Hình ảnh chụp phía Bắc Syria cho thấy, các hệ thống phòng không MIM-23 Hawk đã được Thổ Nhĩ Kỳ triển khai nhằm sẵn sàng cho tình huống đối đầu với các máy bay đối phương.Có thể thấy hành động triển khai tên lửa này đã tạo bước ngoặt đáng kể trên chiến trường Syria, nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với Nga tại đây ngày càng hiện hữu.Trước đó Nga đã chỉ trích hành động triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vào Bắc Syria, nguồn tin chiến trường còn tiết lộ chiến đấu cơ Nga đã không kích vào lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tại đây.Có lẽ chính vì điều này buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải triển khai hệ thống phòng không để đối phó.Sở dĩ Ankara chọn hệ thống MIM-23 Hawk của Mỹ thay vì S-400 Nga là do lo ngại hệ thống S-400 có hệ thống phân biệt bạn thù, vì thế chúng khó lòng khai hỏa nếu nhắm vào máy bay Nga.Mặt khác MIM-23 Hawk cũng được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng nhuần nhuyễn hơn S-400 mới tiếp nhận.Mặt khác cho đến thời điểm hiện tại, MIM-23 Hawk là hệ thống phòng không của Mỹ tiêu diệt được nhiều chủng loại máy bay nhất do Liên Xô sản xuất.Trong trường hợp xấu nổ ra xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tại Syria, MIM-23 Hawk có thể trở thành mối đe dọa hàng đầu cho chiến đấu cơ Nga.MIM-23 Hawk bắt đầu phục vụ trong Quân đội Mỹ từ tháng 8-1960, đến năm 1971 thì có phiên bản cải tiến.Hệ thống tên lửa phòng không MIM-23 Hawk do công ty Raytheon thiết kế, ước tính đã có khoảng 40.000 quả tên lửa của hệ thống này đã được chế tạo suốt thế kỷ 20.Loại tên lửa này được thiết kế với vai trò tấn công các mục tiêu ở tầm bắn trung bình, độ cao lớn.Tuy tầm bắn, độ cao của hệ thống tên lửa Hawk kém hơn S-75 Dvina, nhưng Hawk lại có đầu tự dẫn radar bán chủ động - công nghệ rất mới thời điểm bấy giờ so với thế hệ S-75 và S-125.Tổ hợp MIM-23 thường được trang bị 4 đài radar bắt mục tiêu - dẫn đường tên lửa, 6 bệ phóng (3 đạn tên lửa/bệ) và một số thành phần hỗ trợ khác.Bốn loại radar gồm: đài radar bắt mục tiêu tầm cao AN/MQP-35, đài radar bắt mục tiêu bay thấp AN/MPQ-34, đài radar chiếu dọi mục tiêu năng lượng cao AN/MPQ-33/39 (dùng để theo dõi mục tiêu, dẫn đường tên lửa) và đài radar xác định cự ly AN/MPQ-37.Tổ hợp MIM-23 Hawk trang bị đạn tên lửa MIM-23A dài 5,08m, đường kính thân 0,37m, sải cánh 1,21m, lắp đầu đạn nổ mảnh nặng 54 kg và trọng lượng phóng 584 kg.Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2-25 km, đạt độ cao tối đa 11.000m, tốc độ hành trình Mach 2,4. MIM-23A lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động.Thành tích đáng nể phục mà tên lửa này đạt được đó là trong cuộc "Chiến tranh tiêu hao", hệ thống tên lửa Hawk đã hạ 1 chiếc Il -28, 4 chiếc Su-7, 4 chiếc MiG-17, 3 chiếc MiG-21 của Không quân Ai cập.Còn trong cuộc "Chiến tranh tháng Mười" nạn nhân của nó là 4 chiếc MiG-17, 1 MiG-21, 3 chiếc Su-7, 1 chiếc “Hunter”, 1 chiếc Mirage-5, 2 chiếc Mi-8 của Không quân Ai cập, Syria, Jorrdan và Lybia.Lần cuối, vào năm 1982, 1 chiếc MiG-25 và có thể thêm 1 chiếc MiG-23 nữa đã bị tổ hợp này bắn hạ trên không phận Lebanon.Trong cuộc Chiến trang Iraq - Iran (1980 - 1988), hệ thống tên lửa MIM-23 Hawk của Iran “tự ” bắn rơi 2 - 3 chiếc tiêm kích F-14 và 1 chiếc F-5 của chính Không quân Iran, và khoảng 40 máy bay Iraq.Tháng 9/1987, tổ hợp MIM-23 Hawk của Pháp đã hạ 1 máy bay ném bom Tu-22 của Lybia trên bầu trời thủ đô N'Djamena của Tchad.Ngày 2/8/1990, MIM-23 Hawk cải tiến của Kuwait đã bắn rơi 1 chiếc Su-22 và 1 chiếc MiG-23BN của Không quân Iraq khi xâm nhập Kuwait.Vụ đánh chặn mới nhất được thực hiện vào ngày 5/6/2018 khi MIM-23 Hawk đánh chặn thành công quả tên lửa đạn đạo Badr-1 do Houthi phóng đi từ lãnh thổ Yemen. Việc tiếp tục đánh chặn được tên lửa đạn đạo có tốc độ siêu âm cho thấy NIM-23 Hawk vẫn là một trong những hệ thống phòng không đáng gờm trên thế giới.
Hình ảnh chụp phía Bắc Syria cho thấy, các hệ thống phòng không MIM-23 Hawk đã được Thổ Nhĩ Kỳ triển khai nhằm sẵn sàng cho tình huống đối đầu với các máy bay đối phương.
Có thể thấy hành động triển khai tên lửa này đã tạo bước ngoặt đáng kể trên chiến trường Syria, nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với Nga tại đây ngày càng hiện hữu.
Trước đó Nga đã chỉ trích hành động triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vào Bắc Syria, nguồn tin chiến trường còn tiết lộ chiến đấu cơ Nga đã không kích vào lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tại đây.
Có lẽ chính vì điều này buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải triển khai hệ thống phòng không để đối phó.
Sở dĩ Ankara chọn hệ thống MIM-23 Hawk của Mỹ thay vì S-400 Nga là do lo ngại hệ thống S-400 có hệ thống phân biệt bạn thù, vì thế chúng khó lòng khai hỏa nếu nhắm vào máy bay Nga.
Mặt khác MIM-23 Hawk cũng được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng nhuần nhuyễn hơn S-400 mới tiếp nhận.
Mặt khác cho đến thời điểm hiện tại, MIM-23 Hawk là hệ thống phòng không của Mỹ tiêu diệt được nhiều chủng loại máy bay nhất do Liên Xô sản xuất.
Trong trường hợp xấu nổ ra xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tại Syria, MIM-23 Hawk có thể trở thành mối đe dọa hàng đầu cho chiến đấu cơ Nga.
MIM-23 Hawk bắt đầu phục vụ trong Quân đội Mỹ từ tháng 8-1960, đến năm 1971 thì có phiên bản cải tiến.
Hệ thống tên lửa phòng không MIM-23 Hawk do công ty Raytheon thiết kế, ước tính đã có khoảng 40.000 quả tên lửa của hệ thống này đã được chế tạo suốt thế kỷ 20.
Loại tên lửa này được thiết kế với vai trò tấn công các mục tiêu ở tầm bắn trung bình, độ cao lớn.
Tuy tầm bắn, độ cao của hệ thống tên lửa Hawk kém hơn S-75 Dvina, nhưng Hawk lại có đầu tự dẫn radar bán chủ động - công nghệ rất mới thời điểm bấy giờ so với thế hệ S-75 và S-125.
Tổ hợp MIM-23 thường được trang bị 4 đài radar bắt mục tiêu - dẫn đường tên lửa, 6 bệ phóng (3 đạn tên lửa/bệ) và một số thành phần hỗ trợ khác.
Bốn loại radar gồm: đài radar bắt mục tiêu tầm cao AN/MQP-35, đài radar bắt mục tiêu bay thấp AN/MPQ-34, đài radar chiếu dọi mục tiêu năng lượng cao AN/MPQ-33/39 (dùng để theo dõi mục tiêu, dẫn đường tên lửa) và đài radar xác định cự ly AN/MPQ-37.
Tổ hợp MIM-23 Hawk trang bị đạn tên lửa MIM-23A dài 5,08m, đường kính thân 0,37m, sải cánh 1,21m, lắp đầu đạn nổ mảnh nặng 54 kg và trọng lượng phóng 584 kg.
Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2-25 km, đạt độ cao tối đa 11.000m, tốc độ hành trình Mach 2,4. MIM-23A lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động.
Thành tích đáng nể phục mà tên lửa này đạt được đó là trong cuộc "Chiến tranh tiêu hao", hệ thống tên lửa Hawk đã hạ 1 chiếc Il -28, 4 chiếc Su-7, 4 chiếc MiG-17, 3 chiếc MiG-21 của Không quân Ai cập.
Còn trong cuộc "Chiến tranh tháng Mười" nạn nhân của nó là 4 chiếc MiG-17, 1 MiG-21, 3 chiếc Su-7, 1 chiếc “Hunter”, 1 chiếc Mirage-5, 2 chiếc Mi-8 của Không quân Ai cập, Syria, Jorrdan và Lybia.
Lần cuối, vào năm 1982, 1 chiếc MiG-25 và có thể thêm 1 chiếc MiG-23 nữa đã bị tổ hợp này bắn hạ trên không phận Lebanon.
Trong cuộc Chiến trang Iraq - Iran (1980 - 1988), hệ thống tên lửa MIM-23 Hawk của Iran “tự ” bắn rơi 2 - 3 chiếc tiêm kích F-14 và 1 chiếc F-5 của chính Không quân Iran, và khoảng 40 máy bay Iraq.
Tháng 9/1987, tổ hợp MIM-23 Hawk của Pháp đã hạ 1 máy bay ném bom Tu-22 của Lybia trên bầu trời thủ đô N'Djamena của Tchad.
Ngày 2/8/1990, MIM-23 Hawk cải tiến của Kuwait đã bắn rơi 1 chiếc Su-22 và 1 chiếc MiG-23BN của Không quân Iraq khi xâm nhập Kuwait.
Vụ đánh chặn mới nhất được thực hiện vào ngày 5/6/2018 khi MIM-23 Hawk đánh chặn thành công quả tên lửa đạn đạo Badr-1 do Houthi phóng đi từ lãnh thổ Yemen. Việc tiếp tục đánh chặn được tên lửa đạn đạo có tốc độ siêu âm cho thấy NIM-23 Hawk vẫn là một trong những hệ thống phòng không đáng gờm trên thế giới.