H-20 là máy bay ném bom mới, có khả năng chính thức được ra mắt chỉ trong vài tháng tới. Các thông tin nói nó có tầm bay lên tới 12.000 km, theo tờ The Sun của Anh. Với khả năng này, máy bay nó có thể bay thẳng từ Trung Quốc đại lục tới các mục tiêu ở đại lục nước Mỹ mà không cần tiếp nhiên liệu.
|
Hình ảnh mô tả máy bay ném bom tàng hình H-20 của Trung Quốc trên trang Sina. |
Đây là một bước phát triển đáng kể, vì các máy nhiên tiếp nhiên liệu tất nhiên có thể làm lộ vị trí hoặc sự hiện diện của máy bay ném bom tàng hình và các nhiệm vụ tấn công bằng máy bay ném bom tàng hình không bị gián đoạn với tầm bay đó làm tăng khả năng tấn công hạt nhân không bị phát hiện vào các mục tiêu lớn của Mỹ.
Một bài báo trên tờ Asia Times viết như sau: “Theo South China Morning Post, trích dẫn một báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh có trụ sở tại London, chiếc H-20 tối tân có thể mang theo tải trọng vũ khí tới 45 tấn và bay một khoảng cách rất xa mà không cần tiếp nhiên liệu giữa không trung”.
Mặc dù thành phần chính xác của các đặc tính tàng hình hoặc công nghệ giảm tín hiệu phản xạ radar của H-20 có thể không được công chúng biết đến đầy đủ, nhưng các bức ảnh và bản vẽ hiện có cho thấy đây là một chiếc máy bay mà người ta có thể nói rằng ở một số khía cạnh giống hệt máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ.
“Không có gì đáng ngạc nhiên về điều này, do thói quen ăn cắp hoặc sao chép thiết kế vũ khí của Mỹ nổi tiếng và được ghi nhận rõ ràng của Trung Quốc, điều này có vẻ đặc biệt rõ ràng trong trường hợp của H-20”, National Interest viết.
H-20 có thân trên tròn tương tự như B-2, thân cánh pha trộn, cửa hút gió phía trên cong và về cơ bản không có cấu trúc thẳng đứng. Dường như có rất nhiều bằng chứng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, để chứng minh hành động “bắt chước” công khai của Trung Quốc.
B-2 cũng được biết đến với các chuyến bay bền bỉ: trong Chiến dịch Tự do Bền vững vào những ngày đầu của cuộc chiến tranh Afghanistan, oanh tạc cơ B-2 của Mỹ đã thực hiện các nhiệm vụ kéo dài 44 giờ từ bay từ căn cứ không quân Whiteman ở bang Missisipi đến Diego Garcia, một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Ấn Độ dương. Từ đó, những chiếc B-2 đã thực hiện các nhiệm vụ ném bom trên đất Afghanistan để hỗ trợ lực lượng mặt đất của Mỹ.
Mặc dù nhiệm vụ này có thể yêu cầu tiếp nhiên liệu, nhưng nó nói lên giá trị và lợi thế chiến thuật của việc máy bay ném bom có sức bền lâu dài.
Cũng không rõ liệu H-20 có thể thành công trong việc cạnh tranh với B-2 của Mỹ hay không, với mức độ nâng cấp và cải tiến mà Lực lượng Không quân Mỹ đã thực hiện với nền tảng B-2 ra đời từ những năm 1980.
B-2 sẽ sớm có các cảm biến Hệ thống quản lý phòng thủ giúp né tránh các hệ thống phòng không, bộ xử lý máy tính nhanh hơn hàng nghìn lần và các nâng cấp vũ khí bao gồm khả năng thả bom hạt nhân B-61 Mod12.
Máy bay B-2, dự kiến sẽ bay cùng với B-21 mới cho đến khi không quân Mỹ nhận đủ số lượng B-21, sẽ là một loại máy bay khác nhiều so với phiên bản gốc những năm 1980, vì Lầu Năm Góc hy vọng sẽ đảm bảo nền tảng này vẫn còn phù hợp và mạnh mẽ trong nhiều năm tới.