Trong tuần qua, căng thẳng giữa hai quốc gia thuộc khối quân sự NATO là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã bùng phát ở mức căng thẳng, khi Ankara kiên quyết tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Athens.Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động tàu thăm dò khảo sát địa chất cỡ lớn mang tên Oruc Reis tới điểm nóng trên biển Địa Trung Hải, nó có sự hộ tống của một số tàu chiến thuộc hải quân nước này.Về phần mình, hải quân Hy Lạp cũng ngay lập tức triển khai lực lượng nhằm sẵn sàng đáp trả hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Athens tuyên bố họ sẽ không lùi bước trước đe dọa quân sự từ Ankara.Khi hai bên đều tỏ ra cứng rắn thì dĩ nhiên đụng độ đã tới, truyền thông khu vực vừa đăng tải hình ảnh chiếc khinh hạm mang tên Kemal Reis của hải quân Thổ Nhĩ Kỳ chịu thiệt hại khi va chạm với tàu chiến Hy Lạp.Theo thông báo, chiếc Kemal Reis đã hứng chịu một cú đâm ngang hông từ tàu chiến Hy Lạp mang tên Limnos, cú va chạm này khiến cho tàu Thổ Nhĩ Kỳ bị thủng một lỗ lớn bên mạn và phải quay về sửa chữa.Ngoài ra còn có thông báo cho biết hai thủy thủ của tàu Thổ Nhĩ Kỳ đã bị thương, chỉ huy chiến hạm ngay lập tức ra lệnh rời khỏi vùng biển sau khi chứng kiến thái độ kiên quyết của Hy Lạp.Về phần mình, tàu chiến Limnos (số hiệu 451) của hải quân Hy Lạp chẳng phải chịu bất cứ thiệt hại nào, nó vẫn tiếp tục tham gia cuộc tập trận với hải quân Pháp trên biển Địa Trung Hải ngay trong ngày hôm sau.Theo giới thiệu, tàu hộ vệ tên lửa Limnos của hải quân Hy Lạp thuộc lớp Elli, nó được khởi đóng ngày 13/6/1978, hạ thủy ngày 27/10/1979 và chính thức làm nhiệm vụ từ ngày 18/9/1982, như vậy đây là chiến hạm đã khá cao tuổi.Tàu có lượng giãn nước đầy tải 3.800 tấn, chiều dài 130 m; chiều rộng 14,6 m; mớn nước 6,2 m; được trang bị động cơ turbine khí Rolls Royce Tyne RM-1C công suất 4.900 mã lực và 2 động cơ Rolls Royce Olympus TM3B công suất lên tới 25.700 mã lực.Vận tốc lớn nhất mà chiếc Limnos đạt được là 30 hải lý/h (56 km/h), vận tốc hành trình 20 hải lý/h (37 km/h), tầm hoạt động 4.700 hải lý (8.700 km) khi chạy ở tốc độ 16 hải lý/h (30 km/h); thủy thủ đoàn 196 người.Vũ khí của tàu gồm 1 pháo hạm OTO Melara Compact cỡ 76,2 mm; 8 tên lửa hành trình diệt hạm RGM-84 Harpoon, 8 tên lửa phòng không tầm trung RIM-7M Sea Sparrow, 6 ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm, 1 tổ hợp phòng thủ tầm cực gần Phalanx CIWS.Với kích thước tương đối lớn và dàn vũ khí trang bị hùng hậu như trên, rõ ràng tàu chiến của hải quân Hy Lạp không có lý do tỏ ra e ngại khi đối đầu với tàu Thổ Nhĩ Kỳ.Về phía chiếc Kemal Reis, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ sau đó cũng đăng tải một vài hình ảnh và tuyên bố nó vẫn hoạt động bình thường sau vụ va chạm trên, tuy nhiên chưa rõ thời điểm cụ thể của bức ảnh.Các chuyên gia cho rằng căng thẳng giữa hai quốc gia thuộc liên minh quân sự NATO chưa dừng lại ở đây, thời gian sắp tới chắc chắn sẽ vẫn có những hành động khiêu khích và không loại trừ khả năng còn xảy ra va chạm quyết liệt dẫn đến hậu quả lớn hơn nhiều.
Trong tuần qua, căng thẳng giữa hai quốc gia thuộc khối quân sự NATO là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã bùng phát ở mức căng thẳng, khi Ankara kiên quyết tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Athens.
Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động tàu thăm dò khảo sát địa chất cỡ lớn mang tên Oruc Reis tới điểm nóng trên biển Địa Trung Hải, nó có sự hộ tống của một số tàu chiến thuộc hải quân nước này.
Về phần mình, hải quân Hy Lạp cũng ngay lập tức triển khai lực lượng nhằm sẵn sàng đáp trả hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Athens tuyên bố họ sẽ không lùi bước trước đe dọa quân sự từ Ankara.
Khi hai bên đều tỏ ra cứng rắn thì dĩ nhiên đụng độ đã tới, truyền thông khu vực vừa đăng tải hình ảnh chiếc khinh hạm mang tên Kemal Reis của hải quân Thổ Nhĩ Kỳ chịu thiệt hại khi va chạm với tàu chiến Hy Lạp.
Theo thông báo, chiếc Kemal Reis đã hứng chịu một cú đâm ngang hông từ tàu chiến Hy Lạp mang tên Limnos, cú va chạm này khiến cho tàu Thổ Nhĩ Kỳ bị thủng một lỗ lớn bên mạn và phải quay về sửa chữa.
Ngoài ra còn có thông báo cho biết hai thủy thủ của tàu Thổ Nhĩ Kỳ đã bị thương, chỉ huy chiến hạm ngay lập tức ra lệnh rời khỏi vùng biển sau khi chứng kiến thái độ kiên quyết của Hy Lạp.
Về phần mình, tàu chiến Limnos (số hiệu 451) của hải quân Hy Lạp chẳng phải chịu bất cứ thiệt hại nào, nó vẫn tiếp tục tham gia cuộc tập trận với hải quân Pháp trên biển Địa Trung Hải ngay trong ngày hôm sau.
Theo giới thiệu, tàu hộ vệ tên lửa Limnos của hải quân Hy Lạp thuộc lớp Elli, nó được khởi đóng ngày 13/6/1978, hạ thủy ngày 27/10/1979 và chính thức làm nhiệm vụ từ ngày 18/9/1982, như vậy đây là chiến hạm đã khá cao tuổi.
Tàu có lượng giãn nước đầy tải 3.800 tấn, chiều dài 130 m; chiều rộng 14,6 m; mớn nước 6,2 m; được trang bị động cơ turbine khí Rolls Royce Tyne RM-1C công suất 4.900 mã lực và 2 động cơ Rolls Royce Olympus TM3B công suất lên tới 25.700 mã lực.
Vận tốc lớn nhất mà chiếc Limnos đạt được là 30 hải lý/h (56 km/h), vận tốc hành trình 20 hải lý/h (37 km/h), tầm hoạt động 4.700 hải lý (8.700 km) khi chạy ở tốc độ 16 hải lý/h (30 km/h); thủy thủ đoàn 196 người.
Vũ khí của tàu gồm 1 pháo hạm OTO Melara Compact cỡ 76,2 mm; 8 tên lửa hành trình diệt hạm RGM-84 Harpoon, 8 tên lửa phòng không tầm trung RIM-7M Sea Sparrow, 6 ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm, 1 tổ hợp phòng thủ tầm cực gần Phalanx CIWS.
Với kích thước tương đối lớn và dàn vũ khí trang bị hùng hậu như trên, rõ ràng tàu chiến của hải quân Hy Lạp không có lý do tỏ ra e ngại khi đối đầu với tàu Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phía chiếc Kemal Reis, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ sau đó cũng đăng tải một vài hình ảnh và tuyên bố nó vẫn hoạt động bình thường sau vụ va chạm trên, tuy nhiên chưa rõ thời điểm cụ thể của bức ảnh.
Các chuyên gia cho rằng căng thẳng giữa hai quốc gia thuộc liên minh quân sự NATO chưa dừng lại ở đây, thời gian sắp tới chắc chắn sẽ vẫn có những hành động khiêu khích và không loại trừ khả năng còn xảy ra va chạm quyết liệt dẫn đến hậu quả lớn hơn nhiều.