Theo thông tin được Sputnik đăng tải, dòng tiêm kích hạng nặng mới nhất của hãng Mikoyan là chiếc chiến đấu cơ Mikoyan MiG-35 dự kiến sẽ gia nhập biên chế chính thức của Không quân Nga trong năm 2019 tới đây. Nguồn ảnh: Grao.Chiến đấu cơ MiG-35 là phiên bản hiện đại hóa toàn diện từ MiG-29 - chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không đã có khoảng 35 năm tuổi, phục vụ từ thời Liên Xô tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Simulator.Mục đích thiết kế chính của MiG-35 là nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, đây là một nhiệm vụ được cho là MiG-35 sẽ đảm nhận tốt hơn nhiều so với Su-27 và Su-35, vốn được thiết kế và sử dụng để tấn công từ xa là chủ yếu. Nguồn ảnh: Loner.Để đảm nhận nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, MiG-35 sẽ cần phải hoạt động ở độ cao thấp hơn, điều này đồng nghĩa với việc nó phải có khung vỏ chắc chắn hơn để chống lại được hỏa lực phòng không từ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Airliners.MiG-35 cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công để bảo vệ hoặc hỗ trợ bộ binh và thiết giáp bạn. Đây cũng là loại máy bay được thiết kế để phù hợp với những sân bay dã chiến ngay tại mặt trận hoặc gần tiền tuyến, điều này đòi hỏi MiG-35 phải có được sự ổn định cao như MiG-29. Nguồn ảnh: Zhava.Với sự ổn định cao và độ tin cậy tốt như máy bay chiến đấu MiG-29 đã từng thể hiện được, MiG-35 có thể hạ cánh ở bất cứ đường băng nào một cách dễ dàng, đòi hỏi ít sự bảo dưỡng và có thể quay trở lại bầu trời nhanh nhất có thể sau mỗi khi trở về mặt đất bảo dưỡng, nạp tiếp tế. Nguồn ảnh: Draft.Dù vẫn còn nhiều nghi ngờ nhưng rất có thể MiG-35 sẽ được trang bị radar quét mảng chủ động loại Zhuk-A. Đây là loại radar hiện đại bậc nhất của Không quân Nga hiện nay, có khả năng theo dõi cùng lúc 30 mục tiêu ở khoảng cách tối đa 200 km. Nguồn ảnh: Aviation.Khả năng mang vác của MiG-35 cũng được nâng cấp đáng kể so với MiG-29, nhưng chi phí vận hành lại được giảm đi rất nhiều. Cụ thể, các kỹ sư Nga khẳng định chi phí cho mỗi giờ bay của MiG-35 thấp hơn 2,5 lần so với chi phí vận hành của MiG-29. Nguồn ảnh: Airforce.Không quân Nga dự kiến sẽ nhận khoảng 30 chiếc MiG-35 trước năm 2020 tới đây. Hiện nay trên thế giới đang có tới gần 60 nước sử dụng MiG-29, rất có thể những quốc gia này cũng sẽ được tiếp cận MiG-35 như một bản nâng cấp, cải tiến của MiG-29 trong tương lai. Nguồn ảnh: Twitter. Mời độc giả xem Video: Siêu chiến đấu cơ đa năng MiG-35 thể hiện khả năng chiếm ưu thế trên không của mình.
Theo thông tin được Sputnik đăng tải, dòng tiêm kích hạng nặng mới nhất của hãng Mikoyan là chiếc chiến đấu cơ Mikoyan MiG-35 dự kiến sẽ gia nhập biên chế chính thức của Không quân Nga trong năm 2019 tới đây. Nguồn ảnh: Grao.
Chiến đấu cơ MiG-35 là phiên bản hiện đại hóa toàn diện từ MiG-29 - chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không đã có khoảng 35 năm tuổi, phục vụ từ thời Liên Xô tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Simulator.
Mục đích thiết kế chính của MiG-35 là nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, đây là một nhiệm vụ được cho là MiG-35 sẽ đảm nhận tốt hơn nhiều so với Su-27 và Su-35, vốn được thiết kế và sử dụng để tấn công từ xa là chủ yếu. Nguồn ảnh: Loner.
Để đảm nhận nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, MiG-35 sẽ cần phải hoạt động ở độ cao thấp hơn, điều này đồng nghĩa với việc nó phải có khung vỏ chắc chắn hơn để chống lại được hỏa lực phòng không từ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Airliners.
MiG-35 cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công để bảo vệ hoặc hỗ trợ bộ binh và thiết giáp bạn. Đây cũng là loại máy bay được thiết kế để phù hợp với những sân bay dã chiến ngay tại mặt trận hoặc gần tiền tuyến, điều này đòi hỏi MiG-35 phải có được sự ổn định cao như MiG-29. Nguồn ảnh: Zhava.
Với sự ổn định cao và độ tin cậy tốt như máy bay chiến đấu MiG-29 đã từng thể hiện được, MiG-35 có thể hạ cánh ở bất cứ đường băng nào một cách dễ dàng, đòi hỏi ít sự bảo dưỡng và có thể quay trở lại bầu trời nhanh nhất có thể sau mỗi khi trở về mặt đất bảo dưỡng, nạp tiếp tế. Nguồn ảnh: Draft.
Dù vẫn còn nhiều nghi ngờ nhưng rất có thể MiG-35 sẽ được trang bị radar quét mảng chủ động loại Zhuk-A. Đây là loại radar hiện đại bậc nhất của Không quân Nga hiện nay, có khả năng theo dõi cùng lúc 30 mục tiêu ở khoảng cách tối đa 200 km. Nguồn ảnh: Aviation.
Khả năng mang vác của MiG-35 cũng được nâng cấp đáng kể so với MiG-29, nhưng chi phí vận hành lại được giảm đi rất nhiều. Cụ thể, các kỹ sư Nga khẳng định chi phí cho mỗi giờ bay của MiG-35 thấp hơn 2,5 lần so với chi phí vận hành của MiG-29. Nguồn ảnh: Airforce.
Không quân Nga dự kiến sẽ nhận khoảng 30 chiếc MiG-35 trước năm 2020 tới đây. Hiện nay trên thế giới đang có tới gần 60 nước sử dụng MiG-29, rất có thể những quốc gia này cũng sẽ được tiếp cận MiG-35 như một bản nâng cấp, cải tiến của MiG-29 trong tương lai. Nguồn ảnh: Twitter.
Mời độc giả xem Video: Siêu chiến đấu cơ đa năng MiG-35 thể hiện khả năng chiếm ưu thế trên không của mình.