Ba lực lượng của Quân đội Mỹ bao gồm Hải quân, Thuỷ quân Lục chiến và Tuần duyên đang thay đổi lại học thuyết phòng thủ của quốc gia này. Theo đó, học thuyết mới nhấn mạnh khu vực tuần tra biên giới phía Bắc nước Mỹ sẽ không phải vùng tiếp giáp với Canada, mà sẽ là Bắc Cực. Nguồn ảnh: BI.Với tham vọng này, Quân đội Mỹ mong rằng sẽ có thể "khoá" nốt quân đội Nga ở khu vực Bắc Cực - nơi mà Nga dường như đang có rất nhiều lợi thế vượt trội so với mọi quốc gia còn lại của thế giới. Nguồn ảnh: BI.Tuy nhiên Mỹ cũng vướng phải một loạt các khó khăn trong tham vọng "hâm nóng" tình hình ở Bắc Cực này. Chỉ với vài tàu phá băng công suất nhỏ trong tay, nước Mỹ chắc chắn sẽ chịu thua thiệt nhiều hơn Nga rất nhiều trong cuộc đua về miền tuyết trắng này. Nguồn ảnh: BI.Trong lúc nước Mỹ muốn quân sự hoá Bắc Cực nhưng lại thiếu tàu bè đặc dụng thì Nga - kế thừa một di sản khổng lồ từ thời Liên Xô lại có thừa nhân lực, vật lực và phương tiện để tiến quân vào khu vực này. Thậm chí Moscow còn tham vọng tới năm 2020 các tổ hợp phòng không S-400 của Nga sẽ bao quát được hoàn toàn Bắc Cực. Nguồn ảnh: BI.Ngoài ra, cũng tính tời thời điểm năm 2020, Nga muốn toàn bộ Bắc Cực sẽ được "phủ sóng" truyền thông quân sự để phục vụ cho các hoạt động trong khu vực. Mọi thông tin truyền thông, tín hiệu của Nga khi đó sẽ được truyền về biển Bering trước khi được chuyển tiếp tới Moscow. Nguồn ảnh: BI.NATO thậm chí cũng không đứng ngoài cuộc đua này, các quốc gia NATO khẳng định rằng căng thẳng giữa hiệp ước quân sự này với Nga ở Bắc Cực đang ngày càng tăng cao. Nguồn ảnh: BI.Bằng chứng cho việc căng thẳng quân sự Mỹ - Nga ở Bắc Cực đang tăng cao đó là việc cả hai quốc gia này đều công bố sách lược quân sự mới với khu vực này trong năm nay. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù vậy, khi Nga đang dần nỗ lực hoàn thiện được những nhu cầu căn bản nhất cho một cuộc chiến mới ở Bắc Cực với việc hậu cần bằng đội tàu phá băng khổng lồ, thông tin liên lạc được phủ sóng gần như hoàn toàn thì Mỹ - một cường quốc quân sự của thế giới vẫn đang loay hoay không biết sẽ lắp trạm thông tin chuyển tiếp từ Bắc Cực về nhà hay... sử dụng điện thoại vệ tinh. Nguồn ảnh: BI.Và cuối cùng, nhiều tờ báo phương Tây hay thậm chí cả giới quan sát quân sự của Mỹ cũng phải nhận định rằng, Mỹ đã thua trong cuộc đua tới Bắc Cực từ nửa thế kỷ trước với đối thủ là Liên Xô. Còn hiện nay, Nga đã kế thừa rất tốt các di sản của Liên Xô ở Bắc Cực và tiếp tục bỏ xa Mỹ ở khu vực này. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Lính Nga đi tàu ngầm lên Bắc Cực để... tắm biển.
Ba lực lượng của Quân đội Mỹ bao gồm Hải quân, Thuỷ quân Lục chiến và Tuần duyên đang thay đổi lại học thuyết phòng thủ của quốc gia này. Theo đó, học thuyết mới nhấn mạnh khu vực tuần tra biên giới phía Bắc nước Mỹ sẽ không phải vùng tiếp giáp với Canada, mà sẽ là Bắc Cực. Nguồn ảnh: BI.
Với tham vọng này, Quân đội Mỹ mong rằng sẽ có thể "khoá" nốt quân đội Nga ở khu vực Bắc Cực - nơi mà Nga dường như đang có rất nhiều lợi thế vượt trội so với mọi quốc gia còn lại của thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên Mỹ cũng vướng phải một loạt các khó khăn trong tham vọng "hâm nóng" tình hình ở Bắc Cực này. Chỉ với vài tàu phá băng công suất nhỏ trong tay, nước Mỹ chắc chắn sẽ chịu thua thiệt nhiều hơn Nga rất nhiều trong cuộc đua về miền tuyết trắng này. Nguồn ảnh: BI.
Trong lúc nước Mỹ muốn quân sự hoá Bắc Cực nhưng lại thiếu tàu bè đặc dụng thì Nga - kế thừa một di sản khổng lồ từ thời Liên Xô lại có thừa nhân lực, vật lực và phương tiện để tiến quân vào khu vực này. Thậm chí Moscow còn tham vọng tới năm 2020 các tổ hợp phòng không S-400 của Nga sẽ bao quát được hoàn toàn Bắc Cực. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài ra, cũng tính tời thời điểm năm 2020, Nga muốn toàn bộ Bắc Cực sẽ được "phủ sóng" truyền thông quân sự để phục vụ cho các hoạt động trong khu vực. Mọi thông tin truyền thông, tín hiệu của Nga khi đó sẽ được truyền về biển Bering trước khi được chuyển tiếp tới Moscow. Nguồn ảnh: BI.
NATO thậm chí cũng không đứng ngoài cuộc đua này, các quốc gia NATO khẳng định rằng căng thẳng giữa hiệp ước quân sự này với Nga ở Bắc Cực đang ngày càng tăng cao. Nguồn ảnh: BI.
Bằng chứng cho việc căng thẳng quân sự Mỹ - Nga ở Bắc Cực đang tăng cao đó là việc cả hai quốc gia này đều công bố sách lược quân sự mới với khu vực này trong năm nay. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, khi Nga đang dần nỗ lực hoàn thiện được những nhu cầu căn bản nhất cho một cuộc chiến mới ở Bắc Cực với việc hậu cần bằng đội tàu phá băng khổng lồ, thông tin liên lạc được phủ sóng gần như hoàn toàn thì Mỹ - một cường quốc quân sự của thế giới vẫn đang loay hoay không biết sẽ lắp trạm thông tin chuyển tiếp từ Bắc Cực về nhà hay... sử dụng điện thoại vệ tinh. Nguồn ảnh: BI.
Và cuối cùng, nhiều tờ báo phương Tây hay thậm chí cả giới quan sát quân sự của Mỹ cũng phải nhận định rằng, Mỹ đã thua trong cuộc đua tới Bắc Cực từ nửa thế kỷ trước với đối thủ là Liên Xô. Còn hiện nay, Nga đã kế thừa rất tốt các di sản của Liên Xô ở Bắc Cực và tiếp tục bỏ xa Mỹ ở khu vực này. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Lính Nga đi tàu ngầm lên Bắc Cực để... tắm biển.