Theo Business Insider đăng tải, Lầu Năm Góc đã xác nhận sẽ sớm tái tổ chức lại quá trình sản xuất loại tên lửa hành trình cực khủng mà nước này đã ngưng sử dụng từ cuối Chiến tranh Lạnh sau khi ký Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Intermediate-Range Nuclear Forces - gọi tắt là INF) với Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.Loại tên lửa sẽ được Mỹ tái sản xuất lại là BGM-109G. Đây là loại tên lửa hành trình có cơ cấu phóng từ mặt đất và là phiên bản cải tiến từ tên lửa hành trình Tomahawk của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.BGM-109G ra đời và được triển khai với một mục đích duy nhất đó là tiêu diệt các tổ hợp tên lửa đạn đạo di động RSD-10 Pioner của Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.Tên lửa hành trình BGM-109G Gryphon có đạn dài tới 5,56 mét, đường kính đầu đạn lên tới 0,52 mét và có trọng lượng 1.200 kg. Loại tên lửa này được triển khai từ xe phóng tự hành M818 với bốn ống phóng tổng cộng. Nguồn ảnh: BI.Trong thời Chiến tranh Lạnh, loại tên lửa này được lắp đầu đạn hạt nhân đơn khối loại W84 - loại đầu đạn được thiết kế dựa trên bom hạt nhân B61 và có lượng nổ lên tới 150 kt. Nguồn ảnh: BI.Tuy nhiên từ cuối năm 2017, các nhà khoa học của Mỹ đã nghiên cứu và phát triển thành công phiên bản sử dụng đầu đạn thường - nghĩa là BGM-109G sau này khi được Mỹ sản xuất rất có thể sẽ có cả hai khả năng tương thích với đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thường. Nguồn ảnh: BI.BGM-109G Gryphon sử dụng động cơ nhiên liệu rắn F107-WR-400 cho phép nó tăng tốc lên tốc độ cận âm 880 km/h và có tầm bắn tối đa lên tới 2500 km. Nguồn ảnh: BI.Hệ thống dẫn đường của BGM-109G sẽ kết hợp giữa đo đạc địa hình thực tế và dữ liệu được nạp vào máy tính từ trước đó kèm theo hệ thống quán tính, cho phép loại tên lửa này có độ chính xác lệch tâm tối đa chỉ 35 mét. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù vậy nhiều chuyên gia phân tích rằng, nếu Mỹ tái sản xuất loại tên lửa này, họ sẽ khiến Nga buộc phải quay lại thời chạy đua vũ trang với một loại vũ khí tương đương và gián tiếp đặt cả châu Âu vào vòng nguy hiểm. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Loại vũ khí Nga khiến Mỹ phải sợ hãi nhất.
Theo Business Insider đăng tải, Lầu Năm Góc đã xác nhận sẽ sớm tái tổ chức lại quá trình sản xuất loại tên lửa hành trình cực khủng mà nước này đã ngưng sử dụng từ cuối Chiến tranh Lạnh sau khi ký Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Intermediate-Range Nuclear Forces - gọi tắt là INF) với Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.
Loại tên lửa sẽ được Mỹ tái sản xuất lại là BGM-109G. Đây là loại tên lửa hành trình có cơ cấu phóng từ mặt đất và là phiên bản cải tiến từ tên lửa hành trình Tomahawk của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
BGM-109G ra đời và được triển khai với một mục đích duy nhất đó là tiêu diệt các tổ hợp tên lửa đạn đạo di động RSD-10 Pioner của Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.
Tên lửa hành trình BGM-109G Gryphon có đạn dài tới 5,56 mét, đường kính đầu đạn lên tới 0,52 mét và có trọng lượng 1.200 kg. Loại tên lửa này được triển khai từ xe phóng tự hành M818 với bốn ống phóng tổng cộng. Nguồn ảnh: BI.
Trong thời Chiến tranh Lạnh, loại tên lửa này được lắp đầu đạn hạt nhân đơn khối loại W84 - loại đầu đạn được thiết kế dựa trên bom hạt nhân B61 và có lượng nổ lên tới 150 kt. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên từ cuối năm 2017, các nhà khoa học của Mỹ đã nghiên cứu và phát triển thành công phiên bản sử dụng đầu đạn thường - nghĩa là BGM-109G sau này khi được Mỹ sản xuất rất có thể sẽ có cả hai khả năng tương thích với đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thường. Nguồn ảnh: BI.
BGM-109G Gryphon sử dụng động cơ nhiên liệu rắn F107-WR-400 cho phép nó tăng tốc lên tốc độ cận âm 880 km/h và có tầm bắn tối đa lên tới 2500 km. Nguồn ảnh: BI.
Hệ thống dẫn đường của BGM-109G sẽ kết hợp giữa đo đạc địa hình thực tế và dữ liệu được nạp vào máy tính từ trước đó kèm theo hệ thống quán tính, cho phép loại tên lửa này có độ chính xác lệch tâm tối đa chỉ 35 mét. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy nhiều chuyên gia phân tích rằng, nếu Mỹ tái sản xuất loại tên lửa này, họ sẽ khiến Nga buộc phải quay lại thời chạy đua vũ trang với một loại vũ khí tương đương và gián tiếp đặt cả châu Âu vào vòng nguy hiểm. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Loại vũ khí Nga khiến Mỹ phải sợ hãi nhất.