Tiêm kích hạm của hải quân Mỹ được đánh giá có sức mạnh nhất chính là chiếc F-14 Tomcat; mặc dù chiếc tiêm kích hạm "cánh cụp, cánh xòe" này chỉ được xếp vào thế hệ 3+, nhưng hiệu suất chiến đấu của nó không bao giờ bị đánh giá thấp, thậm chí các tính năng kỹ chiến thuật còn vượt cả chiếc F/A-18E/F Super Hornet được xếp vào dòng chiến đấu cơ thế hệ 4 hiện nay; F-14 là máy bay chiến đấu hạng nặng, hai động cơ, góc cánh có thể thay đổi; được phát triển bởi Tập đoàn Grumman của Mỹ. Chương trình phát triển bắt đầu vào năm 1967 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 21 tháng 12 năm 1970. F-14 chính thức chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 1972.F-14 với cấu trúc cánh quét biến đổi, hệ thống điện tử hàng không và động cơ đều là những thiết kế cải tiến của máy bay chiến đấu thế hệ ba. Tuy nhiên, thành công của F-14 là do trong thiết kế có sử dụng một số lượng lớn hợp kim titan và vật liệu composite làm khung thân máy bay, do vậy hiệu suất chiến đấu tổng thể của F-14 đạt đến cấp độ của máy bay chiến đấu thế hệ bốn.F-14 đã phục vụ liên tục trong quân đội Mỹ hơn 30 năm, trải qua nhiều phiên bản nâng cấp khác nhau; phiên bản hiện đại nhất trước khi loại biên là F-14D Super Tomcat, được trang bị động cơ kiểu mới F110-GE-400 của General Electric và một số thiết bị tác chiến điện tử tiên tiến, do vậy hiệu suất chiến đấu tổng thể đã được nâng cao rất nhiều.Về hỏa lực, F-14 được trang bị rất mạnh, đặc biệt là 6 tên lửa không đối không tầm xa AIM-54A. Hệ thống điện tử hàng không của máy bay cũng rất tiên tiến, F-14 cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới có khả năng theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu trong cùng một thời gian.Về hỏa lực, F-14 được trang bị rất mạnh, đặc biệt là 6 tên lửa không đối không tầm xa AIM-54A. Hệ thống điện tử hàng không của máy bay cũng rất tiên tiến, F-14 cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới có khả năng theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu trong cùng một thời gian.Với ưu điểm thân máy bay rộng, phẳng và lớn, đuôi thẳng đứng, góc cánh có thể thay đổi và tải trọng lớn, cùng hai động cơ công suất lớn, giúp máy bay có khả năng bay hành trình với tốc độ siêu âm đến 1.443 km mà không cần bật chế độ đốt sau; khi bật chế độ đốt sau, tốc độ tối đa là Mach 2.38; F-14 cũng là loại máy bay chiến đấu có góc cánh thay đổi thành công nhất được thiết kế trên thế giới. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, với sự tan rã của Liên Xô, Hải quân Mỹ chưa bao giờ gặp đối thủ xứng tầm trên biển.Tuy nhiên, với việc hồi sinh của hải quân Nga và sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc, minh chứng cụ thể gần đây nhất là việc Trung Quốc chính thức biên chế chiếc tàu sân bay thứ hai mang tên Sơn Đông, cùng với đó là Nga tiếp tục hiện đại hóa hàng loạt “sát thủ” tàu sân bay Tu-22M3, làm vị trí “siêu cường” của Hải quân Mỹ ngày càng bị đe dọa.Trong bối cảnh như vậy, nhiều lãnh đạo quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ bắt đầu hối hận khi quyết định loại biên quá sớm máy bay chiến đấu F-14. Theo quan điểm của họ, mặc dù máy bay chiến đấu F-14 không thể so với F-35 về khả năng tàng hình, nhưng đánh giá tổng thể, F-14 vẫn vượt trội F-35C về tính năng kỹ, chiến thuật.Lấy bán kính chiến đấu làm ví dụ, bán kính chiếm ưu thế trên không của F-35C là 1.200 km; trong cùng điều kiện, F-14 có thể dễ dàng đạt được hơn 1.600 km. Về tốc độ, F-14 có thể bay với tốc độ tối đa Mach 2.35, rất phù hợp để đánh chặn từ xa các máy bay xuất phát từ tàu sân bay và sân bay ven biển của đối phương; nhưng F-35C chỉ có tốc độ Mach 1.6 và đối thủ có đủ thời gian để phóng tên lửa, đó là lý do F-35C không được Hải quân Mỹ ủng hộ.Hiện nay Hải quân Mỹ bắt đầu thấy hối hận khi loại biên quá sớm F-14, cùng với đó là nỗi thất vọng với F-35C; nhìn sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc và sự hồi sinh của hải quân Nga, nhưng Mỹ đã mất thanh kiếm sắc nhất của họ trong cuộc đấu với hai đối thủ khó chịu này.Video Phương Đông TV: Căng thẳng Mỹ - Iran F-14 Iran có hạ gục nổi F-15C? - Nguồn: Phương Đông TV
Tiêm kích hạm của hải quân Mỹ được đánh giá có sức mạnh nhất chính là chiếc F-14 Tomcat; mặc dù chiếc tiêm kích hạm "cánh cụp, cánh xòe" này chỉ được xếp vào thế hệ 3+, nhưng hiệu suất chiến đấu của nó không bao giờ bị đánh giá thấp, thậm chí các tính năng kỹ chiến thuật còn vượt cả chiếc F/A-18E/F Super Hornet được xếp vào dòng chiến đấu cơ thế hệ 4 hiện nay;
F-14 là máy bay chiến đấu hạng nặng, hai động cơ, góc cánh có thể thay đổi; được phát triển bởi Tập đoàn Grumman của Mỹ. Chương trình phát triển bắt đầu vào năm 1967 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 21 tháng 12 năm 1970. F-14 chính thức chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 1972.
F-14 với cấu trúc cánh quét biến đổi, hệ thống điện tử hàng không và động cơ đều là những thiết kế cải tiến của máy bay chiến đấu thế hệ ba. Tuy nhiên, thành công của F-14 là do trong thiết kế có sử dụng một số lượng lớn hợp kim titan và vật liệu composite làm khung thân máy bay, do vậy hiệu suất chiến đấu tổng thể của F-14 đạt đến cấp độ của máy bay chiến đấu thế hệ bốn.
F-14 đã phục vụ liên tục trong quân đội Mỹ hơn 30 năm, trải qua nhiều phiên bản nâng cấp khác nhau; phiên bản hiện đại nhất trước khi loại biên là F-14D Super Tomcat, được trang bị động cơ kiểu mới F110-GE-400 của General Electric và một số thiết bị tác chiến điện tử tiên tiến, do vậy hiệu suất chiến đấu tổng thể đã được nâng cao rất nhiều.
Về hỏa lực, F-14 được trang bị rất mạnh, đặc biệt là 6 tên lửa không đối không tầm xa AIM-54A. Hệ thống điện tử hàng không của máy bay cũng rất tiên tiến, F-14 cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới có khả năng theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu trong cùng một thời gian.
Về hỏa lực, F-14 được trang bị rất mạnh, đặc biệt là 6 tên lửa không đối không tầm xa AIM-54A. Hệ thống điện tử hàng không của máy bay cũng rất tiên tiến, F-14 cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới có khả năng theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu trong cùng một thời gian.
Với ưu điểm thân máy bay rộng, phẳng và lớn, đuôi thẳng đứng, góc cánh có thể thay đổi và tải trọng lớn, cùng hai động cơ công suất lớn, giúp máy bay có khả năng bay hành trình với tốc độ siêu âm đến 1.443 km mà không cần bật chế độ đốt sau; khi bật chế độ đốt sau, tốc độ tối đa là Mach 2.38; F-14 cũng là loại máy bay chiến đấu có góc cánh thay đổi thành công nhất được thiết kế trên thế giới. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, với sự tan rã của Liên Xô, Hải quân Mỹ chưa bao giờ gặp đối thủ xứng tầm trên biển.
Tuy nhiên, với việc hồi sinh của hải quân Nga và sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc, minh chứng cụ thể gần đây nhất là việc Trung Quốc chính thức biên chế chiếc tàu sân bay thứ hai mang tên Sơn Đông, cùng với đó là Nga tiếp tục hiện đại hóa hàng loạt “sát thủ” tàu sân bay Tu-22M3, làm vị trí “siêu cường” của Hải quân Mỹ ngày càng bị đe dọa.
Trong bối cảnh như vậy, nhiều lãnh đạo quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ bắt đầu hối hận khi quyết định loại biên quá sớm máy bay chiến đấu F-14. Theo quan điểm của họ, mặc dù máy bay chiến đấu F-14 không thể so với F-35 về khả năng tàng hình, nhưng đánh giá tổng thể, F-14 vẫn vượt trội F-35C về tính năng kỹ, chiến thuật.
Lấy bán kính chiến đấu làm ví dụ, bán kính chiếm ưu thế trên không của F-35C là 1.200 km; trong cùng điều kiện, F-14 có thể dễ dàng đạt được hơn 1.600 km. Về tốc độ, F-14 có thể bay với tốc độ tối đa Mach 2.35, rất phù hợp để đánh chặn từ xa các máy bay xuất phát từ tàu sân bay và sân bay ven biển của đối phương; nhưng F-35C chỉ có tốc độ Mach 1.6 và đối thủ có đủ thời gian để phóng tên lửa, đó là lý do F-35C không được Hải quân Mỹ ủng hộ.
Hiện nay Hải quân Mỹ bắt đầu thấy hối hận khi loại biên quá sớm F-14, cùng với đó là nỗi thất vọng với F-35C; nhìn sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc và sự hồi sinh của hải quân Nga, nhưng Mỹ đã mất thanh kiếm sắc nhất của họ trong cuộc đấu với hai đối thủ khó chịu này.
Video Phương Đông TV: Căng thẳng Mỹ - Iran F-14 Iran có hạ gục nổi F-15C? - Nguồn: Phương Đông TV