T-90S là phiên bản xuất khẩu của dòng xe tăng T-90, được thiết kế trên cơ sở phiên bản đời đầu T-90 mod 1992. Nguồn ảnh: SinaSo với T-90 mod 1992, xe tăng T-90S trang bị động cơ công suất lớn tới 1.000 mã lực do nhà máy Chelyabinsk chế tạo. Nguồn ảnh: SinaTuy nhiên, một vài phần bị hạ cấp, ví dụ như nó sử dụng hệ thống gây nhiễu Shtora đời đầu, thiếu hai đèn gây nhiễu tín hiệu hồng ngoại dẫn đường tên lửa chống tăng. Dẫu vậy, giáp composite và giáp kontakt-5 vẫn được giữ nguyên. Nguồn ảnh: SinaKhách hàng vẫn có thể tùy chọn lắp cấu hình Shtora đầy đủ với hai đèn gây nhiễu hồng ngoại. Nguồn ảnh: SinaViệc thay mới động cơ giúp xe tăng chủ lực T-90S có trọng lượng tới 46 tấn di chuyển được với tốc độ tối đa 65km/h, dự trữ hành trình 345-520km tùy tốc độ. Nguồn ảnh: SinaXe tăng T-90S có khả năng lội nước tốt với độ sâu lòng sông, hồ lên tới 5m, tất nhiên phải có chuẩn bị phụ kiện khoảng 25-30 phút trước khi “lặn”. Nguồn ảnh: SinaNhờ được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến, xe tăng T-90S có khả năng tiêu diệt mục tiêu xe tăng cách 5km khi xe đang di chuyển (vừa đi vừa bắn) tốc độ trung bình 30km/h. Cự ly tấn công vào ban đêm khoảng 3km. Nguồn ảnh: SinaCơ bản sức mạnh của T-90S là tương đương với T-90 mod 1992 và gần ngang ngửa T-90A sau này. Chính vì vậy, nó đã thuyết phục được một loạt khách hàng khó tính trên thị trường gật đầu ký hợp đồng. Nguồn ảnh: SinaVị khách "sộp" đầu tiên là Ấn Độ - quốc gia này năm 2000 đã đặt mua lượt đầu tiên lên tới 310 chiếc T-90S, đến năm 2006 thêm 300 chiếc và sau đó mua luôn giấy phép sản xuất trong nước đến 1.000 chiếc. Các hợp đồng này đã đưa Ấn Độ trở thành quốc gia sở hữu số lượng T-90 lớn nhất, vượt trên cả nước Nga – “cha đẻ” T-90. Nguồn ảnh: WikipediaVới sự có mặt của T-90S, sức mạnh lực lượng tăng – thiết giáp của Quân đội Ấn Độ đã được nâng lên “đẳng cấp mới”, vượt xa trang bị của quốc gia láng giềng có nhiều duyên nợ - Pakistan và khiến Trung Quốc cũng phải e dè trước khi nước này trang bị Type 99. Nguồn ảnh: WikipediaCác xe tăng T-90S Bhishma bán cho Ấn Độ cơ bản là tương đương mẫu gốc T-90, thế nhưng người Ấn Độ đã bỏ đi hệ thống gây nhiễu chủ động Shtora khiến nó bị coi là phiên bản kém nhất của dòng T-90. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh, những chiếc xe tăng T-90S Bhishma hùng dũng phi nước đại trên sa mạc. Nguồn ảnh: WikipediaDẫu bị cắt giảm lớn về giáp bảo vệ, nhưng với giáp composite kết hợp giáp phản ứng nổ (ERA), những chiếc T-90S có khả năng chống chịu hiệu quả các loại đạn pháo 120mm chuẩn phương Tây, thậm chí chống được cả đạn xuyên giáp APFSDS M829A2 của Mỹ. Nguồn ảnh: WikipediaSau hợp đồng của Ấn Độ, một số quốc gia khác cũng lần lượt nhập khẩu T-90S, gồm: Uganda (44 chiếc), Turkmenistan (10 chiếc); Algeria (572 chiếc) và tới đây là Việt Nam (63 chiếc), Iran (73 chiếc). Đây là một thành công đáng nể với dòng xe tăng chủ lực thế hệ mới, số khách hàng mua dòng tăng phương Tây như Challenger II, Leclerc cũng không nhiều dù chúng được đánh giá cao hơn ở một số phương diện so với T-90S. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài T-90S, Uralvagonzavod cũng đang tích cực quảng bá phiên bản nâng cấp của T-90S mang tên T-90MS ("M" là viết tắt của từ "modernised" - hiện đại hóa) với một loạt các nâng cấp giáp bảo vệ, hệ thống hỏa lực cũng như vũ khí. 354 chiếc T-90MS đã được Ấn Độ đặt hàng năm 2016. Nguồn ảnh: WikipediaNhững chiếc T-90MS nhận động cơ diesel 1.130 mã lực, hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp với kính ngắm Sosna-U, tích hợp định vị toàn cầu, trang bị giáp phản ứng nổ Relikt tốt hơn cả Kontakt-5... Nguồn ảnh: Wikipedia
T-90S là phiên bản xuất khẩu của dòng xe tăng T-90, được thiết kế trên cơ sở phiên bản đời đầu T-90 mod 1992. Nguồn ảnh: Sina
So với T-90 mod 1992, xe tăng T-90S trang bị động cơ công suất lớn tới 1.000 mã lực do nhà máy Chelyabinsk chế tạo. Nguồn ảnh: Sina
Tuy nhiên, một vài phần bị hạ cấp, ví dụ như nó sử dụng hệ thống gây nhiễu Shtora đời đầu, thiếu hai đèn gây nhiễu tín hiệu hồng ngoại dẫn đường tên lửa chống tăng. Dẫu vậy, giáp composite và giáp kontakt-5 vẫn được giữ nguyên. Nguồn ảnh: Sina
Khách hàng vẫn có thể tùy chọn lắp cấu hình Shtora đầy đủ với hai đèn gây nhiễu hồng ngoại. Nguồn ảnh: Sina
Việc thay mới động cơ giúp xe tăng chủ lực T-90S có trọng lượng tới 46 tấn di chuyển được với tốc độ tối đa 65km/h, dự trữ hành trình 345-520km tùy tốc độ. Nguồn ảnh: Sina
Xe tăng T-90S có khả năng lội nước tốt với độ sâu lòng sông, hồ lên tới 5m, tất nhiên phải có chuẩn bị phụ kiện khoảng 25-30 phút trước khi “lặn”. Nguồn ảnh: Sina
Nhờ được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến, xe tăng T-90S có khả năng tiêu diệt mục tiêu xe tăng cách 5km khi xe đang di chuyển (vừa đi vừa bắn) tốc độ trung bình 30km/h. Cự ly tấn công vào ban đêm khoảng 3km. Nguồn ảnh: Sina
Cơ bản sức mạnh của T-90S là tương đương với T-90 mod 1992 và gần ngang ngửa T-90A sau này. Chính vì vậy, nó đã thuyết phục được một loạt khách hàng khó tính trên thị trường gật đầu ký hợp đồng. Nguồn ảnh: Sina
Vị khách "sộp" đầu tiên là Ấn Độ - quốc gia này năm 2000 đã đặt mua lượt đầu tiên lên tới 310 chiếc T-90S, đến năm 2006 thêm 300 chiếc và sau đó mua luôn giấy phép sản xuất trong nước đến 1.000 chiếc. Các hợp đồng này đã đưa Ấn Độ trở thành quốc gia sở hữu số lượng T-90 lớn nhất, vượt trên cả nước Nga – “cha đẻ” T-90. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với sự có mặt của T-90S, sức mạnh lực lượng tăng – thiết giáp của Quân đội Ấn Độ đã được nâng lên “đẳng cấp mới”, vượt xa trang bị của quốc gia láng giềng có nhiều duyên nợ - Pakistan và khiến Trung Quốc cũng phải e dè trước khi nước này trang bị Type 99. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các xe tăng T-90S Bhishma bán cho Ấn Độ cơ bản là tương đương mẫu gốc T-90, thế nhưng người Ấn Độ đã bỏ đi hệ thống gây nhiễu chủ động Shtora khiến nó bị coi là phiên bản kém nhất của dòng T-90. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh, những chiếc xe tăng T-90S Bhishma hùng dũng phi nước đại trên sa mạc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dẫu bị cắt giảm lớn về giáp bảo vệ, nhưng với giáp composite kết hợp giáp phản ứng nổ (ERA), những chiếc T-90S có khả năng chống chịu hiệu quả các loại đạn pháo 120mm chuẩn phương Tây, thậm chí chống được cả đạn xuyên giáp APFSDS M829A2 của Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau hợp đồng của Ấn Độ, một số quốc gia khác cũng lần lượt nhập khẩu T-90S, gồm: Uganda (44 chiếc), Turkmenistan (10 chiếc); Algeria (572 chiếc) và tới đây là Việt Nam (63 chiếc), Iran (73 chiếc). Đây là một thành công đáng nể với dòng xe tăng chủ lực thế hệ mới, số khách hàng mua dòng tăng phương Tây như Challenger II, Leclerc cũng không nhiều dù chúng được đánh giá cao hơn ở một số phương diện so với T-90S. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài T-90S, Uralvagonzavod cũng đang tích cực quảng bá phiên bản nâng cấp của T-90S mang tên T-90MS ("M" là viết tắt của từ "modernised" - hiện đại hóa) với một loạt các nâng cấp giáp bảo vệ, hệ thống hỏa lực cũng như vũ khí. 354 chiếc T-90MS đã được Ấn Độ đặt hàng năm 2016. Nguồn ảnh: Wikipedia
Những chiếc T-90MS nhận động cơ diesel 1.130 mã lực, hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp với kính ngắm Sosna-U, tích hợp định vị toàn cầu, trang bị giáp phản ứng nổ Relikt tốt hơn cả Kontakt-5... Nguồn ảnh: Wikipedia