Theo kênh Tsargrad TV, Đại tá Andriy Biletsky, chỉ huy Lữ đoàn Azov số 3 của Ukraine, tuyên bố quân đội Ukraine đang đối mặt với tình trạng thảm họa trên tiền tuyến và có nguy cơ phải đầu hàng. Ảnh: Kp.ruTình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine đang có những thay đổi lớn. Ban đầu, Nga triển khai 250.000 quân với ý định thực hiện một cuộc chiến chớp nhoáng đánh bại Ukraine và chiếm giữ một số khu vực. Tuy nhiên, Ukraine đã giành chiến thắng trong trận phòng thủ Kyiv. Đến năm 2022, với sự hỗ trợ từ tình báo và vũ khí của Mỹ cùng phương Tây, Ukraine tiếp tục phản công thành công ở Kharkiv và Kherson. Ảnh: RIA NovostiNhận thấy chiến lược ban đầu thất bại, Nga thay đổi chiến thuật từ năm 2023. Các vệ tinh Mỹ và UAV trinh sát của Ukraine giám sát chặt chẽ chiến trường, khiến Nga không thể điều động quân mà không bị phát hiện. Điều này khiến quân đội Nga phải từ bỏ ý định thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn. Ảnh minh họa: TASSSau các trận đánh khốc liệt tại Bakhmut, Avdiivka và Marinka, Nga tiếp tục điều chỉnh chiến lược. Thay vì theo đuổi chiến thắng về mặt chiến thuật, Nga hướng sang chiến tranh tiêu hao, kéo dài để làm suy yếu Ukraine. Tổng thống Putin tuyên bố Nga có thể chiến đấu trong 100 năm để đạt mục tiêu cuối cùng. Ảnh: TASSNga áp dụng chiến thuật bao vây dài hạn để “rút máu” quân đội Ukraine. Khi tiến đến một thành phố chiến lược như Toretsk, Pokrovsk, Chasiv Yar, Ugledar, quân đội Nga phải đối mặt với UAV và pháo binh tầm xa của Ukraine. Ban đầu, Ukraine có thể tuyên bố thành công trong việc ngăn chặn đợt tấn công. Tuy nhiên, sau một thời gian dài bị vây ép, lực lượng Ukraine bắt đầu đối diện nguy cơ cạn kiệt nguồn lực. Ảnh: TASSNga thường không vội tấn công trực diện mà sử dụng chiến thuật “gọng kìm”, bao vây từ hai bên để dần cô lập mục tiêu. Khi vòng vây siết chặt, quân đội Ukraine gặp khó khăn trong tiếp tế. Tổng thống Zelensky có thể đến động viên binh sĩ, nhưng Nga vẫn kiên trì với chiến thuật của mình: cắt đứt hậu cần, chờ đối phương suy yếu. Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng NgaSau một hoặc hai tháng, quân Nga sẽ khép vòng vây ở ba phía, chỉ chừa lại một tuyến đường tiếp tế duy nhất của Ukraine. Khi đã kiểm soát tình hình, Nga sử dụng UAV và pháo phản lực để cắt đứt tuyến đường này, khiến quân Ukraine hoàn toàn bị cô lập. Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng NgaLúc này, quân Nga tiếp tục không vội tiến công mà sử dụng không quân để ném bom hạng nặng FAB-500, FAB-1500 và FAB-3000, san phẳng các khu vực phòng thủ. Khi hệ thống phòng thủ trong thành phố bị phá hủy, Ukraine vẫn cố gắng tăng viện bằng các đơn vị nhỏ để duy trì trận địa. Ảnh: Bộ Quốc phòng NgaTuy nhiên, sau vài tuần hoặc một tháng, lực lượng của Ukraine bị tiêu hao nặng nề, buộc phải rút lui. Khi đó, quân đội Nga sẽ tập trung không quân, UAV tấn công, trực thăng vũ trang và tên lửa hành trình để chặn đường rút lui của Ukraine, biến khu vực này thành “con đường chết”. Ảnh: Top WarChiến thuật “rút máu” này của Nga không chỉ giới hạn trong một khu vực mà được áp dụng trên toàn mặt trận dài 2000 km, gây tổn thất liên tục cho quân đội Ukraine. Khi các lực lượng cơ động của Ukraine bị tiêu hao gần hết, Nga sẽ có cơ hội mở chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Kharkiv, Sumy và Dnipro. Ảnh: Top WarTrước tình hình này, phương Tây đang đẩy mạnh viện trợ quân sự cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển, Paul Johnson, tuyên bố nước này sẽ cung cấp một gói viện trợ trị giá 1,6 tỷ USD, bao gồm 912 triệu USD mua thiết bị quốc phòng, 465 triệu USD đầu tư vào ngành công nghiệp quân sự và phần còn lại được trích từ kho dự trữ vũ khí, bao gồm súng máy M58, đạn dược, thiết bị quân sự, thiết bị y tế, cùng 100 xe quân sự. Ảnh minh họa: ReutersBộ trưởng Quốc phòng Hà Lan, Ruben Brekelmans, cũng công bố khoản viện trợ 2 tỷ USD trong năm 2024, trong đó 500 triệu USD sẽ được đầu tư vào ngành công nghiệp UAV của Ukraine. Điều này cho thấy phương Tây đang dịch chuyển từ cung cấp vũ khí thuần túy sang đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng của Ukraine để giúp nước này duy trì cuộc chiến lâu dài. Ảnh minh họa: ReutersVới sự hỗ trợ công nghệ từ phương Tây, Ukraine đã phát triển UAV bọc giáp có khả năng chống đạn nhẹ, mang theo đạn pháo cối 120mm, bom trên không 25kg và 50kg để tấn công các vị trí của Nga. Ảnh: ReutersGiám đốc Cơ quan Mua sắm Quốc phòng Ukraine, Gribo Kanyevsky, tuyên bố quân đội Ukraine đang tập trung vào cuộc chiến không người lái. Ngoài UAV, Ukraine cũng có kế hoạch triển khai 15.000 xe chiến đấu không người lái trên chiến trường trong năm nay. Ảnh: ReutersLữ đoàn Bộ binh Cơ giới số 13, Tiểu đoàn "Chó sói Da Vinci" số 108 và Lữ đoàn Tấn công số 3 của Azov đã bắt đầu sử dụng robot chiến đấu không người lái. Những robot này phục vụ nhiều mục đích như bắn yểm trợ, vận chuyển hậu cần, rà phá bom mìn, tấn công tự sát và vận chuyển thiết bị đặc biệt. Ảnh: TelegramMột trong những vấn đề nguy hiểm nhất trên tiền tuyến là vận chuyển hậu cần trong khoảng cách 10 km cuối cùng. Xe bọc thép và xe tải thường trở thành mục tiêu dễ bị tiêu diệt. Giờ đây, Ukraine đang triển khai các phương tiện không người lái để thực hiện nhiệm vụ này, giảm thiểu thương vong cho binh sĩ. Ảnh minh họa: Reuters
Theo kênh Tsargrad TV, Đại tá Andriy Biletsky, chỉ huy Lữ đoàn Azov số 3 của Ukraine, tuyên bố quân đội Ukraine đang đối mặt với tình trạng thảm họa trên tiền tuyến và có nguy cơ phải đầu hàng. Ảnh: Kp.ru
Tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine đang có những thay đổi lớn. Ban đầu, Nga triển khai 250.000 quân với ý định thực hiện một cuộc chiến chớp nhoáng đánh bại Ukraine và chiếm giữ một số khu vực. Tuy nhiên, Ukraine đã giành chiến thắng trong trận phòng thủ Kyiv. Đến năm 2022, với sự hỗ trợ từ tình báo và vũ khí của Mỹ cùng phương Tây, Ukraine tiếp tục phản công thành công ở Kharkiv và Kherson. Ảnh: RIA Novosti
Nhận thấy chiến lược ban đầu thất bại, Nga thay đổi chiến thuật từ năm 2023. Các vệ tinh Mỹ và UAV trinh sát của Ukraine giám sát chặt chẽ chiến trường, khiến Nga không thể điều động quân mà không bị phát hiện. Điều này khiến quân đội Nga phải từ bỏ ý định thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn. Ảnh minh họa: TASS
Sau các trận đánh khốc liệt tại Bakhmut, Avdiivka và Marinka, Nga tiếp tục điều chỉnh chiến lược. Thay vì theo đuổi chiến thắng về mặt chiến thuật, Nga hướng sang chiến tranh tiêu hao, kéo dài để làm suy yếu Ukraine. Tổng thống Putin tuyên bố Nga có thể chiến đấu trong 100 năm để đạt mục tiêu cuối cùng. Ảnh: TASS
Nga áp dụng chiến thuật bao vây dài hạn để “rút máu” quân đội Ukraine. Khi tiến đến một thành phố chiến lược như Toretsk, Pokrovsk, Chasiv Yar, Ugledar, quân đội Nga phải đối mặt với UAV và pháo binh tầm xa của Ukraine. Ban đầu, Ukraine có thể tuyên bố thành công trong việc ngăn chặn đợt tấn công. Tuy nhiên, sau một thời gian dài bị vây ép, lực lượng Ukraine bắt đầu đối diện nguy cơ cạn kiệt nguồn lực. Ảnh: TASS
Nga thường không vội tấn công trực diện mà sử dụng chiến thuật “gọng kìm”, bao vây từ hai bên để dần cô lập mục tiêu. Khi vòng vây siết chặt, quân đội Ukraine gặp khó khăn trong tiếp tế. Tổng thống Zelensky có thể đến động viên binh sĩ, nhưng Nga vẫn kiên trì với chiến thuật của mình: cắt đứt hậu cần, chờ đối phương suy yếu. Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Nga
Sau một hoặc hai tháng, quân Nga sẽ khép vòng vây ở ba phía, chỉ chừa lại một tuyến đường tiếp tế duy nhất của Ukraine. Khi đã kiểm soát tình hình, Nga sử dụng UAV và pháo phản lực để cắt đứt tuyến đường này, khiến quân Ukraine hoàn toàn bị cô lập. Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Nga
Lúc này, quân Nga tiếp tục không vội tiến công mà sử dụng không quân để ném bom hạng nặng FAB-500, FAB-1500 và FAB-3000, san phẳng các khu vực phòng thủ. Khi hệ thống phòng thủ trong thành phố bị phá hủy, Ukraine vẫn cố gắng tăng viện bằng các đơn vị nhỏ để duy trì trận địa. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Tuy nhiên, sau vài tuần hoặc một tháng, lực lượng của Ukraine bị tiêu hao nặng nề, buộc phải rút lui. Khi đó, quân đội Nga sẽ tập trung không quân, UAV tấn công, trực thăng vũ trang và tên lửa hành trình để chặn đường rút lui của Ukraine, biến khu vực này thành “con đường chết”. Ảnh: Top War
Chiến thuật “rút máu” này của Nga không chỉ giới hạn trong một khu vực mà được áp dụng trên toàn mặt trận dài 2000 km, gây tổn thất liên tục cho quân đội Ukraine. Khi các lực lượng cơ động của Ukraine bị tiêu hao gần hết, Nga sẽ có cơ hội mở chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Kharkiv, Sumy và Dnipro. Ảnh: Top War
Trước tình hình này, phương Tây đang đẩy mạnh viện trợ quân sự cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển, Paul Johnson, tuyên bố nước này sẽ cung cấp một gói viện trợ trị giá 1,6 tỷ USD, bao gồm 912 triệu USD mua thiết bị quốc phòng, 465 triệu USD đầu tư vào ngành công nghiệp quân sự và phần còn lại được trích từ kho dự trữ vũ khí, bao gồm súng máy M58, đạn dược, thiết bị quân sự, thiết bị y tế, cùng 100 xe quân sự. Ảnh minh họa: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan, Ruben Brekelmans, cũng công bố khoản viện trợ 2 tỷ USD trong năm 2024, trong đó 500 triệu USD sẽ được đầu tư vào ngành công nghiệp UAV của Ukraine. Điều này cho thấy phương Tây đang dịch chuyển từ cung cấp vũ khí thuần túy sang đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng của Ukraine để giúp nước này duy trì cuộc chiến lâu dài. Ảnh minh họa: Reuters
Với sự hỗ trợ công nghệ từ phương Tây, Ukraine đã phát triển UAV bọc giáp có khả năng chống đạn nhẹ, mang theo đạn pháo cối 120mm, bom trên không 25kg và 50kg để tấn công các vị trí của Nga. Ảnh: Reuters
Giám đốc Cơ quan Mua sắm Quốc phòng Ukraine, Gribo Kanyevsky, tuyên bố quân đội Ukraine đang tập trung vào cuộc chiến không người lái. Ngoài UAV, Ukraine cũng có kế hoạch triển khai 15.000 xe chiến đấu không người lái trên chiến trường trong năm nay. Ảnh: Reuters
Lữ đoàn Bộ binh Cơ giới số 13, Tiểu đoàn "Chó sói Da Vinci" số 108 và Lữ đoàn Tấn công số 3 của Azov đã bắt đầu sử dụng robot chiến đấu không người lái. Những robot này phục vụ nhiều mục đích như bắn yểm trợ, vận chuyển hậu cần, rà phá bom mìn, tấn công tự sát và vận chuyển thiết bị đặc biệt. Ảnh: Telegram
Một trong những vấn đề nguy hiểm nhất trên tiền tuyến là vận chuyển hậu cần trong khoảng cách 10 km cuối cùng. Xe bọc thép và xe tải thường trở thành mục tiêu dễ bị tiêu diệt. Giờ đây, Ukraine đang triển khai các phương tiện không người lái để thực hiện nhiệm vụ này, giảm thiểu thương vong cho binh sĩ. Ảnh minh họa: Reuters