Hiện tại, quân đội Nga đang triển khai cuộc tấn công mùa xuân - mùa hè trên toàn tuyến, tình thế có thể nói là biến động dữ dội. Ngay vào thời điểm này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất một thỏa thuận “ đổi đất lấy hòa bình”, nhưng nhà lãnh đạo Volodymyr Zelensky kiên quyết từ chối đề nghị này mà không hề do dự. Ảnh: Kp.ruTờ Kyiv Independent cho rằng, hiện tại Ukraine vẫn chưa rơi vào tình thế khó khăn đến mức phải dùng lãnh thổ đổi lấy hòa bình. Tuy quân đội Ukraine đang ở thế yếu cả về binh lực lẫn hỏa lực so với Nga, nhưng tình hình tiền tuyến hiện nay vẫn tương đối ổn định. Ảnh: Bộ Quốc phòng NgaNgay cả khi Mỹ tiếp tục ngừng viện trợ cho Ukraine, thậm chí cắt đứt chia sẻ tình báo, thì tình hình tiền tuyến nhiều khả năng sẽ xấu đi, nhưng khả năng phòng tuyến sụp đổ là không lớn. Ảnh: Top WarVì vậy, truyền thông Ukraine cho rằng không cần thiết phải nghe theo Mỹ và kiên quyết không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào lấy lãnh thổ đổi hòa bình. Phía ông Trump cũng đã mạnh miệng tuyên bố rằng nếu Ukraine không chấp nhận thỏa thuận, Mỹ sẽ rút khỏi đàm phán vào tuần tới. Ảnh: ReutersTrùng hợp thay, tuần tới cũng là thời hạn 100 ngày mà ông Trump từng cam kết sẽ chấm dứt cuộc chiến Nga - Ukraine, vì thế diễn biến lần này càng trở nên đáng chú ý. Ảnh: Top WarVừa kết thúc cuộc đối đầu cứng rắn với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Ukraine lập tức phải hứng chịu đòn phản ứng mạnh mẽ từ phía Washington. Theo Bloomberg, chính quyền Mỹ không chỉ từ chối cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Kyiv mà còn cắt luôn nguồn hỗ trợ an ninh mạng – yếu tố được đánh giá là sống còn đối với Ukraine trong cuộc chiến hiện tại. Ảnh: Top WarĐộng thái này được cho là tạo điều kiện cho các nhóm tin tặc Nga. Trong nhiều năm qua, với sự hậu thuẫn của Mỹ, Ukraine đã thành công trong việc đẩy lùi hàng loạt cuộc tấn công mạng nhằm vào quân đội, cơ quan chính phủ, các tổ chức truyền thông, công ty viễn thông và hệ thống điện lực. Đồng thời, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật kịp thời, các nền tảng này cũng có thể nhanh chóng phục hồi hoạt động sau mỗi đợt tấn công. Ảnh minh họaTuy nhiên, việc Mỹ đột ngột rút lại hỗ trợ khiến các hệ thống trọng yếu của Ukraine một lần nữa trở thành mục tiêu dễ bị tổn thương. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có biện pháp đối phó hiệu quả, Ukraine có thể đối mặt với tình trạng gián đoạn nghiêm trọng trên diện rộng, làm gia tăng nguy cơ hỗn loạn trong bối cảnh chiến sự vẫn đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Gazeta.ruTrước đó vào năm 2023, các nhóm tin tặc Nga đã từng đột nhập vào cơ sở dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Ukraine, xóa sạch dữ liệu đăng ký nghĩa vụ quân sự. Khi đó, nếu Kyiv không kịp thời sao lưu dữ liệu, công tác tuyển quân gần như sẽ tê liệt, khiến việc tìm kiếm và huy động công dân đủ tuổi nhập ngũ trở nên vô cùng khó khăn. Ảnh minh họa: ReutersGiờ đây, với việc Mỹ cắt giảm hỗ trợ an ninh mạng, các nền tảng dữ liệu trọng yếu của Ukraine đang đứng trước nguy cơ bị tấn công lần nữa. Trong bối cảnh quân đội Ukraine cần gấp rút bổ sung binh lực, bất kỳ sự gián đoạn nào trong quy trình tuyển quân đều có thể gây ra hậu quả thảm khốc, làm suy yếu nghiêm trọng sức mạnh phòng thủ của nước này. Ảnh: Getty ImagesKhông ít chuyên gia nhận định, nếu các cuộc xâm nhập mạng gia tăng cường độ, chiến trường Ukraine rất có thể sẽ chứng kiến một bước ngoặt mới, nơi “chiến tranh mạng” trở thành vũ khí thay đổi cục diện. Ảnh: ReutersMột sự kiện khác cũng thu hút sự chú ý rộng rãi: vào đúng ngày 25/4, khi đặc phái viên của Tổng thống Mỹ tới Moscow để tiến hành đàm phán, một vụ ám sát nhằm vào tướng lĩnh cấp cao của Nga đã xảy ra. Ảnh: ReutersTrung tướng Yaroslav Moskalyk, Phó Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Nga, đã thiệt mạng trong một vụ nổ bom xe. Phía Nga đồng loạt cáo buộc Ukraine đứng sau vụ việc này, cho rằng hành động này nhằm mục đích phá hoại tiến trình đàm phán. Ảnh: Telegram
Hiện tại, quân đội Nga đang triển khai cuộc tấn công mùa xuân - mùa hè trên toàn tuyến, tình thế có thể nói là biến động dữ dội. Ngay vào thời điểm này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất một thỏa thuận “ đổi đất lấy hòa bình”, nhưng nhà lãnh đạo Volodymyr Zelensky kiên quyết từ chối đề nghị này mà không hề do dự. Ảnh: Kp.ru
Tờ Kyiv Independent cho rằng, hiện tại Ukraine vẫn chưa rơi vào tình thế khó khăn đến mức phải dùng lãnh thổ đổi lấy hòa bình. Tuy quân đội Ukraine đang ở thế yếu cả về binh lực lẫn hỏa lực so với Nga, nhưng tình hình tiền tuyến hiện nay vẫn tương đối ổn định. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Ngay cả khi Mỹ tiếp tục ngừng viện trợ cho Ukraine, thậm chí cắt đứt chia sẻ tình báo, thì tình hình tiền tuyến nhiều khả năng sẽ xấu đi, nhưng khả năng phòng tuyến sụp đổ là không lớn. Ảnh: Top War
Vì vậy, truyền thông Ukraine cho rằng không cần thiết phải nghe theo Mỹ và kiên quyết không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào lấy lãnh thổ đổi hòa bình. Phía ông Trump cũng đã mạnh miệng tuyên bố rằng nếu Ukraine không chấp nhận thỏa thuận, Mỹ sẽ rút khỏi đàm phán vào tuần tới. Ảnh: Reuters
Trùng hợp thay, tuần tới cũng là thời hạn 100 ngày mà ông Trump từng cam kết sẽ chấm dứt cuộc chiến Nga - Ukraine, vì thế diễn biến lần này càng trở nên đáng chú ý. Ảnh: Top War
Vừa kết thúc cuộc đối đầu cứng rắn với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Ukraine lập tức phải hứng chịu đòn phản ứng mạnh mẽ từ phía Washington. Theo Bloomberg, chính quyền Mỹ không chỉ từ chối cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Kyiv mà còn cắt luôn nguồn hỗ trợ an ninh mạng – yếu tố được đánh giá là sống còn đối với Ukraine trong cuộc chiến hiện tại. Ảnh: Top War
Động thái này được cho là tạo điều kiện cho các nhóm tin tặc Nga. Trong nhiều năm qua, với sự hậu thuẫn của Mỹ, Ukraine đã thành công trong việc đẩy lùi hàng loạt cuộc tấn công mạng nhằm vào quân đội, cơ quan chính phủ, các tổ chức truyền thông, công ty viễn thông và hệ thống điện lực. Đồng thời, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật kịp thời, các nền tảng này cũng có thể nhanh chóng phục hồi hoạt động sau mỗi đợt tấn công. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, việc Mỹ đột ngột rút lại hỗ trợ khiến các hệ thống trọng yếu của Ukraine một lần nữa trở thành mục tiêu dễ bị tổn thương. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có biện pháp đối phó hiệu quả, Ukraine có thể đối mặt với tình trạng gián đoạn nghiêm trọng trên diện rộng, làm gia tăng nguy cơ hỗn loạn trong bối cảnh chiến sự vẫn đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Gazeta.ru
Trước đó vào năm 2023, các nhóm tin tặc Nga đã từng đột nhập vào cơ sở dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Ukraine, xóa sạch dữ liệu đăng ký nghĩa vụ quân sự. Khi đó, nếu Kyiv không kịp thời sao lưu dữ liệu, công tác tuyển quân gần như sẽ tê liệt, khiến việc tìm kiếm và huy động công dân đủ tuổi nhập ngũ trở nên vô cùng khó khăn. Ảnh minh họa: Reuters
Giờ đây, với việc Mỹ cắt giảm hỗ trợ an ninh mạng, các nền tảng dữ liệu trọng yếu của Ukraine đang đứng trước nguy cơ bị tấn công lần nữa. Trong bối cảnh quân đội Ukraine cần gấp rút bổ sung binh lực, bất kỳ sự gián đoạn nào trong quy trình tuyển quân đều có thể gây ra hậu quả thảm khốc, làm suy yếu nghiêm trọng sức mạnh phòng thủ của nước này. Ảnh: Getty Images
Không ít chuyên gia nhận định, nếu các cuộc xâm nhập mạng gia tăng cường độ, chiến trường Ukraine rất có thể sẽ chứng kiến một bước ngoặt mới, nơi “chiến tranh mạng” trở thành vũ khí thay đổi cục diện. Ảnh: Reuters
Một sự kiện khác cũng thu hút sự chú ý rộng rãi: vào đúng ngày 25/4, khi đặc phái viên của Tổng thống Mỹ tới Moscow để tiến hành đàm phán, một vụ ám sát nhằm vào tướng lĩnh cấp cao của Nga đã xảy ra. Ảnh: Reuters
Trung tướng Yaroslav Moskalyk, Phó Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Nga, đã thiệt mạng trong một vụ nổ bom xe. Phía Nga đồng loạt cáo buộc Ukraine đứng sau vụ việc này, cho rằng hành động này nhằm mục đích phá hoại tiến trình đàm phán. Ảnh: Telegram