Trong bảo tàng Phòng không Không quân Hà Nội có một hiện vật hết sức đặc biệt, đó là tấm xa bàn ghi lại chi tiết thế trận của lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam trong chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm lịch sử.Một vài sân bay chủ lực trong chiến dịch này như sân bay Thọ Xuân ở Thanh Hóa, sân bay Nội Bài, sân bay Gia Lâm ở Hà Nội được đánh dấu nổi bật trên tấm bản đồ.Nhiều vị trí trên bản đồ được đánh dấu nổi bật, khu ô hình thang với ký hiệu xoay vòng là những khu vực tuần tra chính của Không quân ta nhằm chặn đường tiến công của các tốp máy bay địch. Ảnh: Một vùng tuần tra nằm ngoài khơi vịnh bắc bộ.Một vài sân bay của nước bạn Trung Quốc khu vực gần biên giới phía Bắc Việt Nam cũng được đánh dấu trên bản đồ. Trong trường hợp phi công gặp sự cố không thể bay về các sân bay trong nước, họ sẽ được dẫn đường chỉ định hạ cánh ở một sân bay của nước bạn.Các tình huống khiến phi công MiG của Việt Nam phải đi hạ cánh nhờ được dự đoán bao gồm máy bay bị hư hỏng khi giao tranh, vẫn bay được nhưng không thể quay đầu hoặc phi công ta bị máy bay Mỹ truy đuổi.Rất nhiều các sân bay gần khu vực biên giới với Việt Nam được đánh dấu trên tấm bản đồ chiến lược này. Tuy nhiên chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào phi công của ta phải hạ cánh nhờ trên đất bạn trong thời gian Mỹ thực hiện chiến dịch Linebacker II.Được đánh dấu nổi bật nhất trong tấm bản đồ này chính là sân bay Nội Bài ở ngoại ô địa phận Hà Nội với những đường đo độ được xác định là độ gốc để điều khiển những trận không chiến trên bầu trời Hà Nội.Phi công trên không phận Hà Nội sẽ được xác định vị trí một cách dễ dàng thông qua góc độ của họ so với sân bay Nội Bài - nơi xuất kích nhiều máy bay MiG nhất trong chiến dịch phòng thủ Hà Nội.Ở một vài khu vực, các máy bay MiG của ta cũng tổ chức bay tuần, tìm kiếm và tiêu diệt địch. Điều đáng nói ở đây là trong những ngày đầu diễn ra không kích, Mỹ có vẻ khá chủ quan và tự cao khi dám thực hiện nhiều phi vụ kéo dài trong nhiều ngày với cùng một đường bay giống hệt nhau.Tuyến đường màu xanh để chỉ thị hành lang bay, nơi các phi công Mỹ từ Sài Gòn và từ Hạm đội 7 Hải quân Mỹ gặp nhau trước khi bay vào địa phận thủ đô oanh tạc.Toàn cảnh tấm bản đồ chiến thuật của lực lượng Phòng không - Không quân trong trận Điện Biên Phủ trên không. Mời độc giả xem Video: Những thước phim tài liệu hiếm thấy về cuộc đối đầu giữa MiG-21 và B-52 trên bầu trời Hà Nội năm 1972. Nguồn: VTV.
Trong bảo tàng Phòng không Không quân Hà Nội có một hiện vật hết sức đặc biệt, đó là tấm xa bàn ghi lại chi tiết thế trận của lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam trong chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm lịch sử.
Một vài sân bay chủ lực trong chiến dịch này như sân bay Thọ Xuân ở Thanh Hóa, sân bay Nội Bài, sân bay Gia Lâm ở Hà Nội được đánh dấu nổi bật trên tấm bản đồ.
Nhiều vị trí trên bản đồ được đánh dấu nổi bật, khu ô hình thang với ký hiệu xoay vòng là những khu vực tuần tra chính của Không quân ta nhằm chặn đường tiến công của các tốp máy bay địch. Ảnh: Một vùng tuần tra nằm ngoài khơi vịnh bắc bộ.
Một vài sân bay của nước bạn Trung Quốc khu vực gần biên giới phía Bắc Việt Nam cũng được đánh dấu trên bản đồ. Trong trường hợp phi công gặp sự cố không thể bay về các sân bay trong nước, họ sẽ được dẫn đường chỉ định hạ cánh ở một sân bay của nước bạn.
Các tình huống khiến phi công MiG của Việt Nam phải đi hạ cánh nhờ được dự đoán bao gồm máy bay bị hư hỏng khi giao tranh, vẫn bay được nhưng không thể quay đầu hoặc phi công ta bị máy bay Mỹ truy đuổi.
Rất nhiều các sân bay gần khu vực biên giới với Việt Nam được đánh dấu trên tấm bản đồ chiến lược này. Tuy nhiên chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào phi công của ta phải hạ cánh nhờ trên đất bạn trong thời gian Mỹ thực hiện chiến dịch Linebacker II.
Được đánh dấu nổi bật nhất trong tấm bản đồ này chính là sân bay Nội Bài ở ngoại ô địa phận Hà Nội với những đường đo độ được xác định là độ gốc để điều khiển những trận không chiến trên bầu trời Hà Nội.
Phi công trên không phận Hà Nội sẽ được xác định vị trí một cách dễ dàng thông qua góc độ của họ so với sân bay Nội Bài - nơi xuất kích nhiều máy bay MiG nhất trong chiến dịch phòng thủ Hà Nội.
Ở một vài khu vực, các máy bay MiG của ta cũng tổ chức bay tuần, tìm kiếm và tiêu diệt địch. Điều đáng nói ở đây là trong những ngày đầu diễn ra không kích, Mỹ có vẻ khá chủ quan và tự cao khi dám thực hiện nhiều phi vụ kéo dài trong nhiều ngày với cùng một đường bay giống hệt nhau.
Tuyến đường màu xanh để chỉ thị hành lang bay, nơi các phi công Mỹ từ Sài Gòn và từ Hạm đội 7 Hải quân Mỹ gặp nhau trước khi bay vào địa phận thủ đô oanh tạc.
Toàn cảnh tấm bản đồ chiến thuật của lực lượng Phòng không - Không quân trong trận Điện Biên Phủ trên không.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim tài liệu hiếm thấy về cuộc đối đầu giữa MiG-21 và B-52 trên bầu trời Hà Nội năm 1972. Nguồn: VTV.