Xung đột giữa Azerbaijan và Armenia gần đây đã cho thấy sự nguy hiểm của tác chiến máy bay không người lái (UAV) trong chiến tranh hiện đại. Với sự xuất hiện của UAV Harop do Israel chế tạo trong biên chế quân đội Azerbaijan đã tạo ra vô vàn khó khăn, tiêu diệt nhiều xe tăng, khí tài hạng nặng và sinh lực co cụm của đối phương đã khiến giới quan sát vô cùng kinh ngạc. Ảnh: Xe phóng UAV Harop của quân đội Azerbaijan đặt trên khung gầm Maz.Mới đây, quân đội Trung Quốc đã cho ra mắt mẫu UAV cảm tử vô cùng tiên tiến, được đặt trên khung gầm xe việt dã bánh lốp và một xe có thể triển khai tới 60 máy bay không người lái trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, khi chuyển qua trạng thái hành quân, xe mang phóng được ngụy trang rất dễ dàng, có thể biến thành một loại xe vận tải quân sự thông thường để tránh sự trinh sát đường không của địch. Ảnh: Xe mang phóng UAV cảm tử có thể triển khai tới 60 chiếc của Trung Quốc.Với việc một xe mang phóng có thể mang theo nhiều UAV cảm tử như vậy, nếu kết hợp theo biên đội nhiều xe có thể triển khai tới hàng trăm chiếc UAV, tạo một chiến thuật tấn công bầy đàn vô cùng ghê gớm, khiến các loại vũ khí khí tài của đối phương sẽ bị đe dọa một cách nặng nề. Việc có số lượng quá lớn cũng khiến cho các hệ thống tên lửa phòng không phải bó tay vì không thể đủ cơ số đạn tiêu diệt. Ảnh: Xe mang phóng triển khai UAV cảm tử của Trung Quốc.Các loại UAV này có một đặc điểm là kích cỡ rất nhỏ, bé hơn nhiều so với trực thăng hay máy bay thông thường do đó diện tích tán xạ trước radar trinh sát trên không là vô cùng ít, khó có thể phát hiện, khiến cho những quốc gia có lực lượng phòng không yếu như Armenia đã phải chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề do UAV cảm tử gây ra. Tuy nhiên, để đối phó với loại vũ khí này cũng không phải là không có cách, ngược lại lại còn khá tiết kiệm. Ảnh: Hệ thống phóng phòng không Zsu-23-4 khai hỏa.Đó là việc sử dụng pháo phòng không cao tốc đa nòng. Việc sử dụng pháo phòng không nhiều nòng với tốc độ bắn nhanh trong một thời gian ngắn có thể khai hỏa tạo một mật độ hỏa lực cao, cùng lúc có thể diệt nhiều UAV cảm tử khi nó đang cố tiếp cận mục tiêu, ngoài ra tầm cao của UAV không quá cao và tốc độ không quá nhanh khiến pháo phòng không đa nòng có thể chế áp vô cùng hiệu quả. Ảnh: Pháo Zsu-23-4 khai hỏa trong đêm.Các loại pháo phòng không cao tốc đa nòng có tốc độ bắn cao trên thế giới hiện nay có thể kể đến như Zsu-23-4 của Liên Xô, M-163 VADS của Mỹ,… dẫu vậy, dù cho có tốc độ bắn cao và mật độ hỏa lực dày tuy nhiên chúng lại có tầm bắn khá hạn chế, chỉ có thể tiêu diệt được trực thăng bay thấp, máy bay bổ nhào hay UAV nên không được ưu chuộng bằng các hệ thống tên lửa phòng không có tầm bắn xa hơn, hiệu quả và tin cậy hơn. Ảnh: Các hệ thống pháo phòng không M-163 VADS của quân đội Thái Lan.M-163 VADS là hệ thống phòng không tầm thấp do Mỹ phát triển sử dụng một pháo cao tốc 6 nòng gatling M-61 Vulcan đặt trên khung gầm xe thiết giáp M-113 việt dã bánh xích. Để có thể tác xạ chính xác mục tiêu, pháo được hỗ trợ bởi một radar tìm kiếm mục tiêu AN/VP S-2 với tầm phát hiện tối đa 7.000m, bắt bám được mục tiêu có tốc độ bay từ 15 - 1000m/s. Tốc độ bắn tối đa của pháo là 1.000 phát/phút khi bắn liên tục và 3.000 phát/phút khi bắn theo loạt, sử dụng đạn cỡ 20x102mm. Ảnh: Hệ thống phòng không M-163 VADS của Mỹ tại Iraq.Hệ thống pháo phòng không tự hành cao tốc đa nòng nổi tiếng không kém do Liên Xô phát triển từ trong chiến tranh Lạnh là Zsu-23-4 Shilka, được trang bị và viện trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới. Pháo sử dụng 4 nòng pháo 2A7 cỡ 23mm, mỗi khẩu có tốc độ bắn khoảng 850 - 1.000 phát/phút và tốc độ bắn tổng hợp là khoảng 4.000 phát/phút, tạo ra một màn đạn vô cùng dày đặc. Hệ thống được bổ sung radar tìm kiếm mục tiêu RPK-2 có tầm phát hiện tối đa tới 20km. Ảnh: Pháo Zsu-23-4 khai hỏa chế áp mục tiêu bay cho phương tiện bọc thép đổ bộ.Ngoài ra, hiện nay, một số quân đội đang có ý tưởng đưa các tổ hợp phòng thủ tầm cực gần (CIWS) được trang bị trên các tàu chiến lên mặt đất, đặt trên khung gầm cơ động cho nhiệm vụ phòng không. Điển hình như quân đội Mỹ đã dùng các tổ hợp Phalanx đặt lên xe việt dã, cho phép nó có tính cơ động cao, bệ trục có thể xoay 360 độ, một pháo gatling 6 nòng M-61 Vulcan với tốc độ bắn từ 3.000 - 4.500 phát/phút tùy phiên bản, tầm bắn tối đa tới 5.500m sử dụng một radar dẫn bắn hiện đại. Ảnh: Tổ hợp pháo phòng không sử dụng hệ thống Phalanx đặt trên xe bánh lốp của Mỹ.Trung Quốc không thua kém khi đưa hệ thống CIWS Type-730 trang bị trên các tàu chiến đặt lên khung gầm xe bánh lốp cơ động bổ sung thêm radar trinh sát phát hiện mục tiêu. Pháo có tốc độ bắn tối đa khoảng 4.000 phát/phút và tầm bắn tối đa khoảng 3.000m.Tuy nhiên do thiết kế Type-730 quá to và cồng kềnh, không gọn gàng như Phalanx nên khi đặt lên xe bánh lốp, nên có vẻ bị hạn chế tầm bắn khá nhiều ở góc 180 độ. Ảnh: Hệ thống phòng không mặt đất sử dụng Type-730 của Trung Quốc.Người Ấn Độ cũng có phương án đưa CIWS lên khung gầm xe vận tải của riêng mình tuy nhiên lại không được ưu việt cho lắm khi họ chọn mẫu pháo cao tốc AK-630 của Liên Xô. Sở dĩ Phanlax và Type-730 được chọn cũng bởi vì đây là các hệ thống sử dụng pháo chính, hệ thống nạp đạn và radar đặt chung trên một bệ còn AK-630 thì hệ thống nạp đạn của nó lại nằm phía bên dưới pháo, do đó khi đặt lên xe nhìn rất bất hợp lý và cồng kềnh. Ảnh: Pháo AK-630 đặt lên xe vận tải do Ấn Độ thực hiện.Nhìn chung sử dụng pháo phòng không cao tốc nhiều nòng với mật độ hỏa lực cao, khi kết hợp nhiều tổ hợp lại cùng lúc sẽ đủ sức để ngăn chặn một cuộc tấn công quy mô lớn của các UAV cảm tử với chi phí thấp, bảo vệ tốt cho đội hình chiến đấu lục quân của quân ta. Ảnh: Pháo phòng không Zsu-23-4 khai hỏa. Video UAV Azerbaijan phá hủy hệ thống phòng không Armenia - Nguồn: BQP Azerbaijan
Xung đột giữa Azerbaijan và Armenia gần đây đã cho thấy sự nguy hiểm của tác chiến máy bay không người lái (UAV) trong chiến tranh hiện đại. Với sự xuất hiện của UAV Harop do Israel chế tạo trong biên chế quân đội Azerbaijan đã tạo ra vô vàn khó khăn, tiêu diệt nhiều xe tăng, khí tài hạng nặng và sinh lực co cụm của đối phương đã khiến giới quan sát vô cùng kinh ngạc. Ảnh: Xe phóng UAV Harop của quân đội Azerbaijan đặt trên khung gầm Maz.
Mới đây, quân đội Trung Quốc đã cho ra mắt mẫu UAV cảm tử vô cùng tiên tiến, được đặt trên khung gầm xe việt dã bánh lốp và một xe có thể triển khai tới 60 máy bay không người lái trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, khi chuyển qua trạng thái hành quân, xe mang phóng được ngụy trang rất dễ dàng, có thể biến thành một loại xe vận tải quân sự thông thường để tránh sự trinh sát đường không của địch. Ảnh: Xe mang phóng UAV cảm tử có thể triển khai tới 60 chiếc của Trung Quốc.
Với việc một xe mang phóng có thể mang theo nhiều UAV cảm tử như vậy, nếu kết hợp theo biên đội nhiều xe có thể triển khai tới hàng trăm chiếc UAV, tạo một chiến thuật tấn công bầy đàn vô cùng ghê gớm, khiến các loại vũ khí khí tài của đối phương sẽ bị đe dọa một cách nặng nề. Việc có số lượng quá lớn cũng khiến cho các hệ thống tên lửa phòng không phải bó tay vì không thể đủ cơ số đạn tiêu diệt. Ảnh: Xe mang phóng triển khai UAV cảm tử của Trung Quốc.
Các loại UAV này có một đặc điểm là kích cỡ rất nhỏ, bé hơn nhiều so với trực thăng hay máy bay thông thường do đó diện tích tán xạ trước radar trinh sát trên không là vô cùng ít, khó có thể phát hiện, khiến cho những quốc gia có lực lượng phòng không yếu như Armenia đã phải chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề do UAV cảm tử gây ra. Tuy nhiên, để đối phó với loại vũ khí này cũng không phải là không có cách, ngược lại lại còn khá tiết kiệm. Ảnh: Hệ thống phóng phòng không Zsu-23-4 khai hỏa.
Đó là việc sử dụng pháo phòng không cao tốc đa nòng. Việc sử dụng pháo phòng không nhiều nòng với tốc độ bắn nhanh trong một thời gian ngắn có thể khai hỏa tạo một mật độ hỏa lực cao, cùng lúc có thể diệt nhiều UAV cảm tử khi nó đang cố tiếp cận mục tiêu, ngoài ra tầm cao của UAV không quá cao và tốc độ không quá nhanh khiến pháo phòng không đa nòng có thể chế áp vô cùng hiệu quả. Ảnh: Pháo Zsu-23-4 khai hỏa trong đêm.
Các loại pháo phòng không cao tốc đa nòng có tốc độ bắn cao trên thế giới hiện nay có thể kể đến như Zsu-23-4 của Liên Xô, M-163 VADS của Mỹ,… dẫu vậy, dù cho có tốc độ bắn cao và mật độ hỏa lực dày tuy nhiên chúng lại có tầm bắn khá hạn chế, chỉ có thể tiêu diệt được trực thăng bay thấp, máy bay bổ nhào hay UAV nên không được ưu chuộng bằng các hệ thống tên lửa phòng không có tầm bắn xa hơn, hiệu quả và tin cậy hơn. Ảnh: Các hệ thống pháo phòng không M-163 VADS của quân đội Thái Lan.
M-163 VADS là hệ thống phòng không tầm thấp do Mỹ phát triển sử dụng một pháo cao tốc 6 nòng gatling M-61 Vulcan đặt trên khung gầm xe thiết giáp M-113 việt dã bánh xích. Để có thể tác xạ chính xác mục tiêu, pháo được hỗ trợ bởi một radar tìm kiếm mục tiêu AN/VP S-2 với tầm phát hiện tối đa 7.000m, bắt bám được mục tiêu có tốc độ bay từ 15 - 1000m/s. Tốc độ bắn tối đa của pháo là 1.000 phát/phút khi bắn liên tục và 3.000 phát/phút khi bắn theo loạt, sử dụng đạn cỡ 20x102mm. Ảnh: Hệ thống phòng không M-163 VADS của Mỹ tại Iraq.
Hệ thống pháo phòng không tự hành cao tốc đa nòng nổi tiếng không kém do Liên Xô phát triển từ trong chiến tranh Lạnh là Zsu-23-4 Shilka, được trang bị và viện trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới. Pháo sử dụng 4 nòng pháo 2A7 cỡ 23mm, mỗi khẩu có tốc độ bắn khoảng 850 - 1.000 phát/phút và tốc độ bắn tổng hợp là khoảng 4.000 phát/phút, tạo ra một màn đạn vô cùng dày đặc. Hệ thống được bổ sung radar tìm kiếm mục tiêu RPK-2 có tầm phát hiện tối đa tới 20km. Ảnh: Pháo Zsu-23-4 khai hỏa chế áp mục tiêu bay cho phương tiện bọc thép đổ bộ.
Ngoài ra, hiện nay, một số quân đội đang có ý tưởng đưa các tổ hợp phòng thủ tầm cực gần (CIWS) được trang bị trên các tàu chiến lên mặt đất, đặt trên khung gầm cơ động cho nhiệm vụ phòng không. Điển hình như quân đội Mỹ đã dùng các tổ hợp Phalanx đặt lên xe việt dã, cho phép nó có tính cơ động cao, bệ trục có thể xoay 360 độ, một pháo gatling 6 nòng M-61 Vulcan với tốc độ bắn từ 3.000 - 4.500 phát/phút tùy phiên bản, tầm bắn tối đa tới 5.500m sử dụng một radar dẫn bắn hiện đại. Ảnh: Tổ hợp pháo phòng không sử dụng hệ thống Phalanx đặt trên xe bánh lốp của Mỹ.
Trung Quốc không thua kém khi đưa hệ thống CIWS Type-730 trang bị trên các tàu chiến đặt lên khung gầm xe bánh lốp cơ động bổ sung thêm radar trinh sát phát hiện mục tiêu. Pháo có tốc độ bắn tối đa khoảng 4.000 phát/phút và tầm bắn tối đa khoảng 3.000m.Tuy nhiên do thiết kế Type-730 quá to và cồng kềnh, không gọn gàng như Phalanx nên khi đặt lên xe bánh lốp, nên có vẻ bị hạn chế tầm bắn khá nhiều ở góc 180 độ. Ảnh: Hệ thống phòng không mặt đất sử dụng Type-730 của Trung Quốc.
Người Ấn Độ cũng có phương án đưa CIWS lên khung gầm xe vận tải của riêng mình tuy nhiên lại không được ưu việt cho lắm khi họ chọn mẫu pháo cao tốc AK-630 của Liên Xô. Sở dĩ Phanlax và Type-730 được chọn cũng bởi vì đây là các hệ thống sử dụng pháo chính, hệ thống nạp đạn và radar đặt chung trên một bệ còn AK-630 thì hệ thống nạp đạn của nó lại nằm phía bên dưới pháo, do đó khi đặt lên xe nhìn rất bất hợp lý và cồng kềnh. Ảnh: Pháo AK-630 đặt lên xe vận tải do Ấn Độ thực hiện.
Nhìn chung sử dụng pháo phòng không cao tốc nhiều nòng với mật độ hỏa lực cao, khi kết hợp nhiều tổ hợp lại cùng lúc sẽ đủ sức để ngăn chặn một cuộc tấn công quy mô lớn của các UAV cảm tử với chi phí thấp, bảo vệ tốt cho đội hình chiến đấu lục quân của quân ta. Ảnh: Pháo phòng không Zsu-23-4 khai hỏa.
Video UAV Azerbaijan phá hủy hệ thống phòng không Armenia - Nguồn: BQP Azerbaijan