Thông thường các chiến đấu cơ trang bị một động cơ thường có tải trọng vũ khí thấp hơn so với hai động cơ, tuy vậy F-35 của Mỹ lại là trường hợp ngoại lệ, ở chế độ tàng hình F-35 mang 2,6 tấn, nhưng khi bật chế độ "quái thú", nó có thể mang tới 10 tấn vũ khí.Mức 10 tấn vũ khí khiến ngay cả các dòng chiến đấu cơ hạng nặng như Su-27/30/35 thậm chí cả Su-57 cũng phải e dè khi chúng chỉ có thể mang từ 7-8 tấn.Chế độ "quái thú" hay Beast Mode là khi những tiêm kích F-35 không ưu tiên khả năng tàng hình, mà ưu tiên tải trọng vũ khí. Bình thường ở chế độ tàng hình, F-35 sẽ giấu vũ khí trong thân, nhưng ở chế độ "quái thú" vũ khí sẽ được treo cả dưới 2 cánh và trong thân.Vũ khí chủ lực của siêu tiêm kích này là các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM với tầm bắn tối đa 180 km.Lầu Năm Góc cho biết họ sẽ áp dụng những phương thức tác chiến mới nhất để đối phương không có cơ hội tiếp cận chiến đấu cơ F-35 ở cự ly gần.Công bằng mà nói nếu ở tác chiến tầm gần, F-35 khó có cơ hội chiến thắng các tiêm kích siêu cơ động của Nga, vì vậy nó ưu tiên không chiến ở tầm xa.Tuy nhiên thời đại của tác chiến quần vòng giữa các chiến đấu cơ đã lùi xa, các cuộc không chiến thường diễn ra ở tầm trung và xa.Vì vậy việc mang vác nhiều vũ khí sẽ trở thành một ưu thế lớn trong không chiến.Ngoài ra F-35 cũng mang được tất cả các loại bom thông minh thậm chí cả bom hạt nhân chiến thuật.Vì vậy sức mạnh của F-35 vẫn được đánh giá rất cao dù trước đó đã từng có nhiều nghi ngờ về hiệu năng của chúng cho tới khi F-35 thực chiến.Mỹ đã cho hai trong số ba phiên bản thực chiến tại Syria và Afghanistan và thu được kết quả hơn cả mong đợi.Trước đó trong các cuộc tập trận, F-35 đã thể hiện xuất sắc và giành chiến thắng áp đảo trước các chiến đấu cơ hàng đầu thế giới như F-15, Rafale, Typhoon.Bên cạnh việc trang bị cho F-35 vũ khí và cảm biến hiện đại, Lầu Năm Góc còn áp dụng hệ thống dẫn đường và cảnh báo tầm xa cho siêu tiêm kích trong các hoạt động chiến đấu.Nếu nhìn vào những công nghệ mà nó sở hữu, đối phương có rất ít cơ hội để tiếp cận siêu chiến đấu cơ này.F-35 có thể mang theo 14 tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM và 2 Sidewinder AIM-9X cho các hoạt động trên không hoặc 6 quả bom GBU-31 và 4 tên lửa không đối không.F-35 trong trường hợp này biến thành máy bay ném bom và tấn công. Nó có thể được nhìn thấy rõ ràng trên các radar, vì lượng đạn như vậy không thể được giấu trong khoang bên trong.Dù gặp nhiều tranh cãi, nhưng đến thời điểm hiện tại F-35 đã cho thấy bước đầu thành công của mình khi thực chiến xuất sắc cũng như số lượng sản xuất đã lên tới 1.100 chiếc.
Thông thường các chiến đấu cơ trang bị một động cơ thường có tải trọng vũ khí thấp hơn so với hai động cơ, tuy vậy F-35 của Mỹ lại là trường hợp ngoại lệ, ở chế độ tàng hình F-35 mang 2,6 tấn, nhưng khi bật chế độ "quái thú", nó có thể mang tới 10 tấn vũ khí.
Mức 10 tấn vũ khí khiến ngay cả các dòng chiến đấu cơ hạng nặng như Su-27/30/35 thậm chí cả Su-57 cũng phải e dè khi chúng chỉ có thể mang từ 7-8 tấn.
Chế độ "quái thú" hay Beast Mode là khi những tiêm kích F-35 không ưu tiên khả năng tàng hình, mà ưu tiên tải trọng vũ khí. Bình thường ở chế độ tàng hình, F-35 sẽ giấu vũ khí trong thân, nhưng ở chế độ "quái thú" vũ khí sẽ được treo cả dưới 2 cánh và trong thân.
Vũ khí chủ lực của siêu tiêm kích này là các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM với tầm bắn tối đa 180 km.
Lầu Năm Góc cho biết họ sẽ áp dụng những phương thức tác chiến mới nhất để đối phương không có cơ hội tiếp cận chiến đấu cơ F-35 ở cự ly gần.
Công bằng mà nói nếu ở tác chiến tầm gần, F-35 khó có cơ hội chiến thắng các tiêm kích siêu cơ động của Nga, vì vậy nó ưu tiên không chiến ở tầm xa.
Tuy nhiên thời đại của tác chiến quần vòng giữa các chiến đấu cơ đã lùi xa, các cuộc không chiến thường diễn ra ở tầm trung và xa.
Vì vậy việc mang vác nhiều vũ khí sẽ trở thành một ưu thế lớn trong không chiến.
Ngoài ra F-35 cũng mang được tất cả các loại bom thông minh thậm chí cả bom hạt nhân chiến thuật.
Vì vậy sức mạnh của F-35 vẫn được đánh giá rất cao dù trước đó đã từng có nhiều nghi ngờ về hiệu năng của chúng cho tới khi F-35 thực chiến.
Mỹ đã cho hai trong số ba phiên bản thực chiến tại Syria và Afghanistan và thu được kết quả hơn cả mong đợi.
Trước đó trong các cuộc tập trận, F-35 đã thể hiện xuất sắc và giành chiến thắng áp đảo trước các chiến đấu cơ hàng đầu thế giới như F-15, Rafale, Typhoon.
Bên cạnh việc trang bị cho F-35 vũ khí và cảm biến hiện đại, Lầu Năm Góc còn áp dụng hệ thống dẫn đường và cảnh báo tầm xa cho siêu tiêm kích trong các hoạt động chiến đấu.
Nếu nhìn vào những công nghệ mà nó sở hữu, đối phương có rất ít cơ hội để tiếp cận siêu chiến đấu cơ này.
F-35 có thể mang theo 14 tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM và 2 Sidewinder AIM-9X cho các hoạt động trên không hoặc 6 quả bom GBU-31 và 4 tên lửa không đối không.
F-35 trong trường hợp này biến thành máy bay ném bom và tấn công. Nó có thể được nhìn thấy rõ ràng trên các radar, vì lượng đạn như vậy không thể được giấu trong khoang bên trong.
Dù gặp nhiều tranh cãi, nhưng đến thời điểm hiện tại F-35 đã cho thấy bước đầu thành công của mình khi thực chiến xuất sắc cũng như số lượng sản xuất đã lên tới 1.100 chiếc.