Trong thời kỳ mọi binh lính vẫn được trang bị súng trường và kỵ binh vẫn còn là cơn ác mộng đối với binh lính như ở thế chiến thứ nhất thì một khẩu súng máy hạng nhẹ như khẩu Lewis rõ ràng là thứ vũ khí "giết người hàng loạt" mang lại ưu thế ghê gớm cho quân đội Anh-quê hương của khẩu súng này. Nguồn ảnh: Chosul. Súng máy Lewis được ra đời vào năm 1911 với trọng lượng chỉ 13 kg, cơ động hơn rất nhiều so với phần lớn các khẩu súng máy làm mát bằng nước đặt trên bánh xe nặng gấp đôi nó thời bấy giờ, sử dụng nguyên tắc trích khí lên đạn cho tốc độ bắn 600 viên mỗi phút với tầm bắn hiệu quả lên tới 800 mét. Nguồn ảnh: Chosul.Kết cấu mang tính cách mạng của khẩu súng này chính là ở hệ thống hộp tiếp đạn hình tròn xoay với một vòng tròn khuyết để "ấn" đạn vào nòng giống với cơ cấu nạp đạn của súng trường đó, chỉ có điều nó hoàn toàn tự động. Ảnh: Hộp tiếp đạn mang tính cách mạng và cha đẻ của nó, ông Isaac Newton Lewis. Nguồn ảnh: Chosul.Có thể bắn tới 600 viên mỗi phút và hệ thống làm mát bằng không khí cho phép người lính bắn hàng nghìn viên đạn mà vẫn đảm bảo sự chính xác của súng ở mức chấp nhận được. Ngoài ra, trong trường hợp súng quá nóng người lính hoàn toàn có thể dội nước trực tiếp vào nòng súng để làm mát thông qua hệ thống cánh lá nhôm tản nhiệt phía trong, trong trường hợp chiến đấu kéo dài người lính thường "tè" vào nòng súng để làm mát khi không có nước. Nguồn ảnh: Chosul.Chính lợi thế hiệu quả trong chiến đấu và cách thức sử dụng dễ dàng kèm theo trọng lượng "nhẹ hều" so với các khẩu súng máy thời bấy giờ, khẩu súng máy hạng nhẹ Lewis đã tạo ra một lợi thế không hề nhỏ cho phe Đồng Minh ở thế chiến thứ nhất. Nguồn ảnh: Chosul.Sử dụng cỡ đạn 7,92x57, cùng cỡ đạn với súng trường Springfield, việc tiếp tế cho khẩu súng máy này tỏ ra đơn giản hơn bao giờ hết khi nó hoàn toàn không đòi hỏi bất cứ một "ưu tiên" khác biệt nào trong công tác hậu cần. Ảnh: Một khẩu Lewis được tháo hết bộ phận làm mát đầu nòng, nếu không có hệ thống lưới làm mát, người lính sẽ phải cẩn trọng khi bê súng di chuyển khi chiến đấu vì sẽ rất dễ bị bỏng. Nguồn ảnh: Chosul.Khẩu súng này tốt đến nỗi rất nhiều phi công lái máy bay chiến đấu trong thời gian này đã thay thế những khẩu súng máy chậm, cỡ nòng to, ít đạn bằng khẩu Lewis để tha hồ "vãi đạn" trên không mà chứ không còn phải bắn "rụt rè" vừa chiến đấu vừa lo hết đạn giữa chừng như trước. Nguồn ảnh: Chosul.Trên các xuồng cao tốc, ca-nô cũng được trang bị hệ thống súng máy Lewis nòng kép để binh lính thoải mái sử dụng khi đối đầu với đối phương với hỏa lực áp đảo hoàn toàn. Nguồn ảnh: Chosul.Lewis có hai loại băng đạn, băng 97 viên thường được sử dụng trên các hệ thống súng máy gắn trên phương tiện cơ giới, còn binh lính lại ưa thích băng loại 47 viên với ưu điểm nhẹ và nhỏ. Những khẩu súng máy thời thế chiến thứ nhất này được sản xuất liên tục từ 1913 đến tận những năm 1942 mới được dừng sản xuất. Nguồn ảnh: Chosul.
Trong thời kỳ mọi binh lính vẫn được trang bị súng trường và kỵ binh vẫn còn là cơn ác mộng đối với binh lính như ở thế chiến thứ nhất thì một khẩu súng máy hạng nhẹ như khẩu Lewis rõ ràng là thứ vũ khí "giết người hàng loạt" mang lại ưu thế ghê gớm cho quân đội Anh-quê hương của khẩu súng này. Nguồn ảnh: Chosul.
Súng máy Lewis được ra đời vào năm 1911 với trọng lượng chỉ 13 kg, cơ động hơn rất nhiều so với phần lớn các khẩu súng máy làm mát bằng nước đặt trên bánh xe nặng gấp đôi nó thời bấy giờ, sử dụng nguyên tắc trích khí lên đạn cho tốc độ bắn 600 viên mỗi phút với tầm bắn hiệu quả lên tới 800 mét. Nguồn ảnh: Chosul.
Kết cấu mang tính cách mạng của khẩu súng này chính là ở hệ thống hộp tiếp đạn hình tròn xoay với một vòng tròn khuyết để "ấn" đạn vào nòng giống với cơ cấu nạp đạn của súng trường đó, chỉ có điều nó hoàn toàn tự động. Ảnh: Hộp tiếp đạn mang tính cách mạng và cha đẻ của nó, ông Isaac Newton Lewis. Nguồn ảnh: Chosul.
Có thể bắn tới 600 viên mỗi phút và hệ thống làm mát bằng không khí cho phép người lính bắn hàng nghìn viên đạn mà vẫn đảm bảo sự chính xác của súng ở mức chấp nhận được. Ngoài ra, trong trường hợp súng quá nóng người lính hoàn toàn có thể dội nước trực tiếp vào nòng súng để làm mát thông qua hệ thống cánh lá nhôm tản nhiệt phía trong, trong trường hợp chiến đấu kéo dài người lính thường "tè" vào nòng súng để làm mát khi không có nước. Nguồn ảnh: Chosul.
Chính lợi thế hiệu quả trong chiến đấu và cách thức sử dụng dễ dàng kèm theo trọng lượng "nhẹ hều" so với các khẩu súng máy thời bấy giờ, khẩu súng máy hạng nhẹ Lewis đã tạo ra một lợi thế không hề nhỏ cho phe Đồng Minh ở thế chiến thứ nhất. Nguồn ảnh: Chosul.
Sử dụng cỡ đạn 7,92x57, cùng cỡ đạn với súng trường Springfield, việc tiếp tế cho khẩu súng máy này tỏ ra đơn giản hơn bao giờ hết khi nó hoàn toàn không đòi hỏi bất cứ một "ưu tiên" khác biệt nào trong công tác hậu cần. Ảnh: Một khẩu Lewis được tháo hết bộ phận làm mát đầu nòng, nếu không có hệ thống lưới làm mát, người lính sẽ phải cẩn trọng khi bê súng di chuyển khi chiến đấu vì sẽ rất dễ bị bỏng. Nguồn ảnh: Chosul.
Khẩu súng này tốt đến nỗi rất nhiều phi công lái máy bay chiến đấu trong thời gian này đã thay thế những khẩu súng máy chậm, cỡ nòng to, ít đạn bằng khẩu Lewis để tha hồ "vãi đạn" trên không mà chứ không còn phải bắn "rụt rè" vừa chiến đấu vừa lo hết đạn giữa chừng như trước. Nguồn ảnh: Chosul.
Trên các xuồng cao tốc, ca-nô cũng được trang bị hệ thống súng máy Lewis nòng kép để binh lính thoải mái sử dụng khi đối đầu với đối phương với hỏa lực áp đảo hoàn toàn. Nguồn ảnh: Chosul.
Lewis có hai loại băng đạn, băng 97 viên thường được sử dụng trên các hệ thống súng máy gắn trên phương tiện cơ giới, còn binh lính lại ưa thích băng loại 47 viên với ưu điểm nhẹ và nhỏ. Những khẩu súng máy thời thế chiến thứ nhất này được sản xuất liên tục từ 1913 đến tận những năm 1942 mới được dừng sản xuất. Nguồn ảnh: Chosul.