Tiêm kích MiG-29 Fulcrum là loại máy bay chiến đấu cơ hai động cơ lâu đời nhất của Nga, vẫn còn được sản xuất cho đến ngày nay. MiG-29 được đưa vào trang bị lần đầu tiên trong lực lượng Không quân Liên Xô vào năm 1982 và các dây chuyền sản xuất vẫn hoạt động cho đến ngày nay.Mặc dù MiG-29 bị lu mờ bởi những thành công của máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 Flanker, được đưa vào trang bị lần đầu tiên vào năm 1985 và những phiên bản kế nhiệm của nó là Su-30/33/34 và 35; tất cả trong số đó, đang được sản xuất đồng thời ngày nay.Chiến đấu cơ MiG-29 được thiết kế với vai trò máy bay chiến đấu hạng nhẹ, có thể cất cánh từ những đường băng dã chiến và được sản xuất với số lượng lớn, với yêu cầu bảo dưỡng và chi phí sử dụng thấp hơn. Cả Su-27 và MiG-29 đều được phát triển song song, và cả hai đều có chuyến bay đầu tiên vào năm 1977.Chương trình MiG-29 chịu sự ảnh hưởng lớn từ việc sụp đổ của Liên Xô, khi các đơn đặt hàng trong nước gần như hoàn toàn tạm dừng; phần lớn MiG-29, gồm khoảng 800 khung thân máy bay, đã được cất giữ trong kho dự trữ. Việc đầu tư vào hiện đại hóa đã bị cắt giảm, do ưu tiên hiện đại hóa chiến đấu cơ Su-27 để xuất khẩu.Tuy nhiên MiG-29 không nằm im chờ chết, các nhà lãnh đạo công ty MiG đã thực hiện nhiều cải tiến, để MiG-29 có thể đáp ứng yêu cầu khách hàng. Đáng chú ý nhất là phiên bản cải tiến MiG-29M, biểu tượng cho sự vươn lên của MiG-29, trong thời kỳ suy thoái sau khi Liên Xô tan rã.Phiên bản MiG-29M, khung máy bay được thiết kế lại để tối ưu hóa hiệu suất. Tuổi thọ sử dụng của nó được tăng lên 4.000 giờ và việc bảo trì được thực hiện dễ dàng hơn và chi phí vận hành thấp hơn so với các biến thể cũ của tiêm kích MiG-29A.Nga hiện cung cấp cả MiG-29M được chế tạo mới để xuất khẩu, cũng như một số MiG-29 rẻ hơn, dựa trên khung thân máy bay MiG-29A, được sản xuất từ thời Liên Xô, hiện lưu trữ trong kho; nhưng được hiện đại hóa với các tính năng của máy bay thế hệ 4+.Các khách hàng gần đây của MiG-29M gồm Ai Cập và Algeria đã mua lần lượt 46 và 14 chiếc vào năm 2015 và 2020. Trong đó Algeria mua MiG-29M để thay thế số MiG-29 cũ hơn, được mua từ thời Chiến tranh Lạnh.Hai quốc gia tỏ ra quan tâm đến MiG-29M, nhưng cuối cùng lại mua các biến thể cấp thấp hơn, dựa trên khung thân máy bay MiG-29A cũ hơn (được cất giữ trong kho) là Serbia và Syria.Sự quan tâm của Serbia đối với MiG-29M đã được thông tin vào năm 2012; mặc dù những khó khăn kinh tế đã ngăn cản việc mua MiG-29M. Thay vào đó, nước này đã nhận được 6 chiếc MiG-29 đã qua sử dụng, nhưng được Nga hiện đại hóa từ vào tháng 10/2017, dưới dạng viện trợ quân sự.Syria được cho là đã đặt hàng hai phi đội MiG-29M vào cuối những năm 2000, cùng với hệ thống phòng không S-300 và cả MiG-31; nhưng các hợp đồng khủng này đã bị hủy bỏ, do bùng nổ cuộc nội chiến vào năm 2011.Nhưng cuối cùng, Syria cũng đã nhận được những chiếc MiG-29SMT vào năm 2020, nhưng được nâng cấp từ khung thân máy bay MiG-29A, được sửa đổi với hệ thống điện tử hàng không của MiG-29M, cảm biến, động cơ và thùng chứa nhiên liệu mới.Khách hàng đầu tiên của MiG-29, và là nhà khai thác nước ngoài lớn nhất dòng máy bay chiến đấu này, vẫn là lực lượng vũ trang Ấn Độ. Đây là khách hàng xuất khẩu đầu tiên của MiG-29 và hiện đang sử dụng hơn 150 chiếc.Ấn Độ đặt mua MiG-29A lần đầu tiên vào năm 1985 và đã hiện đại hóa giữa vòng đời. Do sử dụng khung thân MiG-29A, nên chúng có thể được lắp ráp nhanh chóng và hiện đại hóa từ nguồn dự trữ phụ tùng của Nga; đồng thời có thể được cung cấp nhanh hơn, so với khung thân máy bay MiG-29M mới được chế tạo.Gần đây Ấn Độ đã đặt mua tiêm kích MiG-29UPG vào tháng 2/2019, và trong thời gian căng thẳng dâng cao với Trung Quốc, vào tháng 7/2020, Ấn Độ tiếp tục nhập thêm MiG-29 từ Nga; phiên bản này gần giống với MiG-29SMT, nhưng được sửa đổi, để đáp ứng yêu cầu của Không quân Ấn Độ.Ấn Độ cũng sử dụng phiên bản MiG-29K, dựa trên MiG-29M, nhưng được sửa đổi cho Hải quân để hoạt động trên tàu sân bay. Đây là biến thể MiG-29 có tính năng tốt nhất trong biên chế của Không quân Ấn Độ và dự kiến sẽ có thêm nhiều đơn đặt hàng MiG-29K, cho hạm đội tàu sân bay đang mở rộng của nước này.Các đơn đặt hàng khác gần đây đến từ Quân đội Quốc gia Libya, lực lượng này đã nhận được số MiG-29 vào tháng 5/2020. Hiện số MiG-29 này, được cho là do các nhà thầu quân sự Nga bay. Hiện có hàng chục chiếc MiG-29, được cho là đang phục vụ ở Libya .Một khách hàng tiềm năng khác được đồn đại, nhưng chưa được xác nhận; sẽ nhận máy bay MiG-29 mới, đó là Triều Tiên, quốc gia đã sở hữu MiG-29A từ cuối những năm 1980 và mua dây chuyền sản xuất để lắp ráp máy bay chiến đấu vào những năm 1990.Mặc dù Liên hợp quốc đã cấm mọi hoạt động bán máy bay chiến đấu cho Triều Tiên, nhưng người ta vẫn suy đoán rằng, số khung thân máy bay MiG-29 chưa lắp ráp, đã được Liên Xô cung cấp và Triều Tiên có thể lắp ráp trong nước. Nếu đúng như vậy, Triều Tiên trở thành khách hàng thứ bảy của MiG-29.Mặc dù không công khai việc bán MiG-29 như bán các máy bay chiến đấu cao cấp hơn như Su-30 hay Su-35, nhưng có khả năng, MiG-29 đã được Nga bán ra nước ngoài, với số lượng lớn hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác của Nga, trong vòng 5-6 năm qua. Đây cũng là chiến đấu cơ thế hệ 4 mà Nga bán giá rẻ nhất.MiG-29M và phiên bản nâng cấp cao nhất của nó là MiG-35, dự kiến sẽ vẫn được sản xuất trong vài năm tới; trong khi các phiên bản MiG-29 hiện đại hóa, dựa trên khung máy bay MiG-29A, dự kiến sẽ tiếp tục được cung cấp xuất khẩu như một lựa chọn rẻ hơn trong nhiều năm. Các khách hàng như Syria và Serbia dự kiến sẽ tiếp tục MiG-29. Nguồn ảnh: Forces. Tiêm kích chiến đấu MiG-29 nhỏ nhưng có võ của Nga. Nguồn: Ydex.
Tiêm kích MiG-29 Fulcrum là loại máy bay chiến đấu cơ hai động cơ lâu đời nhất của Nga, vẫn còn được sản xuất cho đến ngày nay. MiG-29 được đưa vào trang bị lần đầu tiên trong lực lượng Không quân Liên Xô vào năm 1982 và các dây chuyền sản xuất vẫn hoạt động cho đến ngày nay.
Mặc dù MiG-29 bị lu mờ bởi những thành công của máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 Flanker, được đưa vào trang bị lần đầu tiên vào năm 1985 và những phiên bản kế nhiệm của nó là Su-30/33/34 và 35; tất cả trong số đó, đang được sản xuất đồng thời ngày nay.
Chiến đấu cơ MiG-29 được thiết kế với vai trò máy bay chiến đấu hạng nhẹ, có thể cất cánh từ những đường băng dã chiến và được sản xuất với số lượng lớn, với yêu cầu bảo dưỡng và chi phí sử dụng thấp hơn. Cả Su-27 và MiG-29 đều được phát triển song song, và cả hai đều có chuyến bay đầu tiên vào năm 1977.
Chương trình MiG-29 chịu sự ảnh hưởng lớn từ việc sụp đổ của Liên Xô, khi các đơn đặt hàng trong nước gần như hoàn toàn tạm dừng; phần lớn MiG-29, gồm khoảng 800 khung thân máy bay, đã được cất giữ trong kho dự trữ. Việc đầu tư vào hiện đại hóa đã bị cắt giảm, do ưu tiên hiện đại hóa chiến đấu cơ Su-27 để xuất khẩu.
Tuy nhiên MiG-29 không nằm im chờ chết, các nhà lãnh đạo công ty MiG đã thực hiện nhiều cải tiến, để MiG-29 có thể đáp ứng yêu cầu khách hàng. Đáng chú ý nhất là phiên bản cải tiến MiG-29M, biểu tượng cho sự vươn lên của MiG-29, trong thời kỳ suy thoái sau khi Liên Xô tan rã.
Phiên bản MiG-29M, khung máy bay được thiết kế lại để tối ưu hóa hiệu suất. Tuổi thọ sử dụng của nó được tăng lên 4.000 giờ và việc bảo trì được thực hiện dễ dàng hơn và chi phí vận hành thấp hơn so với các biến thể cũ của tiêm kích MiG-29A.
Nga hiện cung cấp cả MiG-29M được chế tạo mới để xuất khẩu, cũng như một số MiG-29 rẻ hơn, dựa trên khung thân máy bay MiG-29A, được sản xuất từ thời Liên Xô, hiện lưu trữ trong kho; nhưng được hiện đại hóa với các tính năng của máy bay thế hệ 4+.
Các khách hàng gần đây của MiG-29M gồm Ai Cập và Algeria đã mua lần lượt 46 và 14 chiếc vào năm 2015 và 2020. Trong đó Algeria mua MiG-29M để thay thế số MiG-29 cũ hơn, được mua từ thời Chiến tranh Lạnh.
Hai quốc gia tỏ ra quan tâm đến MiG-29M, nhưng cuối cùng lại mua các biến thể cấp thấp hơn, dựa trên khung thân máy bay MiG-29A cũ hơn (được cất giữ trong kho) là Serbia và Syria.
Sự quan tâm của Serbia đối với MiG-29M đã được thông tin vào năm 2012; mặc dù những khó khăn kinh tế đã ngăn cản việc mua MiG-29M. Thay vào đó, nước này đã nhận được 6 chiếc MiG-29 đã qua sử dụng, nhưng được Nga hiện đại hóa từ vào tháng 10/2017, dưới dạng viện trợ quân sự.
Syria được cho là đã đặt hàng hai phi đội MiG-29M vào cuối những năm 2000, cùng với hệ thống phòng không S-300 và cả MiG-31; nhưng các hợp đồng khủng này đã bị hủy bỏ, do bùng nổ cuộc nội chiến vào năm 2011.
Nhưng cuối cùng, Syria cũng đã nhận được những chiếc MiG-29SMT vào năm 2020, nhưng được nâng cấp từ khung thân máy bay MiG-29A, được sửa đổi với hệ thống điện tử hàng không của MiG-29M, cảm biến, động cơ và thùng chứa nhiên liệu mới.
Khách hàng đầu tiên của MiG-29, và là nhà khai thác nước ngoài lớn nhất dòng máy bay chiến đấu này, vẫn là lực lượng vũ trang Ấn Độ. Đây là khách hàng xuất khẩu đầu tiên của MiG-29 và hiện đang sử dụng hơn 150 chiếc.
Ấn Độ đặt mua MiG-29A lần đầu tiên vào năm 1985 và đã hiện đại hóa giữa vòng đời. Do sử dụng khung thân MiG-29A, nên chúng có thể được lắp ráp nhanh chóng và hiện đại hóa từ nguồn dự trữ phụ tùng của Nga; đồng thời có thể được cung cấp nhanh hơn, so với khung thân máy bay MiG-29M mới được chế tạo.
Gần đây Ấn Độ đã đặt mua tiêm kích MiG-29UPG vào tháng 2/2019, và trong thời gian căng thẳng dâng cao với Trung Quốc, vào tháng 7/2020, Ấn Độ tiếp tục nhập thêm MiG-29 từ Nga; phiên bản này gần giống với MiG-29SMT, nhưng được sửa đổi, để đáp ứng yêu cầu của Không quân Ấn Độ.
Ấn Độ cũng sử dụng phiên bản MiG-29K, dựa trên MiG-29M, nhưng được sửa đổi cho Hải quân để hoạt động trên tàu sân bay. Đây là biến thể MiG-29 có tính năng tốt nhất trong biên chế của Không quân Ấn Độ và dự kiến sẽ có thêm nhiều đơn đặt hàng MiG-29K, cho hạm đội tàu sân bay đang mở rộng của nước này.
Các đơn đặt hàng khác gần đây đến từ Quân đội Quốc gia Libya, lực lượng này đã nhận được số MiG-29 vào tháng 5/2020. Hiện số MiG-29 này, được cho là do các nhà thầu quân sự Nga bay. Hiện có hàng chục chiếc MiG-29, được cho là đang phục vụ ở Libya .
Một khách hàng tiềm năng khác được đồn đại, nhưng chưa được xác nhận; sẽ nhận máy bay MiG-29 mới, đó là Triều Tiên, quốc gia đã sở hữu MiG-29A từ cuối những năm 1980 và mua dây chuyền sản xuất để lắp ráp máy bay chiến đấu vào những năm 1990.
Mặc dù Liên hợp quốc đã cấm mọi hoạt động bán máy bay chiến đấu cho Triều Tiên, nhưng người ta vẫn suy đoán rằng, số khung thân máy bay MiG-29 chưa lắp ráp, đã được Liên Xô cung cấp và Triều Tiên có thể lắp ráp trong nước. Nếu đúng như vậy, Triều Tiên trở thành khách hàng thứ bảy của MiG-29.
Mặc dù không công khai việc bán MiG-29 như bán các máy bay chiến đấu cao cấp hơn như Su-30 hay Su-35, nhưng có khả năng, MiG-29 đã được Nga bán ra nước ngoài, với số lượng lớn hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác của Nga, trong vòng 5-6 năm qua. Đây cũng là chiến đấu cơ thế hệ 4 mà Nga bán giá rẻ nhất.
MiG-29M và phiên bản nâng cấp cao nhất của nó là MiG-35, dự kiến sẽ vẫn được sản xuất trong vài năm tới; trong khi các phiên bản MiG-29 hiện đại hóa, dựa trên khung máy bay MiG-29A, dự kiến sẽ tiếp tục được cung cấp xuất khẩu như một lựa chọn rẻ hơn trong nhiều năm. Các khách hàng như Syria và Serbia dự kiến sẽ tiếp tục MiG-29. Nguồn ảnh: Forces.
Tiêm kích chiến đấu MiG-29 nhỏ nhưng có võ của Nga. Nguồn: Ydex.