Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã quyết định, bỏ các cuộc kiểm tra về khả năng sống sót, đối với tiêm kích F-15EX do Boeing chế tạo, nhằm tiết kiệm 108 triệu USD và rút ngắn quá trình thử nghiệm đến cả năm.Theo trang Inside Defense, dựa trên các văn bản của Lầu Năm Góc được công khai, việc quyết định không tiến hành các quy trình thử nghiệm, đã được cựu Giám đốc phụ trách mảng mua sắm vũ khí của Lầu Năm Góc là bà Ellen Lord chấp thuận, vào tháng 1/2021; chỉ vài ngày trước khi bà rời nhiệm sở.Chính quyền Trump đã đề xuất mua 8 chiếc chiến đấu cơ F-15EX với giá 1,1 tỷ USD vào tháng 9/2020; đây cũng là loạt mua F-15EX đầu tiên, trong kế hoạch tổng thể mua 144 chiếc F-15EX, để trang bị cho lực lượng Không quân Mỹ.F-15EX là phiên bản mới nhất của tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15 Eagle, được đưa vào biên chế Không quân Mỹ lần đầu tiên vào năm 1974 và sau đó nhanh chóng trở thành chiến đấu cơ hạng nặng chủ lực, của Không quân Mỹ.F-15 đã có nhiều cải tiến, nâng cấp, để đảm nhận nhiều vai trò hơn; đáng chú ý nhất là biến thể F-15E Strike Eagle (ra đời năm 1989), khi được chế tạo thiên về nhiệm vụ tiến công mặt đất. F-15E Strike Eagle đã mở rộng ca bin lên 2 người, trong đó phi công số 2, chủ yếu đảm nhận sử dụng vũ khí.Phi đội F-15 hiện tại của Không quân Mỹ bao gồm 453 chiếc F-15 thuộc tất cả các biến thể; chiếc F-15 mới nhất hiện nay, được sản xuất vào năm 2001. Kể từ thời điểm đó, F-15 tiếp tục được sản xuất, nhưng chỉ giành cho các khách hàng quốc tế, bao gồm Israel, Saudi Arabia và Nhật Bản.Việc Nhà trắng quyết định cho Không quân Mỹ tiếp tục mua phiên bản F-15EX, là sự gián tiếp khẳng định, thất bại của hai chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 là F-22 và F-35.Với tuổi thọ khung thân của F-15EX, thì những chiếc máy bay này có thể phục vụ trong Không quân Mỹ ít nhất là 30 năm nữa. Không quân Mỹ cũng tính toán, số F-15EX cũng nhằm thay thế số chiến đấu cơ F-15 cũ, đã đến lúc phải loại biên, mà chưa có loại máy bay nào có thể thay thế.Mặt khác đưa F-15EX vào biên chế, không chỉ giúp duy trì những dây chuyền sản xuất của Boeing ở St. Louis được duy trì; mà các cơ sở đào tạo, hậu cần bảo đảm và cơ sở hạ tầng khác, phục vụ cho F-15 trước kia, cũng có thể được chuyển sang hỗ trợ F-15EX một cách dễ dàng.Câu hỏi đặt ra là, việc bỏ các quy trình thử nghiệm bắt buộc của F-15EX, liệu có làm ảnh hưởng đến chất lượng loại máy bay này? Như Inside Defense đã phân tích, quyết định không thử nghiệm khả năng sống sót, có thể để lại câu hỏi về khả năng sống sót, của F-15EX trước tên lửa đất đối không hiện đại.Hiện nay các đổi thủ ngang tầm Mỹ như Trung Quốc và Nga, đã phát triển thành công nhiều loại tên lửa đất đối không và không đối không hiện đại. Ngoài ra, cả Nga và Trung Quốc tiếp tục xuất khẩu các hệ thống phòng không trên.Điều đó có nghĩa là F-15EX có thể đối mặt với các mối đe dọa đáng kể trên toàn cầu, vì các hệ thống phòng không này đã tăng khả năng sát thương lên đáng kể. Lần cuối cùng, Không quân Mỹ tiến hành kiểm tra lỗ hổng về khả năng sống sót với máy bay F-15, là năm 2008.Nhưng kể từ đó đến nay, khả năng phòng không của Trung Quốc và Nga chắc chắn đã được cải thiện rất nhiều; nhất là Nga với các hệ thống phòng không như S-400 hay S-350, còn có khả năng bắn hạ cả những chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ như F-22 hay F-35.Việc Không quân Mỹ quyết định không trang bị rộng rãi chiến đấu cơ thế hệ 5 như F-35 hay trước kia là F-22, là bước thụt lùi so với các đối thủ tiềm năng, nhất là Trung Quốc, khi không quân nước này chuẩn bị trang bị đến phiên bản J-20A cải tiến.Mặc dù F-15EX có thể tiết kiệm chi phí hơn các loại tiêm kích thế hệ 5, nhưng Không quân Mỹ sẽ không logic trong việc lựa chọn loại máy bay chiến đấu thế hệ cũ; đặc biệt là khi những chiếc máy bay này, sẽ ở trên bầu trời trong nhiều năm tới và có thể dễ dàng bị các loại vũ khí tiên tiến hơn bắn hạ.Theo chiến lược phòng thủ của Mỹ, những chiến đấu cơ thế hệ 5 vẫn là xương sống để bố trí trong chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai với Trung Quốc; nhưng với số lượng lớn F-15EX như vậy, các nhà phân tích đang tự hỏi, Không quân Mỹ sẽ dùng F-15EX vào nhiệm vụ gì? Nguồn ảnh: QQ. Tiêm kích F-15EX mới được cất cánh lần đầu vào trung tuần tháng 2 vừa rồi, ngay sau đó đã được Mỹ vội vã đưa vào biên chế lực lượng không quân. Nguồn: USAF.
Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã quyết định, bỏ các cuộc kiểm tra về khả năng sống sót, đối với tiêm kích F-15EX do Boeing chế tạo, nhằm tiết kiệm 108 triệu USD và rút ngắn quá trình thử nghiệm đến cả năm.
Theo trang Inside Defense, dựa trên các văn bản của Lầu Năm Góc được công khai, việc quyết định không tiến hành các quy trình thử nghiệm, đã được cựu Giám đốc phụ trách mảng mua sắm vũ khí của Lầu Năm Góc là bà Ellen Lord chấp thuận, vào tháng 1/2021; chỉ vài ngày trước khi bà rời nhiệm sở.
Chính quyền Trump đã đề xuất mua 8 chiếc chiến đấu cơ F-15EX với giá 1,1 tỷ USD vào tháng 9/2020; đây cũng là loạt mua F-15EX đầu tiên, trong kế hoạch tổng thể mua 144 chiếc F-15EX, để trang bị cho lực lượng Không quân Mỹ.
F-15EX là phiên bản mới nhất của tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15 Eagle, được đưa vào biên chế Không quân Mỹ lần đầu tiên vào năm 1974 và sau đó nhanh chóng trở thành chiến đấu cơ hạng nặng chủ lực, của Không quân Mỹ.
F-15 đã có nhiều cải tiến, nâng cấp, để đảm nhận nhiều vai trò hơn; đáng chú ý nhất là biến thể F-15E Strike Eagle (ra đời năm 1989), khi được chế tạo thiên về nhiệm vụ tiến công mặt đất. F-15E Strike Eagle đã mở rộng ca bin lên 2 người, trong đó phi công số 2, chủ yếu đảm nhận sử dụng vũ khí.
Phi đội F-15 hiện tại của Không quân Mỹ bao gồm 453 chiếc F-15 thuộc tất cả các biến thể; chiếc F-15 mới nhất hiện nay, được sản xuất vào năm 2001. Kể từ thời điểm đó, F-15 tiếp tục được sản xuất, nhưng chỉ giành cho các khách hàng quốc tế, bao gồm Israel, Saudi Arabia và Nhật Bản.
Việc Nhà trắng quyết định cho Không quân Mỹ tiếp tục mua phiên bản F-15EX, là sự gián tiếp khẳng định, thất bại của hai chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 là F-22 và F-35.
Với tuổi thọ khung thân của F-15EX, thì những chiếc máy bay này có thể phục vụ trong Không quân Mỹ ít nhất là 30 năm nữa. Không quân Mỹ cũng tính toán, số F-15EX cũng nhằm thay thế số chiến đấu cơ F-15 cũ, đã đến lúc phải loại biên, mà chưa có loại máy bay nào có thể thay thế.
Mặt khác đưa F-15EX vào biên chế, không chỉ giúp duy trì những dây chuyền sản xuất của Boeing ở St. Louis được duy trì; mà các cơ sở đào tạo, hậu cần bảo đảm và cơ sở hạ tầng khác, phục vụ cho F-15 trước kia, cũng có thể được chuyển sang hỗ trợ F-15EX một cách dễ dàng.
Câu hỏi đặt ra là, việc bỏ các quy trình thử nghiệm bắt buộc của F-15EX, liệu có làm ảnh hưởng đến chất lượng loại máy bay này? Như Inside Defense đã phân tích, quyết định không thử nghiệm khả năng sống sót, có thể để lại câu hỏi về khả năng sống sót, của F-15EX trước tên lửa đất đối không hiện đại.
Hiện nay các đổi thủ ngang tầm Mỹ như Trung Quốc và Nga, đã phát triển thành công nhiều loại tên lửa đất đối không và không đối không hiện đại. Ngoài ra, cả Nga và Trung Quốc tiếp tục xuất khẩu các hệ thống phòng không trên.
Điều đó có nghĩa là F-15EX có thể đối mặt với các mối đe dọa đáng kể trên toàn cầu, vì các hệ thống phòng không này đã tăng khả năng sát thương lên đáng kể. Lần cuối cùng, Không quân Mỹ tiến hành kiểm tra lỗ hổng về khả năng sống sót với máy bay F-15, là năm 2008.
Nhưng kể từ đó đến nay, khả năng phòng không của Trung Quốc và Nga chắc chắn đã được cải thiện rất nhiều; nhất là Nga với các hệ thống phòng không như S-400 hay S-350, còn có khả năng bắn hạ cả những chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ như F-22 hay F-35.
Việc Không quân Mỹ quyết định không trang bị rộng rãi chiến đấu cơ thế hệ 5 như F-35 hay trước kia là F-22, là bước thụt lùi so với các đối thủ tiềm năng, nhất là Trung Quốc, khi không quân nước này chuẩn bị trang bị đến phiên bản J-20A cải tiến.
Mặc dù F-15EX có thể tiết kiệm chi phí hơn các loại tiêm kích thế hệ 5, nhưng Không quân Mỹ sẽ không logic trong việc lựa chọn loại máy bay chiến đấu thế hệ cũ; đặc biệt là khi những chiếc máy bay này, sẽ ở trên bầu trời trong nhiều năm tới và có thể dễ dàng bị các loại vũ khí tiên tiến hơn bắn hạ.
Theo chiến lược phòng thủ của Mỹ, những chiến đấu cơ thế hệ 5 vẫn là xương sống để bố trí trong chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai với Trung Quốc; nhưng với số lượng lớn F-15EX như vậy, các nhà phân tích đang tự hỏi, Không quân Mỹ sẽ dùng F-15EX vào nhiệm vụ gì? Nguồn ảnh: QQ.
Tiêm kích F-15EX mới được cất cánh lần đầu vào trung tuần tháng 2 vừa rồi, ngay sau đó đã được Mỹ vội vã đưa vào biên chế lực lượng không quân. Nguồn: USAF.