Tờ Hoa Nam Buổi sáng, xuất bản ở Hồng Kông đưa tin: “Mặc dù Trung Quốc có kinh nghiệm trong việc phát triển các lò phản ứng hạt nhân, để sử dụng trên đất liền; nhưng nước này vẫn chưa làm chủ được quy trình thu nhỏ, để tạo ra một tổ máy hạt nhân, phù hợp với tàu sân bay.Hải quân Trung Quốc hiện đã sở hữu hai chiếc tàu sân bay, chạy bằng năng lượng thông thường (chiếc Liêu Ninh và Sơn Đông), và đang đẩy nhanh tiến độ chế tạo chiếc thứ ba.Tuy nhiên, theo chuyên gia hải quân Trung Quốc Li Jie nói với tờ Hoa Nam Buổi sáng rằng, để có thể thực sự cạnh tranh với Hải quân Mỹ, hải quân Trung Quốc cần một con tàu có khả năng tạo ra nhiều sức mạnh và tốc độ cao, để có thể đủ cho máy bay cỡ lớn cất cánh.Ông Li Jie nói: "Hải quân Trung Quốc thực sự cần một tàu sân bay mạnh hơn, chạy bằng năng lượng hạt nhân, để phóng máy bay chiến đấu hạng nặng hoạt động trên tàu sân bay của Trung Quốc hiện nay là tiêm kích hạm J-15".Hoa Nam Buổi sáng bình luận: "Mặc dù Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào phát triển lực lượng hải quân, nhằm thu hẹp khoảng cách trình độ với Mỹ, nhưng Trung Quốc vẫn còn rất yếu trong việc thu nhỏ động cơ hạt nhân; vì vậy, Trung Quốc có thể học hỏi từ Nga"; chuyên gia quân sự Zhou Chenming nói với tờ Hoa Nam.Hạm đội Trung Quốc hiện đã sở hữu các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhưng các lò phản ứng hạt nhân của tàu ngầm, không đủ điều kiện để chuyển sang một tàu nổi lớn như tàu sân bay. Bài học thất bại của Pháp cách đây 1/4 thế kỷ, khi đưa động cơ tàu ngầm lên tàu sân bay Charles de Gaulle, là kinh nghiệm đáng lưu tâm.Trong nỗ lực cắt giảm chi phí phát triển tàu sân bay Charles de Gaulle - tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên và duy nhất của Pháp, các nhà thiết kế của nó đã sử dụng hai lò phản ứng nước điều áp K15, làm hệ thống động lực chính của con tàu.Mặc dù động cơ K15 vẫn hoạt động tốt, nhưng với kích thước khổng lồ của con tàu và việc thiếu sức mạnh từ các động cơ, đã biến Charles de Gaulle thành tàu sân bay chậm nhất thế giới, với tốc độ tối đa chỉ 27 hải lý/giờ.Các chuyên gia cho rằng, các tàu sân bay cần có khả năng đạt ít nhất 30 hải lý/giờ, để tạo ra những luồng gió cần thiết, để phóng máy bay của họ. Như vậy, khả năng chiến đấu của tàu Charles de Gaulle đã bị giảm sút mạnh vì tốc độ thấp. Đó là một bài học đau đớn cho người Pháp.Để tranh thủ công nghệ hạt nhân của Nga, vào tháng 6/2018, Chính phủ Trung Quốc đã mời Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia của Nga, đấu thầu dự án tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tàu phá băng mới, dài 150m, sẽ được cung cấp năng lượng bởi các lò phản ứng hạt nhân mô-đun.Hợp tác đóng tàu phá băng với Nga, có thể mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc, vì Hải quân Trung Quốc dự định từ tàu sân bay thứ tư, có thể trang bị động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các tàu phá băng, cũng cần động cơ lớn như tàu sân bay, để có thể phá những lớp băng dày.Tờ Hoa Nam Buổi sáng phân tích: Liên Xô bắt đầu sử dụng tàu phá băng, làm nền tảng thử nghiệm cho việc phát triển lò phản ứng hạt nhân, để cung cấp năng lượng cho tàu sân bay vào thập niên 1950 và đã đạt được những thành tựu to lớn. Nga cũng đang kế thừa phát triển thành tựu của Liên Xô về động cơ hạt nhân.Vào thời điểm sẵn sàng bắt đầu đóng tàu sân bay hạt nhân đầu tiên mang tên Ulyanovsk vào năm 1988, Liên Xô đã đóng thành công 5 tàu phá băng hạt nhân. Thật không may, tàu sân bay đã không bao giờ được hoàn thành, vì Liên Xô tan rã vào năm 1991, bốn năm trước khi dự kiến hạ thủy.Zhou nói: “Nga có công nghệ nhưng không có tiền, Trung Quốc có tiền nhưng không có công nghệ. Bằng cách hợp tác cùng nhau, Trung Quốc sẽ tiến một bước gần hơn tới một ngày hạ thủy tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân”.Theo phân tích dự báo của các chuyên gia, đến năm 2030, hải quân Trung Quốc có thể sở hữu tới 6 tàu sân bay. Chúng có thể là sự kết hợp giữa tàu sân bay chạy bằng động cơ thông thường và tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.Sáu tàu sân bay, có thể cho phép Bắc Kinh trang bị cho mỗi hạm đội (gồm Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) của Hải quân nước này, hai tàu sân bay. Một tàu có thể triển khai chiến đấu, trong khi tàu kia đang được bảo trì hoặc huấn luyện tại cảng.Với sự hợp tác với Nga, rất có thể Trung Quốc sẽ rút ngắn thời gian phát triển động cơ hạt nhân cho tàu sân bay; những bài học thành công từ việc sao chép xe tăng, máy bay của Liên Xô/Nga của Trung Quốc trong lịch sử, là minh chứng cho khả năng "học tập công nghệ", từ đối tác của Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Tàu sân bay đầu tiên mở đầu cho kỷ nguyên ra biển lớn của Trung Quốc, lại có nguồn gốc từ Liên Xô cũ, được Bắc Kinh "mua lậu" về nước. Nguồn: CGTN.
Tờ Hoa Nam Buổi sáng, xuất bản ở Hồng Kông đưa tin: “Mặc dù Trung Quốc có kinh nghiệm trong việc phát triển các lò phản ứng hạt nhân, để sử dụng trên đất liền; nhưng nước này vẫn chưa làm chủ được quy trình thu nhỏ, để tạo ra một tổ máy hạt nhân, phù hợp với tàu sân bay.
Hải quân Trung Quốc hiện đã sở hữu hai chiếc tàu sân bay, chạy bằng năng lượng thông thường (chiếc Liêu Ninh và Sơn Đông), và đang đẩy nhanh tiến độ chế tạo chiếc thứ ba.
Tuy nhiên, theo chuyên gia hải quân Trung Quốc Li Jie nói với tờ Hoa Nam Buổi sáng rằng, để có thể thực sự cạnh tranh với Hải quân Mỹ, hải quân Trung Quốc cần một con tàu có khả năng tạo ra nhiều sức mạnh và tốc độ cao, để có thể đủ cho máy bay cỡ lớn cất cánh.
Ông Li Jie nói: "Hải quân Trung Quốc thực sự cần một tàu sân bay mạnh hơn, chạy bằng năng lượng hạt nhân, để phóng máy bay chiến đấu hạng nặng hoạt động trên tàu sân bay của Trung Quốc hiện nay là tiêm kích hạm J-15".
Hoa Nam Buổi sáng bình luận: "Mặc dù Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào phát triển lực lượng hải quân, nhằm thu hẹp khoảng cách trình độ với Mỹ, nhưng Trung Quốc vẫn còn rất yếu trong việc thu nhỏ động cơ hạt nhân; vì vậy, Trung Quốc có thể học hỏi từ Nga"; chuyên gia quân sự Zhou Chenming nói với tờ Hoa Nam.
Hạm đội Trung Quốc hiện đã sở hữu các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhưng các lò phản ứng hạt nhân của tàu ngầm, không đủ điều kiện để chuyển sang một tàu nổi lớn như tàu sân bay. Bài học thất bại của Pháp cách đây 1/4 thế kỷ, khi đưa động cơ tàu ngầm lên tàu sân bay Charles de Gaulle, là kinh nghiệm đáng lưu tâm.
Trong nỗ lực cắt giảm chi phí phát triển tàu sân bay Charles de Gaulle - tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên và duy nhất của Pháp, các nhà thiết kế của nó đã sử dụng hai lò phản ứng nước điều áp K15, làm hệ thống động lực chính của con tàu.
Mặc dù động cơ K15 vẫn hoạt động tốt, nhưng với kích thước khổng lồ của con tàu và việc thiếu sức mạnh từ các động cơ, đã biến Charles de Gaulle thành tàu sân bay chậm nhất thế giới, với tốc độ tối đa chỉ 27 hải lý/giờ.
Các chuyên gia cho rằng, các tàu sân bay cần có khả năng đạt ít nhất 30 hải lý/giờ, để tạo ra những luồng gió cần thiết, để phóng máy bay của họ. Như vậy, khả năng chiến đấu của tàu Charles de Gaulle đã bị giảm sút mạnh vì tốc độ thấp. Đó là một bài học đau đớn cho người Pháp.
Để tranh thủ công nghệ hạt nhân của Nga, vào tháng 6/2018, Chính phủ Trung Quốc đã mời Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia của Nga, đấu thầu dự án tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tàu phá băng mới, dài 150m, sẽ được cung cấp năng lượng bởi các lò phản ứng hạt nhân mô-đun.
Hợp tác đóng tàu phá băng với Nga, có thể mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc, vì Hải quân Trung Quốc dự định từ tàu sân bay thứ tư, có thể trang bị động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các tàu phá băng, cũng cần động cơ lớn như tàu sân bay, để có thể phá những lớp băng dày.
Tờ Hoa Nam Buổi sáng phân tích: Liên Xô bắt đầu sử dụng tàu phá băng, làm nền tảng thử nghiệm cho việc phát triển lò phản ứng hạt nhân, để cung cấp năng lượng cho tàu sân bay vào thập niên 1950 và đã đạt được những thành tựu to lớn. Nga cũng đang kế thừa phát triển thành tựu của Liên Xô về động cơ hạt nhân.
Vào thời điểm sẵn sàng bắt đầu đóng tàu sân bay hạt nhân đầu tiên mang tên Ulyanovsk vào năm 1988, Liên Xô đã đóng thành công 5 tàu phá băng hạt nhân. Thật không may, tàu sân bay đã không bao giờ được hoàn thành, vì Liên Xô tan rã vào năm 1991, bốn năm trước khi dự kiến hạ thủy.
Zhou nói: “Nga có công nghệ nhưng không có tiền, Trung Quốc có tiền nhưng không có công nghệ. Bằng cách hợp tác cùng nhau, Trung Quốc sẽ tiến một bước gần hơn tới một ngày hạ thủy tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân”.
Theo phân tích dự báo của các chuyên gia, đến năm 2030, hải quân Trung Quốc có thể sở hữu tới 6 tàu sân bay. Chúng có thể là sự kết hợp giữa tàu sân bay chạy bằng động cơ thông thường và tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Sáu tàu sân bay, có thể cho phép Bắc Kinh trang bị cho mỗi hạm đội (gồm Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) của Hải quân nước này, hai tàu sân bay. Một tàu có thể triển khai chiến đấu, trong khi tàu kia đang được bảo trì hoặc huấn luyện tại cảng.
Với sự hợp tác với Nga, rất có thể Trung Quốc sẽ rút ngắn thời gian phát triển động cơ hạt nhân cho tàu sân bay; những bài học thành công từ việc sao chép xe tăng, máy bay của Liên Xô/Nga của Trung Quốc trong lịch sử, là minh chứng cho khả năng "học tập công nghệ", từ đối tác của Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Tàu sân bay đầu tiên mở đầu cho kỷ nguyên ra biển lớn của Trung Quốc, lại có nguồn gốc từ Liên Xô cũ, được Bắc Kinh "mua lậu" về nước. Nguồn: CGTN.