Vào ngày 13/3, Trung tâm huấn luyện quân sự Yavoriv, ở tỉnh Lviv, miền Tây Ukraine, đã bị tên lửa Nga tấn công. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng, cuộc tấn công đã tiêu diệt 180 lính đánh thuê nước ngoài, nhưng Ukraine bác bỏ và cho đó là luận điệu tuyên truyền của Nga.Nhưng mấy ngày sau, ngày càng nhiều lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine thừa nhận rằng, họ đã chịu thương vong nặng nề trong cuộc tập kích và đã sợ hãi và bỏ trốn sang Ba Lan và các nước khác.Theo tin từ hãng Sputik của Nga vào ngày 14/3 cho biết, “lính tình nguyện” người Brazil tên là Thiago Rossi nói rằng, “đồng đội” của anh ta, về cơ bản đã bị tên lửa Nga quét sạch gần căn cứ, và anh ta và những người sống sót còn lại, đã bắt xe buýt đến Ba Lan;Còn tờ UOL của Brazil cho biết, một “lính tình nguyện quốc tế” khác của Brazil, là Leanderson Paulino đã tình cờ tránh được một cuộc không kích khi thực hiện nhiệm vụ ở Kyiv, nhưng anh đã mất rất nhiều đồng đội. “Đó là chiến tranh, đừng nghĩ Ukraine là Disney nữa”; Paulino nói.Thiago Rossi cũng tiết lộ trong video rằng, căn cứ Yavoriv có lính đánh thuê từ Pháp, Hàn Quốc, Chile, Mỹ, Canada và các nước châu Âu. Khi cuộc tập kích xảy ra, lính đánh thuê người Pháp Sciacca Mickael đã sợ hãi khóc trong đoạn video và sau đó bỏ chạy từ Ba Lan đến Thụy Điển, trong vòng chưa đầy…27 giờ sau.Theo truyền thông Ukraine, vào ngày 13/3, quân đội Nga đã tập kích Trung tâm huấn luyện Yavoriv. Trung tâm này nằm sát biên giới Ba Lan, có diện tích 360 km vuông và là căn cứ quân sự lớn nhất ở miền tây Ukraine.Hãng tin Reuters, dẫn lời một quan chức NATO cho biết, trước khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra, các chuyên gia quân sự nước ngoài (chủ yếu là từ Mỹ và NATO) đã được rút khỏi căn cứ Yavoriv, nhưng một số thiết bị vẫn còn bỏ lại.Hiện giữa Nga và Ukraine có một số khác biệt về kết quả của cuộc tập kích: Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng, quân đội Nga đã sử dụng vũ khí chính xác cao tầm xa, tiêu diệt gần 180 lính đánh thuê nước ngoài tại Yavoriv và "sẽ tiếp tục tiêu diệt hết lính đánh thuê nước ngoài, lần lượt đến Ukraine". Nhưng Ukraine nói rằng, hệ thống phòng không của Ukraine đánh chặn hiệu quả, hầu hết các tên lửa của Nga đã bị bắn hạ. Đồng thời Bộ Quốc phòng Ukraine cũng công nhận, có “lính tình nguyện” nước ngoài ở trong căn cứ Yavoriv khi cuộc tập kích xảy ra; nhưng không xác nhận có người nước ngoài nào trong số các nạn nhân.Tuy nhiên, trong khoảng thời gian sau đó, ngày càng nhiều lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine thừa nhận rằng, họ đã chịu thương vong nặng nề trong cuộc tập kích tên lửa của Nga vào Trung tâm Yavoriv và do quá sợ hãi, nhiều người đã bỏ trốn sang Ba Lan và các nước khác. Lính tình nguyện Thiago Rossi với vẻ mặt chưa hết sợ hãi cho biết: “Đơn vị lính tình nguyện của anh ta, có sự góp mặt của lính từ nhiều quốc gia châu Âu, Hàn Quốc, Chile, Mỹ, Canada; và thậm chí một số lính đặc nhiệm từ các nước khác nhau.Nhưng tên lửa Nga đã làm tất cả kết thúc, tất cả mọi thứ, toàn bộ Quân đoàn tình nguyện quốc tế của Ukraine tại Yavoriv đã bị xóa sổ; bạn không biết cảm giác đó như thế nào; nhưng ơn trời là tôi đã trốn thoát”. Sau cuộc tập kích, Rossi và những người sống sót còn lại đã bắt xe buýt đến Ba Lan. Trước đó trên tờ UOL của Brazil, Thiago Rossi đã kêu gọi hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Zelensky tham gia “Quân đoàn tình nguyện quốc tế”, đến Ukraine chiến đấu, để chống lại quân Nga. Nhưng khi bị quân Nga tấn công, phản ứng đầu tiên của Thiago Rossi là rời bỏ Ukraine.Thiago Rossi cho biết, khi cuộc không kích xảy ra, sau khi liên lạc được với những người bên ngoài căn cứ; những lính đánh thuê nước ngoài, đã được hướng dẫn "rời đi càng sớm càng tốt". Nhưng không cho biết ai đã ra lệnh cho họ.Khi video được quay đưa lên mạng xã hội, Rossi nói rằng, anh ta đang trên một chiếc xe buýt, với số lính đánh thuê còn lại hướng đến biên giới Ba Lan, ngay trước khi làn sóng tên lửa tấn công thứ hai của Nga tiếp cận biên giới.Còn “lính tình nguyện” Sciacca Mickael người Pháp thì đưa tin trên mạng xã hội; sau cuộc không kích, anh ta và một số đồng đội đã bỏ chạy tứ tung. Và anh ta mất chưa đầy 27 giờ để trốn thoát từ Ba Lan đến Thụy Điển.Trước đó ít ngày, Sciacca Mickael đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Zelensky, tham gia "Quân đoàn tình nguyện quốc tế" để bảo vệ Ukraine. Nhưng “ông chú 40 tuổi” này, chẳng có chút kinh nghiệm chiến đấu nào, ngoại trừ việc 20 năm trước, đã từng phục vụ nửa năm trong Quân đội Pháp.Theo lời kể của Mickael, lúc đó anh ta rất “tự tin” rằng, mình biết sử dụng vũ khí và rất tự tin vào khả năng “thích nghi với môi trường” của mình. Vào ngày 9/3, Sciacca Mickael hẹn với hai người đàn ông Pháp 22 tuổi khác qua mạng xã hội và đến Ukraine qua ngả Ba Lan.Ngày 14/3, Thiếu tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga, đã đưa ra cảnh báo đối với những người lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine; Quân đội Nga biết mọi vị trí của lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine và sẽ không có lòng nhân từ nào với họ.Thiếu tướng Konashenkov cũng tuyên bố rằng, một số chính phủ phương Tây khuyến khích công dân của họ chiến đấu với quân đội Nga, với tư cách lính đánh thuê; do vậy, tất cả trách nhiệm về cái chết của những công dân nước ngoài ở Ukraine, hoàn toàn thuộc về lãnh đạo của các nước này.
Vào ngày 13/3, Trung tâm huấn luyện quân sự Yavoriv, ở tỉnh Lviv, miền Tây Ukraine, đã bị tên lửa Nga tấn công. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng, cuộc tấn công đã tiêu diệt 180 lính đánh thuê nước ngoài, nhưng Ukraine bác bỏ và cho đó là luận điệu tuyên truyền của Nga.
Nhưng mấy ngày sau, ngày càng nhiều lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine thừa nhận rằng, họ đã chịu thương vong nặng nề trong cuộc tập kích và đã sợ hãi và bỏ trốn sang Ba Lan và các nước khác.
Theo tin từ hãng Sputik của Nga vào ngày 14/3 cho biết, “lính tình nguyện” người Brazil tên là Thiago Rossi nói rằng, “đồng đội” của anh ta, về cơ bản đã bị tên lửa Nga quét sạch gần căn cứ, và anh ta và những người sống sót còn lại, đã bắt xe buýt đến Ba Lan;
Còn tờ UOL của Brazil cho biết, một “lính tình nguyện quốc tế” khác của Brazil, là Leanderson Paulino đã tình cờ tránh được một cuộc không kích khi thực hiện nhiệm vụ ở Kyiv, nhưng anh đã mất rất nhiều đồng đội. “Đó là chiến tranh, đừng nghĩ Ukraine là Disney nữa”; Paulino nói.
Thiago Rossi cũng tiết lộ trong video rằng, căn cứ Yavoriv có lính đánh thuê từ Pháp, Hàn Quốc, Chile, Mỹ, Canada và các nước châu Âu. Khi cuộc tập kích xảy ra, lính đánh thuê người Pháp Sciacca Mickael đã sợ hãi khóc trong đoạn video và sau đó bỏ chạy từ Ba Lan đến Thụy Điển, trong vòng chưa đầy…27 giờ sau.
Theo truyền thông Ukraine, vào ngày 13/3, quân đội Nga đã tập kích Trung tâm huấn luyện Yavoriv. Trung tâm này nằm sát biên giới Ba Lan, có diện tích 360 km vuông và là căn cứ quân sự lớn nhất ở miền tây Ukraine.
Hãng tin Reuters, dẫn lời một quan chức NATO cho biết, trước khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra, các chuyên gia quân sự nước ngoài (chủ yếu là từ Mỹ và NATO) đã được rút khỏi căn cứ Yavoriv, nhưng một số thiết bị vẫn còn bỏ lại.
Hiện giữa Nga và Ukraine có một số khác biệt về kết quả của cuộc tập kích: Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng, quân đội Nga đã sử dụng vũ khí chính xác cao tầm xa, tiêu diệt gần 180 lính đánh thuê nước ngoài tại Yavoriv và "sẽ tiếp tục tiêu diệt hết lính đánh thuê nước ngoài, lần lượt đến Ukraine".
Nhưng Ukraine nói rằng, hệ thống phòng không của Ukraine đánh chặn hiệu quả, hầu hết các tên lửa của Nga đã bị bắn hạ. Đồng thời Bộ Quốc phòng Ukraine cũng công nhận, có “lính tình nguyện” nước ngoài ở trong căn cứ Yavoriv khi cuộc tập kích xảy ra; nhưng không xác nhận có người nước ngoài nào trong số các nạn nhân.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian sau đó, ngày càng nhiều lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine thừa nhận rằng, họ đã chịu thương vong nặng nề trong cuộc tập kích tên lửa của Nga vào Trung tâm Yavoriv và do quá sợ hãi, nhiều người đã bỏ trốn sang Ba Lan và các nước khác.
Lính tình nguyện Thiago Rossi với vẻ mặt chưa hết sợ hãi cho biết: “Đơn vị lính tình nguyện của anh ta, có sự góp mặt của lính từ nhiều quốc gia châu Âu, Hàn Quốc, Chile, Mỹ, Canada; và thậm chí một số lính đặc nhiệm từ các nước khác nhau.
Nhưng tên lửa Nga đã làm tất cả kết thúc, tất cả mọi thứ, toàn bộ Quân đoàn tình nguyện quốc tế của Ukraine tại Yavoriv đã bị xóa sổ; bạn không biết cảm giác đó như thế nào; nhưng ơn trời là tôi đã trốn thoát”. Sau cuộc tập kích, Rossi và những người sống sót còn lại đã bắt xe buýt đến Ba Lan.
Trước đó trên tờ UOL của Brazil, Thiago Rossi đã kêu gọi hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Zelensky tham gia “Quân đoàn tình nguyện quốc tế”, đến Ukraine chiến đấu, để chống lại quân Nga. Nhưng khi bị quân Nga tấn công, phản ứng đầu tiên của Thiago Rossi là rời bỏ Ukraine.
Thiago Rossi cho biết, khi cuộc không kích xảy ra, sau khi liên lạc được với những người bên ngoài căn cứ; những lính đánh thuê nước ngoài, đã được hướng dẫn "rời đi càng sớm càng tốt". Nhưng không cho biết ai đã ra lệnh cho họ.
Khi video được quay đưa lên mạng xã hội, Rossi nói rằng, anh ta đang trên một chiếc xe buýt, với số lính đánh thuê còn lại hướng đến biên giới Ba Lan, ngay trước khi làn sóng tên lửa tấn công thứ hai của Nga tiếp cận biên giới.
Còn “lính tình nguyện” Sciacca Mickael người Pháp thì đưa tin trên mạng xã hội; sau cuộc không kích, anh ta và một số đồng đội đã bỏ chạy tứ tung. Và anh ta mất chưa đầy 27 giờ để trốn thoát từ Ba Lan đến Thụy Điển.
Trước đó ít ngày, Sciacca Mickael đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Zelensky, tham gia "Quân đoàn tình nguyện quốc tế" để bảo vệ Ukraine. Nhưng “ông chú 40 tuổi” này, chẳng có chút kinh nghiệm chiến đấu nào, ngoại trừ việc 20 năm trước, đã từng phục vụ nửa năm trong Quân đội Pháp.
Theo lời kể của Mickael, lúc đó anh ta rất “tự tin” rằng, mình biết sử dụng vũ khí và rất tự tin vào khả năng “thích nghi với môi trường” của mình. Vào ngày 9/3, Sciacca Mickael hẹn với hai người đàn ông Pháp 22 tuổi khác qua mạng xã hội và đến Ukraine qua ngả Ba Lan.
Ngày 14/3, Thiếu tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga, đã đưa ra cảnh báo đối với những người lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine; Quân đội Nga biết mọi vị trí của lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine và sẽ không có lòng nhân từ nào với họ.
Thiếu tướng Konashenkov cũng tuyên bố rằng, một số chính phủ phương Tây khuyến khích công dân của họ chiến đấu với quân đội Nga, với tư cách lính đánh thuê; do vậy, tất cả trách nhiệm về cái chết của những công dân nước ngoài ở Ukraine, hoàn toàn thuộc về lãnh đạo của các nước này.