Hiện nay Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ đã có trong biên chế tiêm kích tàng hình F-35C và F-35B Lightning II, tuy nhiên xét về đặc tính kỹ chiết thuật, chúng chưa phảir là máy bay chuyên nhiệm vụ tấn công.Trong quá khứ, Hải quân Mỹ từng xây dựng đề án chế tạo một máy bay ném bom tàng hình để triển khai trên tàu sân bay, phương tiện này sẽ có thiết kế kiểu "cánh bay" tương tự B-2 Spririt của Không quân.Đó chính là chương trình ATA (Máy bay chiến thuật tiên tiến) được khởi động vào năm 1983. Ban đầu hạm đội muốn có được một chiến đấu cơ đa năng, nhưng sau đó họ quyết định phát triển máy bay tấn công trên hạm chuyên nhiệm A-12 Avenger.Theo quan niệm của nhà thiết kế, chiếc oanh tạc cơ tàng hình nói trên được cho là sẽ hoạt động trong phi đội tấn công của tàu sân bay hạt nhân, có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở khoảng cách xa.Theo thiết kế, máy bay cường kích tàng hình A-12 Avenger có thể mang tải trọng vũ khí lên tới 2,3 tấn bao gồm bom và tên lửa, với tầm hoạt động tối đa 1.500 km, tốc độ lớn nhất 930 km/h.Chiếc A-12 có thể mang 2 tên lửa không đối đất và đặc biệt còn tích hợp được cả tên lửa không đối không như AIM-120 AMRAAM. Một số báo cáo cho hay Avenger còn có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật tại khoang bên trong thân.Máy bay ném bom A-12 Avenger có thân tương đối nhỏ và bề mặt đuôi cực tiểu, giúp giảm đáng kể lực cản không khí cũng như diện tích phản xạ radar. Động cơ được sử dụng là loại phản lực cánh quạt đẩy General Electric F412 GE-D5F2.Kết hợp giữa khả năng tàng hình và sự linh hoạt trong các hoạt động của tàu sân bay, A-12 Avenger hứa hẹn mang lại khả năng tấn công chuyên sâu tuyệt vời, hơn hẳn những tiêm kích hạm đa năng ngày nay.Với triển vọng đầy hứa hẹn như vậy của A-12 Avenger, Hải quân Mỹ đã có lên kế hoạch mua 610 máy bay, trong khi Thủy quân lục chiến Mỹ dự kiến đặt hàng tổng cộng 238 chiếc.Chuyến bay đầu tiên của oanh tạc cơ thế hệ mới được lên kế hoạch diễn ra vào năm 1991, trong khi lịch trình đưa vào sản xuất hàng loạt muộn nhất là giai đoạn 1994 - 1995.Tuy nhiên vào năm 1991, dự án đã bị đình chỉ vì giới chức quốc phòng cho rằng chiếc máy bay này sẽ quá đắt, khi giá thành vào thời điểm đó lên đến 90 triệu USD.Hiện tại Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ lấy làm tiếc vì chương trình không được triển khai, do các tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet đang phục vụ không thể mang tải nặng và tầm hoạt động của chúng không tương ứng với nhiệm vụ của hạm đội.Trong khi đó, những chiếc F-35C Lightning II đang từng bước được đưa vào hoạt động trên tàu sân bay cũng có hiệu suất kém hơn nhiều khi đặt cạnh A-12 Avenger.Theo giới chức quân sự Mỹ nếu dự án máy bay cường kích A-12 Avenger được triển khai, Hải quân Mỹ có thể gây ra "mối quan ngại lớn hơn nhiều" cho Moskva và Bắc Kinh, cũng như Bình Nhưỡng hay Tehran.Không loại trừ khả năng thời gian tới, dự án A-12 Avenger sẽ được tái khởi động bởi vì sau 30 năm, công nghệ đã có bước tiến rất xa và có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất, đặc biệt hơn là Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ cần một máy bay tấn công đích thực.
Hiện nay Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ đã có trong biên chế tiêm kích tàng hình F-35C và F-35B Lightning II, tuy nhiên xét về đặc tính kỹ chiết thuật, chúng chưa phảir là máy bay chuyên nhiệm vụ tấn công.
Trong quá khứ, Hải quân Mỹ từng xây dựng đề án chế tạo một máy bay ném bom tàng hình để triển khai trên tàu sân bay, phương tiện này sẽ có thiết kế kiểu "cánh bay" tương tự B-2 Spririt của Không quân.
Đó chính là chương trình ATA (Máy bay chiến thuật tiên tiến) được khởi động vào năm 1983. Ban đầu hạm đội muốn có được một chiến đấu cơ đa năng, nhưng sau đó họ quyết định phát triển máy bay tấn công trên hạm chuyên nhiệm A-12 Avenger.
Theo quan niệm của nhà thiết kế, chiếc oanh tạc cơ tàng hình nói trên được cho là sẽ hoạt động trong phi đội tấn công của tàu sân bay hạt nhân, có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở khoảng cách xa.
Theo thiết kế, máy bay cường kích tàng hình A-12 Avenger có thể mang tải trọng vũ khí lên tới 2,3 tấn bao gồm bom và tên lửa, với tầm hoạt động tối đa 1.500 km, tốc độ lớn nhất 930 km/h.
Chiếc A-12 có thể mang 2 tên lửa không đối đất và đặc biệt còn tích hợp được cả tên lửa không đối không như AIM-120 AMRAAM. Một số báo cáo cho hay Avenger còn có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật tại khoang bên trong thân.
Máy bay ném bom A-12 Avenger có thân tương đối nhỏ và bề mặt đuôi cực tiểu, giúp giảm đáng kể lực cản không khí cũng như diện tích phản xạ radar. Động cơ được sử dụng là loại phản lực cánh quạt đẩy General Electric F412 GE-D5F2.
Kết hợp giữa khả năng tàng hình và sự linh hoạt trong các hoạt động của tàu sân bay, A-12 Avenger hứa hẹn mang lại khả năng tấn công chuyên sâu tuyệt vời, hơn hẳn những tiêm kích hạm đa năng ngày nay.
Với triển vọng đầy hứa hẹn như vậy của A-12 Avenger, Hải quân Mỹ đã có lên kế hoạch mua 610 máy bay, trong khi Thủy quân lục chiến Mỹ dự kiến đặt hàng tổng cộng 238 chiếc.
Chuyến bay đầu tiên của oanh tạc cơ thế hệ mới được lên kế hoạch diễn ra vào năm 1991, trong khi lịch trình đưa vào sản xuất hàng loạt muộn nhất là giai đoạn 1994 - 1995.
Tuy nhiên vào năm 1991, dự án đã bị đình chỉ vì giới chức quốc phòng cho rằng chiếc máy bay này sẽ quá đắt, khi giá thành vào thời điểm đó lên đến 90 triệu USD.
Hiện tại Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ lấy làm tiếc vì chương trình không được triển khai, do các tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet đang phục vụ không thể mang tải nặng và tầm hoạt động của chúng không tương ứng với nhiệm vụ của hạm đội.
Trong khi đó, những chiếc F-35C Lightning II đang từng bước được đưa vào hoạt động trên tàu sân bay cũng có hiệu suất kém hơn nhiều khi đặt cạnh A-12 Avenger.
Theo giới chức quân sự Mỹ nếu dự án máy bay cường kích A-12 Avenger được triển khai, Hải quân Mỹ có thể gây ra "mối quan ngại lớn hơn nhiều" cho Moskva và Bắc Kinh, cũng như Bình Nhưỡng hay Tehran.
Không loại trừ khả năng thời gian tới, dự án A-12 Avenger sẽ được tái khởi động bởi vì sau 30 năm, công nghệ đã có bước tiến rất xa và có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất, đặc biệt hơn là Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ cần một máy bay tấn công đích thực.