Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số ít nước tham gia vào chuỗi sản xuất linh kiện chiến đấu cơ F-35. Trước đó, sau khi quyết định đặt mua hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ tuyên bố cắt chuyển giao F-35, đổi lại nước này cũng dọa sẽ dừng nguồn cung linh kiện F-35.Dù cứng rắn với đường lối của mình trong thương vụ S-400, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng lo sợ nếu không nhận được tiêm kích F-35.Nước này vẫn hy vọng Mỹ sẽ chuyển giao những chiếc F-35 như đã thỏa thuận trước đó.Tuy nhiên có vẻ Mỹ không chỉ dọa suông, họ muốn mạnh tay với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn các nước khác theo chân Ankara mua vũ khí từ Nga.Mỹ vừa thông báo thời điểm cuối cùng những linh kiện và bộ phận của F-35 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chỉ được sử dụng đến hết tháng 3-2020. Sau đó, những linh kiện này sẽ được thay thế bằng nguồn cung cấp khác.Thông báo của Mỹ khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó, chính nhà sản xuất tiêm kích tàng hình F-35 đã phải thừa nhận, việc loại bỏ những liên quan của Ankara trong việc sản xuất F-35 nhanh nhất cũng phải kết thúc năm 2020.Hãng sản xuất Lockheed Martin và Bộ Quốc phòng Mỹ ký vào bản hợp đồng trị giá hơn 2,4 tỷ USD nhằm mua loạt linh kiện thay thế phục vụ việc phát triển tiêm kích tàng hình F-35.Những linh kiện này sẽ được dùng để sản xuất cả 3 phiên bản tiêm kích của thủy quân lục chiến, hải quân, không quân, cũng như các chương trình xuất khẩu ra nước ngoài. "Tất cả các đơn hàng sẽ có hiệu lực trước tháng 12-2020", nhà thầu quốc phòng Mỹ cho biết.Với việc thông báo này, Mỹ đã chính thức loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi nguồn cung linh kiện cho tiêm kích F-35.Một số ý kiến cho rằng thiếu linh kiện từ Thổ Nhĩ Kỳ, nhà sản xuất Mỹ sẽ dính đòn đau, tuy nhiên một số khác phản bác cho rằng, Ankara chỉ là nhà gia công linh kiện, mọi sáng chế đều của Mỹ, vì vậy việc chọn nhà sản xuất sẽ không mấy khó khăn.Việc bị loại khỏi chuỗi linh kiện cung cấp F-35 về lâu dài còn làm Thổ Nhĩ Kỳ mất đi một nguồn lợi nhuận không nhỏ.Bởi lẽ, F-35 sau màn thể hiện xuất sắc trên chiến trường Syria đang trở thành "con gà đẻ trứng vàng" cho Mỹ. Hàng loạt đơn đặt hàng loại chiến đấu cơ này đã được ký kết.Ước tính Mỹ đã sản xuất trên 1000 chiếc F-35, dự tính con số này sẽ nhanh chóng tăng cao trong tương lai gần.Trong khi đó mất đi chiến đấu cơ F-35, năng lực của không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang loay hoay trong việc tìm loại chiến đấu cơ thay thế cho F-35.Tuy nhiên họ vẫn chưa tìm ra, dù cả Nga và Trung Quốc đang nhiệt tình giới thiệu loại chiến đấu cơ hàng đầu của mình.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số ít nước tham gia vào chuỗi sản xuất linh kiện chiến đấu cơ F-35. Trước đó, sau khi quyết định đặt mua hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ tuyên bố cắt chuyển giao F-35, đổi lại nước này cũng dọa sẽ dừng nguồn cung linh kiện F-35.
Dù cứng rắn với đường lối của mình trong thương vụ S-400, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng lo sợ nếu không nhận được tiêm kích F-35.
Nước này vẫn hy vọng Mỹ sẽ chuyển giao những chiếc F-35 như đã thỏa thuận trước đó.
Tuy nhiên có vẻ Mỹ không chỉ dọa suông, họ muốn mạnh tay với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn các nước khác theo chân Ankara mua vũ khí từ Nga.
Mỹ vừa thông báo thời điểm cuối cùng những linh kiện và bộ phận của F-35 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chỉ được sử dụng đến hết tháng 3-2020. Sau đó, những linh kiện này sẽ được thay thế bằng nguồn cung cấp khác.
Thông báo của Mỹ khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó, chính nhà sản xuất tiêm kích tàng hình F-35 đã phải thừa nhận, việc loại bỏ những liên quan của Ankara trong việc sản xuất F-35 nhanh nhất cũng phải kết thúc năm 2020.
Hãng sản xuất Lockheed Martin và Bộ Quốc phòng Mỹ ký vào bản hợp đồng trị giá hơn 2,4 tỷ USD nhằm mua loạt linh kiện thay thế phục vụ việc phát triển tiêm kích tàng hình F-35.
Những linh kiện này sẽ được dùng để sản xuất cả 3 phiên bản tiêm kích của thủy quân lục chiến, hải quân, không quân, cũng như các chương trình xuất khẩu ra nước ngoài. "Tất cả các đơn hàng sẽ có hiệu lực trước tháng 12-2020", nhà thầu quốc phòng Mỹ cho biết.
Với việc thông báo này, Mỹ đã chính thức loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi nguồn cung linh kiện cho tiêm kích F-35.
Một số ý kiến cho rằng thiếu linh kiện từ Thổ Nhĩ Kỳ, nhà sản xuất Mỹ sẽ dính đòn đau, tuy nhiên một số khác phản bác cho rằng, Ankara chỉ là nhà gia công linh kiện, mọi sáng chế đều của Mỹ, vì vậy việc chọn nhà sản xuất sẽ không mấy khó khăn.
Việc bị loại khỏi chuỗi linh kiện cung cấp F-35 về lâu dài còn làm Thổ Nhĩ Kỳ mất đi một nguồn lợi nhuận không nhỏ.
Bởi lẽ, F-35 sau màn thể hiện xuất sắc trên chiến trường Syria đang trở thành "con gà đẻ trứng vàng" cho Mỹ. Hàng loạt đơn đặt hàng loại chiến đấu cơ này đã được ký kết.
Ước tính Mỹ đã sản xuất trên 1000 chiếc F-35, dự tính con số này sẽ nhanh chóng tăng cao trong tương lai gần.
Trong khi đó mất đi chiến đấu cơ F-35, năng lực của không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang loay hoay trong việc tìm loại chiến đấu cơ thay thế cho F-35.
Tuy nhiên họ vẫn chưa tìm ra, dù cả Nga và Trung Quốc đang nhiệt tình giới thiệu loại chiến đấu cơ hàng đầu của mình.