Xe tăng Leopard. (Nguồn: Reuters)
Trước đó, Hạ viện Thụy Sỹ cũng đã thông qua quyết định bán số xe tăng trên, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng nước này Viola Amherd từng khẳng định những chiếc xe tăng này sẽ không được chuyển đến Ukraine. Thay vào đó, chúng có khả năng được bổ sung vào kho dự trữ của các nước châu Âu.
Số xe tăng này không liên quan tới những xe tăng của nhà thầu quốc phòng Ruag đang thu hút sự chú ý của dư luận Thụy Sỹ thời gian qua.
Theo thông báo, với 9 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng, quân đội Thụy Sỹ được phép trả lại 25 xe tăng cho công ty Rheinmetall.
Đa số thành viên của ủy ban trên cho rằng quyết định bán lại không ảnh hưởng gì tới sức mạnh của quân đội Thụy Sỹ.
Ngoài ra, việc bán lại cho hãng sản xuất của Đức được xem là động thái phù hợp với chính sách an ninh và đối ngoại, cũng như gửi đi thông điệp tích cực của Bern tới các đối tác ở châu Âu.
Thụy Sỹ hiện có 143 xe tăng đang hoạt động và 96 xe tăng trong kho dự trữ.
Đức, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Thụy Điển nằm trong số các quốc gia gửi xe tăng Leopard tới giúp Ukraine khiến kho vũ khí dự trữ ở một số nước trong tình trạng thiếu hụt.
Vấn đề này rất nhạy cảm đối với chính quyền Thụy Sỹ. Theo luật trung lập và lệnh cấm vận vũ khí riêng, Thụy Sỹ bị cấm gửi vũ khí trực tiếp tới Ukraine.