Hai chiến hạm cũ của hải quân Australia (RAN) bao gồm HMAS Melbourne (FFG 05) và HMAS Newcastle (FFG 06) đã chính thức được bàn giao cho đối tác trong một buổi lễ tổ chức tại căn cứ hải quân HMAS Watson ở Sydney.Cặp khinh hạm (frigate) 4.000 tấn trên dự định thay thế hai khu trục hạm phòng không cũ thuộc lớp Latorre do hải quân Hà Lan chế tạo vào những năm 1980 và được Chile mua lại từ năm 2004.HMAS Melbourne và HMAS Newcastle được chế tạo tại Australia từ năm 1985 đến năm 1993 theo giấy phép từ Mỹ (dựa trên thiết kế lớp Oliver Hazard Perry) và mới rút khỏi biên chế RAN vào năm 2019.Hai chiến hạm trên đã được đổi tên thành Almirante Latorre (FFG 14) và Capitan Prat (FFG 11), chúng đang trải qua cuộc cải tạo cơ bản tại xưởng đóng tàu Garden Island, Sydney.Được biết thay đổi lớn nhất là hệ thống vũ khí cận chiến (CIWS) Phalanx do Mỹ sản xuất sẽ bị gỡ bỏ và thay thế bằng tổ hợp Thales Goalkeeper của châu Âu khi con tàu tới Chile.Việc huấn luyện thủy thủ đoàn đang được tiến hành tại trung tâm đào tạo của RAN và sẽ tiếp tục cho đến tháng 5. Nhưng do đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp mà ngày khởi hành của tàu về Chile vẫn chưa được xác định.Với chiều dài 136 m, chiều rộng 14 m, lượng giãn nước đầy tải 4.200 tấn, thủy thủ đoàn 176 người, khinh hạm lớp Adelaide có thể được xếp vào phân lớp khu trục hạm cỡ nhỏ.Trái tim của khinh hạm Adelaide là 2 động cơ General Electric LM2500-30, cho tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.500 hải lý khi chạy ở vận tốc tiết kiệm nhiên liệu.Vũ khí trang bị nguyên bản của tàu gồm 1 ray phóng đơn Mk 13 dùng để bắn tên lửa phòng không RIM-66 SM-1R và tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon (cơ số 40 quả cho cả 2 loại).Tàu còn được trang bị 2 cụm 3 ống phóng Mk 32 tương thích ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk 46 hoặc Mk 50, 1 pháo hạm Oto Melara Mk 75 cỡ 76 mm L/62 bố trí giữa thân.Kèm theo đó là 1 hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx cỡ 20 mm và 4 súng máy 12,7 mm. Sàn đáp và nhà chứa cho phép mang theo 2 trực thăng săn ngầm MH-60.So với các khinh hạm Oliver Hazard Perry của hải quân Mỹ đã bị tháo bỏ ray phóng Mk 13 để thuần túy đảm nhiệm chức năng tàu tuần tra chống ngầm thì những chiếc Adelaide của Australia còn nguyên cấu hình vũ trang cơ bản.Một số chiến hạm loại này hiện đã được nâng cấp bằng cách lắp bệ phóng thẳng đứng Mk 41 thay cho ray Mk 13 để phóng được tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM, hay lắp bổ sung bệ phóng Mk 141 của tên lửa Harpoon vào vị trí sau tháp radar.Do độ bền rất cao của chiến hạm lớp Oliver Hazard Perry/Adelaide, nếu được hiện đại hóa thì những con tàu này vẫn đủ sức phục vụ thêm hàng chục năm nữa.Hiện nay hải quân Australia vẫn còn vài chiếc khinh hạm Adelaide trong tình trạng chờ thanh lý, đây sẽ là món hàng dự kiến được nhiều quốc gia đối tác quan tâm.
Hai chiến hạm cũ của hải quân Australia (RAN) bao gồm HMAS Melbourne (FFG 05) và HMAS Newcastle (FFG 06) đã chính thức được bàn giao cho đối tác trong một buổi lễ tổ chức tại căn cứ hải quân HMAS Watson ở Sydney.
Cặp khinh hạm (frigate) 4.000 tấn trên dự định thay thế hai khu trục hạm phòng không cũ thuộc lớp Latorre do hải quân Hà Lan chế tạo vào những năm 1980 và được Chile mua lại từ năm 2004.
HMAS Melbourne và HMAS Newcastle được chế tạo tại Australia từ năm 1985 đến năm 1993 theo giấy phép từ Mỹ (dựa trên thiết kế lớp Oliver Hazard Perry) và mới rút khỏi biên chế RAN vào năm 2019.
Hai chiến hạm trên đã được đổi tên thành Almirante Latorre (FFG 14) và Capitan Prat (FFG 11), chúng đang trải qua cuộc cải tạo cơ bản tại xưởng đóng tàu Garden Island, Sydney.
Được biết thay đổi lớn nhất là hệ thống vũ khí cận chiến (CIWS) Phalanx do Mỹ sản xuất sẽ bị gỡ bỏ và thay thế bằng tổ hợp Thales Goalkeeper của châu Âu khi con tàu tới Chile.
Việc huấn luyện thủy thủ đoàn đang được tiến hành tại trung tâm đào tạo của RAN và sẽ tiếp tục cho đến tháng 5. Nhưng do đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp mà ngày khởi hành của tàu về Chile vẫn chưa được xác định.
Với chiều dài 136 m, chiều rộng 14 m, lượng giãn nước đầy tải 4.200 tấn, thủy thủ đoàn 176 người, khinh hạm lớp Adelaide có thể được xếp vào phân lớp khu trục hạm cỡ nhỏ.
Trái tim của khinh hạm Adelaide là 2 động cơ General Electric LM2500-30, cho tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.500 hải lý khi chạy ở vận tốc tiết kiệm nhiên liệu.
Vũ khí trang bị nguyên bản của tàu gồm 1 ray phóng đơn Mk 13 dùng để bắn tên lửa phòng không RIM-66 SM-1R và tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon (cơ số 40 quả cho cả 2 loại).
Tàu còn được trang bị 2 cụm 3 ống phóng Mk 32 tương thích ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk 46 hoặc Mk 50, 1 pháo hạm Oto Melara Mk 75 cỡ 76 mm L/62 bố trí giữa thân.
Kèm theo đó là 1 hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx cỡ 20 mm và 4 súng máy 12,7 mm. Sàn đáp và nhà chứa cho phép mang theo 2 trực thăng săn ngầm MH-60.
So với các khinh hạm Oliver Hazard Perry của hải quân Mỹ đã bị tháo bỏ ray phóng Mk 13 để thuần túy đảm nhiệm chức năng tàu tuần tra chống ngầm thì những chiếc Adelaide của Australia còn nguyên cấu hình vũ trang cơ bản.
Một số chiến hạm loại này hiện đã được nâng cấp bằng cách lắp bệ phóng thẳng đứng Mk 41 thay cho ray Mk 13 để phóng được tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM, hay lắp bổ sung bệ phóng Mk 141 của tên lửa Harpoon vào vị trí sau tháp radar.
Do độ bền rất cao của chiến hạm lớp Oliver Hazard Perry/Adelaide, nếu được hiện đại hóa thì những con tàu này vẫn đủ sức phục vụ thêm hàng chục năm nữa.
Hiện nay hải quân Australia vẫn còn vài chiếc khinh hạm Adelaide trong tình trạng chờ thanh lý, đây sẽ là món hàng dự kiến được nhiều quốc gia đối tác quan tâm.