Các hệ thống công nghệ mới trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford "có độ tin cậy kém hoặc không ổn định", bao gồm hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) và thiết bị hãm đà tiên tiến (AAG), có thể "ảnh hưởng tới khả năng cho máy bay nhanh chóng xuất kích của chiến hạm", theo đánh giá về siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford được truyền thông Mỹ công bố hôm 9/1/2021Báo cáo do Trưởng ban Kiểm tra Vận hành và Đánh giá hoạt động Robert Behler soạn, dự kiến công bố vào cuối tháng này, kết luận hệ thống hỗ trợ cất hạ cánh của hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford "không đáng tin cậy và thường xuyên hỏng hóc".Vấn đề này được nhận định là trở ngại nghiêm trọng đối với lớp tàu sân bay mới nhất của Mỹ. Mỹ tiến hành dự án trị giá 57 tỷ USD chế tạo 4 tàu sân bay lớp Ford nhằm thay đổi sức mạnh của hải quân nước này trong những thập kỷ tới.Theo báo cáo của Behler, trong 11 cuộc thử nghiệm trên biển trong giai đoạn tháng 11/2019-9/2020, tiêm kích trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford cất hạ cánh 3.975 lần.Hệ thống EMALS được kỳ vọng chỉ gặp trục trặc sau mỗi 4.166 lần phóng, nhưng kết quả thực tế cho thấy trung bình sau 181 lần phóng, hệ thống này lại gặp sự cố.Hệ thống AAG trị giá gần một tỷ USD bộc lộ vấn đề gây "lo ngại về độ tin cậy", khi thất bại trong việc hãm tốc máy bay sau trung bình 48 lần, "thấp hơn nhiều so với yêu cầu". Behler không cho biết phạm vi hoặc mức độ nghiêm trọng của sự cố với hai hệ thống EMALS và AAG.Hải quân Mỹ chưa bình luận về thông tin trên.Các vấn đề về độ tin cậy của EMALS và AAG trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford không phải mới phát sinh. Đánh giá của Behler cho năm tài khóa 2019, được công bố hồi tháng 1 năm ngoái, cho biết hai hệ thống mới này trên hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford gặp 10 sự cố nghiêm trọng trong 747 lần phóng máy bay đầu tiên, thấp hơn nhiều so với yêu cầu về tần suất hỏng hóc giữa các chu kỳ vận hành thành công.Cơ quan giám sát chính phủ Mỹ cho rằng nếu các hệ thống EMALS và AAG không thể hoạt động an toàn vào thời điểm bắt đầu thử nghiệm vận hành, tàu sân bay Gerald R. Ford không thể chứng minh khả năng nhanh chóng triển khai máy bay, một yêu cầu quan trọng với các chiến hạm loại này.Tàu sân bay lớp Ford là thứ vũ khí quân sự mạnh mẽ được thiết kế để thay thế lớp tàu Nimitz. Hải quân Mỹ vào ngày 16 tháng 1 năm 2007, đã công bố về dự án tàu sân bay USS Gerald R.Ford, con tàu được đặt tên theo Tổng Thống thứ 38 của Mỹ là Gerald R. Ford.Ngày 9/11/2013, hải quân Mỹ đã chính thức làm lễ hạ thủy và đặt tên cho siêu tàu sân bay đầu tiên CVN-78 USS Gerald Ford thuộc lớp Ford.Với lượng giãn nước cao hơn khoảng gần 20.000 tấn, về tổng thế lớp Ford vẫn mang dáng dấp của Nimitz nhưng chúng được tự động hóa cao hơn rất nhiều khiến cho lượng thủ thủ đoàn giảm xuống đáng kể. Ngoài ra diện tích mặt boong cũng được thiết kế rộng hơn, hầu đáp ứng tần suất cất hạ cánh gấp đôi so với thế hệ trước đó.Thiết kế máy phóng điện từ hiệu quả, kinh tế hơn so với máy phóng hơi nước giúp chiếc tàu này có thể cùng lúc tung ra nhiều đợt tiêm kích để tấn công đối phương.Dự tính Mỹ sẽ chế tạo khoảng 10 chiếc loại này để thay thế dần cho các tàu sân bay lớp Nimitz. Những siêu tàu sân bay này sẽ tiếp tục giúp Mỹ giữ ngôi vương về hải quân trong 50 năm tới.
Các hệ thống công nghệ mới trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford "có độ tin cậy kém hoặc không ổn định", bao gồm hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) và thiết bị hãm đà tiên tiến (AAG), có thể "ảnh hưởng tới khả năng cho máy bay nhanh chóng xuất kích của chiến hạm", theo đánh giá về siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford được truyền thông Mỹ công bố hôm 9/1/2021
Báo cáo do Trưởng ban Kiểm tra Vận hành và Đánh giá hoạt động Robert Behler soạn, dự kiến công bố vào cuối tháng này, kết luận hệ thống hỗ trợ cất hạ cánh của hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford "không đáng tin cậy và thường xuyên hỏng hóc".
Vấn đề này được nhận định là trở ngại nghiêm trọng đối với lớp tàu sân bay mới nhất của Mỹ. Mỹ tiến hành dự án trị giá 57 tỷ USD chế tạo 4 tàu sân bay lớp Ford nhằm thay đổi sức mạnh của hải quân nước này trong những thập kỷ tới.
Theo báo cáo của Behler, trong 11 cuộc thử nghiệm trên biển trong giai đoạn tháng 11/2019-9/2020, tiêm kích trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford cất hạ cánh 3.975 lần.
Hệ thống EMALS được kỳ vọng chỉ gặp trục trặc sau mỗi 4.166 lần phóng, nhưng kết quả thực tế cho thấy trung bình sau 181 lần phóng, hệ thống này lại gặp sự cố.
Hệ thống AAG trị giá gần một tỷ USD bộc lộ vấn đề gây "lo ngại về độ tin cậy", khi thất bại trong việc hãm tốc máy bay sau trung bình 48 lần, "thấp hơn nhiều so với yêu cầu". Behler không cho biết phạm vi hoặc mức độ nghiêm trọng của sự cố với hai hệ thống EMALS và AAG.
Hải quân Mỹ chưa bình luận về thông tin trên.
Các vấn đề về độ tin cậy của EMALS và AAG trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford không phải mới phát sinh. Đánh giá của Behler cho năm tài khóa 2019, được công bố hồi tháng 1 năm ngoái, cho biết hai hệ thống mới này trên hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford gặp 10 sự cố nghiêm trọng trong 747 lần phóng máy bay đầu tiên, thấp hơn nhiều so với yêu cầu về tần suất hỏng hóc giữa các chu kỳ vận hành thành công.
Cơ quan giám sát chính phủ Mỹ cho rằng nếu các hệ thống EMALS và AAG không thể hoạt động an toàn vào thời điểm bắt đầu thử nghiệm vận hành, tàu sân bay Gerald R. Ford không thể chứng minh khả năng nhanh chóng triển khai máy bay, một yêu cầu quan trọng với các chiến hạm loại này.
Tàu sân bay lớp Ford là thứ vũ khí quân sự mạnh mẽ được thiết kế để thay thế lớp tàu Nimitz. Hải quân Mỹ vào ngày 16 tháng 1 năm 2007, đã công bố về dự án tàu sân bay USS Gerald R.Ford, con tàu được đặt tên theo Tổng Thống thứ 38 của Mỹ là Gerald R. Ford.
Ngày 9/11/2013, hải quân Mỹ đã chính thức làm lễ hạ thủy và đặt tên cho siêu tàu sân bay đầu tiên CVN-78 USS Gerald Ford thuộc lớp Ford.
Với lượng giãn nước cao hơn khoảng gần 20.000 tấn, về tổng thế lớp Ford vẫn mang dáng dấp của Nimitz nhưng chúng được tự động hóa cao hơn rất nhiều khiến cho lượng thủ thủ đoàn giảm xuống đáng kể. Ngoài ra diện tích mặt boong cũng được thiết kế rộng hơn, hầu đáp ứng tần suất cất hạ cánh gấp đôi so với thế hệ trước đó.
Thiết kế máy phóng điện từ hiệu quả, kinh tế hơn so với máy phóng hơi nước giúp chiếc tàu này có thể cùng lúc tung ra nhiều đợt tiêm kích để tấn công đối phương.
Dự tính Mỹ sẽ chế tạo khoảng 10 chiếc loại này để thay thế dần cho các tàu sân bay lớp Nimitz. Những siêu tàu sân bay này sẽ tiếp tục giúp Mỹ giữ ngôi vương về hải quân trong 50 năm tới.