Trong cuộc tấn công gần đây do Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) phát động nhằm vào Dải Gaza, lần đầu tiên đã có ghi nhận về việc hỏa lực phòng không mặt đất đáp trả các máy bay chiến đấu của Không quân Israel.Theo một số nguồn tin, các thành viên của phong trào vũ trang Hamas đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không di động của họ, đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ chế tạo bị tấn công một cách chính thức.Được biết trong cuộc không kích ban đêm nhằm vào Dải Gaza, phía Israel đã huy động tiêm kích thế hệ năm F-35I Adir của mình, tuy nhiên lực lượng Hamas xác định chính xác vị trí của máy bay chiến đấu Israel như thế nào thì vẫn chưa rõ.Cho tới lúc này vẫn không có thông tin về việc tiêm kích Israel phải hứng chịu bất cứ thiệt hại nào, các chuyên gia cho rằng tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) không có hiệu quả thực sự, đặc biệt là khi những tổ hợp như vậy có phạm vi tiêu diệt mục tiêu rất hạn chế.Theo một số giả thiết, thông tin về vị trí của những máy bay chiến đấu Israel trong cuộc tấn công vào Dải Gaza có thể đã được Quân đội Syria hoặc Ai Cập chia sẻ.Tuy nhiên các nhà phân tích chú ý đến thực tế là trong tình huống như vậy, bắn mù chỉ mang lại hiệu quả tối thiểu, cơ hội bắn trúng mục tiêu là cực kỳ thấp, hơn nữa khả năng xác định tiêm kích tàng hình từ cự ly xa của radar cảnh giới là dấu hỏi lớn.Cần phải hiểu rằng máy bay chiến đấu rất khác với trực thăng hoạt động ở độ cao thấp và có tầm bay hạn chế. Do vậy việc sử dụng MANPAD của Hamas có thể nhằm vào một phi cơ nào khác của Israel chứ không phải F-35, một chuyên gia quân sự Nga lưu ý.Tuy vậy mới đây đã có diễn biến mới, khi Israel xác nhận rằng máy bay chiến đấu F-35 Adir trong khi tham chiến đã "chống chọi thành công" trước lực lượng phòng không của phong trào Hồi giáo Hamas tại Palestine.Điều này xác nhận thông tin được đăng tải trước đó rằng tên lửa dẫn đường phòng không đã được bắn vào máy bay chiến đấu tàng hình của Israel (có khả năng chúng ta đang nói về tổ hợp Osa hoặc Strela).Mặc dù tên lửa không bắn trúng mục tiêu, nhưng rõ ràng là máy bay chiến đấu tàng hình của IDF đã bị các trạm radar mặt đất phát hiện một cách tương đối.“Lực lượng Phòng vệ Israel đã tiến hành một cuộc tấn công lớn chống lại Hamas ở phía bắc Dải Gaza sau khi hàng trăm quả đạn rocket được bắn ra từ khu vực nhằm vào các thành phố của Israel"."Theo phát ngôn viên của IDF, ông Hidai Zilberman, khoảng 80 máy bay chiến đấu đã tham gia chiến dịch, bao gồm cả những chiếc F-35I Adir - một phiên bản sửa đổi từ F-35A Lightning II, nó đã chứng tỏ khả năng chống chịu trước tên lửa phòng không của Hamas”, tờ Daily Star cho biết.Hiện tại cũng chưa rõ "khả năng chống chịu" của F-35I Adir trước tên lửa phòng không Hamas là gì, nhưng có thể chúng đã chế áp đầu dò của đạn, hoặc cơ động nhằm lẩn tránh.Trước đó, báo chí đã được biết về việc nhiều hệ thống phòng không tầm ngắn xuất hiện trong vũ khí trang bị của lực lượng Hồi giáo vũ trang Hamas, nguồn gốc của chúng được cho là do Iran cung cấp.
Trong cuộc tấn công gần đây do Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) phát động nhằm vào Dải Gaza, lần đầu tiên đã có ghi nhận về việc hỏa lực phòng không mặt đất đáp trả các máy bay chiến đấu của Không quân Israel.
Theo một số nguồn tin, các thành viên của phong trào vũ trang Hamas đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không di động của họ, đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ chế tạo bị tấn công một cách chính thức.
Được biết trong cuộc không kích ban đêm nhằm vào Dải Gaza, phía Israel đã huy động tiêm kích thế hệ năm F-35I Adir của mình, tuy nhiên lực lượng Hamas xác định chính xác vị trí của máy bay chiến đấu Israel như thế nào thì vẫn chưa rõ.
Cho tới lúc này vẫn không có thông tin về việc tiêm kích Israel phải hứng chịu bất cứ thiệt hại nào, các chuyên gia cho rằng tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) không có hiệu quả thực sự, đặc biệt là khi những tổ hợp như vậy có phạm vi tiêu diệt mục tiêu rất hạn chế.
Theo một số giả thiết, thông tin về vị trí của những máy bay chiến đấu Israel trong cuộc tấn công vào Dải Gaza có thể đã được Quân đội Syria hoặc Ai Cập chia sẻ.
Tuy nhiên các nhà phân tích chú ý đến thực tế là trong tình huống như vậy, bắn mù chỉ mang lại hiệu quả tối thiểu, cơ hội bắn trúng mục tiêu là cực kỳ thấp, hơn nữa khả năng xác định tiêm kích tàng hình từ cự ly xa của radar cảnh giới là dấu hỏi lớn.
Cần phải hiểu rằng máy bay chiến đấu rất khác với trực thăng hoạt động ở độ cao thấp và có tầm bay hạn chế. Do vậy việc sử dụng MANPAD của Hamas có thể nhằm vào một phi cơ nào khác của Israel chứ không phải F-35, một chuyên gia quân sự Nga lưu ý.
Tuy vậy mới đây đã có diễn biến mới, khi Israel xác nhận rằng máy bay chiến đấu F-35 Adir trong khi tham chiến đã "chống chọi thành công" trước lực lượng phòng không của phong trào Hồi giáo Hamas tại Palestine.
Điều này xác nhận thông tin được đăng tải trước đó rằng tên lửa dẫn đường phòng không đã được bắn vào máy bay chiến đấu tàng hình của Israel (có khả năng chúng ta đang nói về tổ hợp Osa hoặc Strela).
Mặc dù tên lửa không bắn trúng mục tiêu, nhưng rõ ràng là máy bay chiến đấu tàng hình của IDF đã bị các trạm radar mặt đất phát hiện một cách tương đối.
“Lực lượng Phòng vệ Israel đã tiến hành một cuộc tấn công lớn chống lại Hamas ở phía bắc Dải Gaza sau khi hàng trăm quả đạn rocket được bắn ra từ khu vực nhằm vào các thành phố của Israel".
"Theo phát ngôn viên của IDF, ông Hidai Zilberman, khoảng 80 máy bay chiến đấu đã tham gia chiến dịch, bao gồm cả những chiếc F-35I Adir - một phiên bản sửa đổi từ F-35A Lightning II, nó đã chứng tỏ khả năng chống chịu trước tên lửa phòng không của Hamas”, tờ Daily Star cho biết.
Hiện tại cũng chưa rõ "khả năng chống chịu" của F-35I Adir trước tên lửa phòng không Hamas là gì, nhưng có thể chúng đã chế áp đầu dò của đạn, hoặc cơ động nhằm lẩn tránh.
Trước đó, báo chí đã được biết về việc nhiều hệ thống phòng không tầm ngắn xuất hiện trong vũ khí trang bị của lực lượng Hồi giáo vũ trang Hamas, nguồn gốc của chúng được cho là do Iran cung cấp.