu pháo cùng thời của Liên Xô khi đó, tuy nhiên nó vẫn sử dụng loại khoá nòng ren cắt được cấu trúc như 1 nắp ngăn có xoắn vít , tạo lực hút vỏ đạn ra khỏi nòng sau khi bắn. Hệ thống hãm giật cuả súng được trang bị thêm bộ phận hãm giật và bộ phận tản nhiệt. Hệ thống ngắm của M-30 có thể được sử dụng để bắn trực tiếp lẫn gián tiếp. Nguồn ảnh: litnik.pp.ua.Nếu các mẫu lựu pháo như M1909 hay M1910 sử dụng các bệ pháo trang bị bánh xe bằng kim loại thì trên M-30 nó được trang bị bệ pháo với bánh xe bọc cao su giúp tăng khả năng cơ động di chuyển cũng như giảm thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu xuống còn khoảng 1 phút. Nguồn ảnh: litnik.pp.ua.Giống như nhiều mẫu pháo cùng thời, M-30 cũng được trang bị một tấm thép chống đạn giúp bảo vệ pháo thủ trong chiến đấu trước các loại vũ khí thông thường hoặc mảnh đạn từ pháo binh đối phương. Nguồn ảnh: litnik.pp.ua.Cận cảnh bệ khóa nòng của M-30, nòng pháo của nó cho phép nâng hạ một góc từ -3 ° đến 63 ° và xoay ngang một góc 49 °. Bản thân bệ pháo, nòng pháo hay bệ khóa nòng của M-30 cũng được thiết kế đơn giản có thể tháo rời dễ dàng. Nguồn ảnh: litnik.pp.ua.Trọng lượng của M-30 khoảng 2.5 tấn với chiều dài cơ sở 5.9m kể cả càng sau của pháo, trong khi đó nòng pháo kể cả bệ khóa nòng chỉ có chiều dài khoảng 2.8m. Nguồn ảnh: litnik.pp.ua.Lựu pháo M-30 được sử dụng chủ yếu để chống lại lực lượng bộ binh, hỗ trợ hỏa lực tầm gần, chống lại các công sự phòng thủ kiên cố của đối phương hay mở đường cho bộ binh trên trận địa. Với đạn pháo 122m, sức công phá của M-30 hoàn toàn vượt trội hơn pháo M101 105mm của Mỹ trên chiến trường điều này đã được chứng minh trong CTTG 2. Nguồn ảnh: topwar.ru.Trong chiến đấu, M-30 có thể được sử dụng để chống lại các loại xe bọc thép hạng nhẹ của đối phương khi đạn pháo 122mm của nó có thể xuyên được 20mm thép cán. Và khi bắn chính diện M-30 hoàn toàn có thể đóng vai trò như một khẩu pháo chống tăng ở một số mặt nào đó. Nguồn ảnh: topwar.ru.Tầm bắn hiệu quả của M-30 là hơn 11km với tốc độ bắn trung bình khoảng 5-6 phát/phút đảm bảo hổ trợ hỏa lực tối đa ở tầm gần. Nguồn ảnh: militaryedge.org.Có khoảng 19.266 đơn vị M-30 được Liên Xô sản xuất trước và sau CTTG 2 và số pháo trên được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới cho đến thời điểm hiện tại trong đó phổ biến nhất vẫn là Trung Đông trong các cuộc xung đột gần đây. Trong ảnh là một đội pháo binh danh dự của Quân đội Cuba với những khẩu M-30. Nguồn ảnh: Anton Blinov.
Trong đợt diễn tập thực binh có bắn đạn thật do Sư đoàn 324 thuộc Quân khu 4 tổ chức vào đầu tháng này, bất ngờ có sự tham gia của cả lựu pháo M-30 122mm - một trong những trang bị chính của lực lượng pháo binh Việt Nam trong suốt Kháng chiến chống Mỹ. Dù có thời gian phục vụ đã khá dài nhưng M-30 vẫn thể hiện được sức mạnh của mình trong suốt đợt diễn tập. Nguồn ảnh: QĐND.
Đáng lưu ý là bấy lâu nay, lựu pháo M-30 phục vụ khá hạn chế trong các đơn vị pháo binh Việt Nam. Chúng chủ yếu xuất hiện trong các hoạt động nghi lễ cấp cao của quốc gia. Ví dụ như bắn pháo chào mừng Quốc khánh hay sự kiện 1.000 năm Thăng Long. Nguồn ảnh: TTVNOL.
Lựu pháo 122mm M-30 là một trong mẫu pháo tiêu chuẩn của các đơn vị pháo binh Liên Xô trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2 và nhiều năm sau đó, nó cũng được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong đó có Việt Nam và trong các nước XHCN trước đây. Nguồn ảnh: Pinterest
Từ năm 1930, Quân đội Liên Xô đã bắt đầu phát triển một mẫu pháo tiêu chuẩn cấp sư đoàn mới để thay thế cho các dòng pháo 122mm lỗi thời của mình như M1909 và M1910. Và có một điều bất ngờ là đề án phát triển các tiền thân của M-30 còn có sự tham gia của các kỹ sư Đức hợp tác với phòng thiết kế KB-2 của Liên Xô. Nguồn ảnh: armor.kiev.ua.
Trong quá trình phát triển M-30, Liên Xô cũng phân vân giữa việc nên phát triển một dòng lựu pháo 122mm hay 105mm vốn được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Với cỡ nòng nhỏ hơn sẽ đảm bảo khẩu pháo có trọng lượng nhẹ và cơ động hơn, tuy nhiên ý tưởng về một mẫu pháo 105mm nhanh chóng bị Moscow gạt qua một bên do Liên Xô không có kinh nghiệm trong việc phát triển dòng pháo cỡ nòng này. Nguồn ảnh: kollektsiya.ru
Sau khi vượt qua một nguyên mẫu pháo 122mm khác là F-25, M-30 được đưa vào sản xuất hàng loạt vào đầu những năm 1940. Chỉ trong một năm đã có khoảng 500 đơn vị M-30 được chế tạo tại các nhà máy vũ khí số 92 tại Gorky và số 9 ở Sverdlovsk. Cùng thời điểm này Đức cũng tiến hành xâm lược Liên Xô với Chiến dịch Barbarossa vào năm 1941. Nguồn ảnh: litnik.pp.ua.
Pháo M-30 có sự thay đổi lớn về thiết kế so với các dòng lựu pháo cùng thời của Liên Xô khi đó, tuy nhiên nó vẫn sử dụng loại khoá nòng ren cắt được cấu trúc như 1 nắp ngăn có xoắn vít , tạo lực hút vỏ đạn ra khỏi nòng sau khi bắn. Hệ thống hãm giật cuả súng được trang bị thêm bộ phận hãm giật và bộ phận tản nhiệt. Hệ thống ngắm của M-30 có thể được sử dụng để bắn trực tiếp lẫn gián tiếp. Nguồn ảnh: litnik.pp.ua.
Nếu các mẫu lựu pháo như M1909 hay M1910 sử dụng các bệ pháo trang bị bánh xe bằng kim loại thì trên M-30 nó được trang bị bệ pháo với bánh xe bọc cao su giúp tăng khả năng cơ động di chuyển cũng như giảm thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu xuống còn khoảng 1 phút. Nguồn ảnh: litnik.pp.ua.
Giống như nhiều mẫu pháo cùng thời, M-30 cũng được trang bị một tấm thép chống đạn giúp bảo vệ pháo thủ trong chiến đấu trước các loại vũ khí thông thường hoặc mảnh đạn từ pháo binh đối phương. Nguồn ảnh: litnik.pp.ua.
Cận cảnh bệ khóa nòng của M-30, nòng pháo của nó cho phép nâng hạ một góc từ -3 ° đến 63 ° và xoay ngang một góc 49 °. Bản thân bệ pháo, nòng pháo hay bệ khóa nòng của M-30 cũng được thiết kế đơn giản có thể tháo rời dễ dàng. Nguồn ảnh: litnik.pp.ua.
Trọng lượng của M-30 khoảng 2.5 tấn với chiều dài cơ sở 5.9m kể cả càng sau của pháo, trong khi đó nòng pháo kể cả bệ khóa nòng chỉ có chiều dài khoảng 2.8m. Nguồn ảnh: litnik.pp.ua.
Lựu pháo M-30 được sử dụng chủ yếu để chống lại lực lượng bộ binh, hỗ trợ hỏa lực tầm gần, chống lại các công sự phòng thủ kiên cố của đối phương hay mở đường cho bộ binh trên trận địa. Với đạn pháo 122m, sức công phá của M-30 hoàn toàn vượt trội hơn pháo M101 105mm của Mỹ trên chiến trường điều này đã được chứng minh trong CTTG 2. Nguồn ảnh: topwar.ru.
Trong chiến đấu, M-30 có thể được sử dụng để chống lại các loại xe bọc thép hạng nhẹ của đối phương khi đạn pháo 122mm của nó có thể xuyên được 20mm thép cán. Và khi bắn chính diện M-30 hoàn toàn có thể đóng vai trò như một khẩu pháo chống tăng ở một số mặt nào đó. Nguồn ảnh: topwar.ru.
Tầm bắn hiệu quả của M-30 là hơn 11km với tốc độ bắn trung bình khoảng 5-6 phát/phút đảm bảo hổ trợ hỏa lực tối đa ở tầm gần. Nguồn ảnh: militaryedge.org.
Có khoảng 19.266 đơn vị M-30 được Liên Xô sản xuất trước và sau CTTG 2 và số pháo trên được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới cho đến thời điểm hiện tại trong đó phổ biến nhất vẫn là Trung Đông trong các cuộc xung đột gần đây. Trong ảnh là một đội pháo binh danh dự của Quân đội Cuba với những khẩu M-30. Nguồn ảnh: Anton Blinov.