Theo tờ Nikkei, chính quyền Nhật Bản dự định sẽ rao bán cho các nước trong khu vực Đông Nam Á các loại xe quân sự đã qua sử dụng của lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản (JSDF). Các loại xe có thể sẽ xuất hiện trong danh sách ra bán bao gồm các xe bọc thép chở quân và các loại xe tải hạng trung, hạng nặng có khả năng vượt địa hình tốt. Nguồn ảnh: theCHIVEViệc rao bán các loại xe quân sự đã qua sử dụng là một cách mở rộng chi phí quốc phòng của Nhật Bản khi nước này đang trong giai đoạn "thắt lưng buộc bụng" trong việc đầu tư vào lĩnh vực quân sự. Các nước nằm trong tầm nhắm của Nhật bao gồm Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Đây đều là những nước rất "chịu chi" trong lĩnh vực quốc phòng và được coi là những khách hàng tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: YoutubeTrên cơ sở các danh mục phương tiện cơ giới hạng nặng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) thì có thể dự đoán được một số loại xe thiết giáp đã qua sử dụng sau. Đầu tiên, có thể kể đến dòng xe chiến đấu bộ binh Type 89 có số lượng 120 chiếc mà JSDF sử dụng từ năm 1989 đến nay. Nguồn ảnh: WikipediaType 89 nặng khoảng 27 tấn, dài 6,7m, rộng 3,2m, cao 2,5m, có thể chở kíp lái 3 người và 7 lính vũ trang. Hỏa lực gồm một pháo bắn nhanh 35mm KDE, 2 tên lửa chống tăng Type 79 Jyu-MAT và 2 đại liên 7,62mm Type 74. Type 89 có thể đạt tốc độ tối đa 70km/h, tầm hoạt động 400km với động cơ diesel 6SY31WA công suất 600 mã lực. Dẫu vậy, Type 89 vẫn còn khá mới, cũng như số lượng ít do đó khó có khả năng Nhật Bản rao bán loại này trong khi họ còn chưa tính tới phương án thay thế. Nguồn ảnh: WikipediaTrong khi đó, loại xe thiết giáp chở quân Type 73 xem ra khả thi cho việc cung cấp tới các nước Đông Nam Á hơn. Hiện JSDF được trang bị 338 chiếc xe thiết giáp loại này, được đưa vào trang bị từ năm 1973. Đến nay, Nhật Bản đang tính tới phương án thay thế Type 73 bằng phương tiện hiện đại hơn. Và việc bán bớt chúng đi có thể đem lại nguồn kinh phí cho việc phát triển, mua mới xe thiết giáp. Nguồn ảnh: WikipediaXe thiết giáp Type 73 nặng 13,3 tấn, dài 5,8m, có hình dạng khá giống dòng xe M113 huyền thoại của Mỹ. Type 73 được trang bị một đại liên 12,7mm và một khẩu 7,62mm, tốc độ tối đa đạt 70km/h với dự trữ hành trình 300km. Type 73 chở được 9 binh sĩ cùng kíp lái 3 người. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù còn mới hơn cả Type 89 và Type 73, thế nhưng Nhật Bản cũng đang có ý định thay thế hoàn toàn dòng xe bọc thép chở quân Type 96 có giá đến 1,6 triệu USD được trang bị từ năm 1996 với số lượng 365 chiếc. Type 96 được xem là một trong những dòng xe bọc thép chở quân hiện đại nhất thế giới với nhiều tính năng tiên tiến. Nguồn ảnh: WikipediaType 96 nặng 14,6 tấn, dài 6,84m, chở được 8 binh sĩ cùng kíp lái 2 người. Chiếc xe được trang bị một đại liên 12,7mm cùng súng phóng lựu 40mm. Xe sử dụng động cơ diesel 360 mã lực cùng hệ truyền động 8x8 bánh cho phép đạt tốc độ tối đa đến 100km/h. Nguồn ảnh: WikipediaDòng xe bọc thép hạng nhẹ Komatsu cũng có thể là ứng cử viên trong danh sách vũ khí đã qua sử dụng có thể bán ra nước ngoài. Có đến 1.889 chiếc đang phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) từ năm 2002 đến nay. Hỏa lực của Komatsu ngoài đại liên 12,7mm còn có thể mang tên lửa chống tăng Type 01 LMAT hoặc Type 87. Nguồn ảnh: WikipediaTuy Nhật Bản chưa đả động gì tới việc cung cấp các loại xe tăng chiến đấu chủ lực. Thế nhưng, với kế hoạch hiện tại thay thế Type 74 đời cũ bằng Type 10 đang phát triển thì tương lai gần Nhật Bản có thể tính tới phương án bán bớt hoặc bán hết các xe tăng loại này cho các quốc gia ở Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Tank EncylopediaDù được trang bị từ năm 1962, tuy nhiên sức mạnh của Type 74 vẫn đáng gờm, vượt trội hoàn toàn các dòng tăng M48 hay T-54/55, T-62 mà các nước Đông Nam Á đang sử dụng nhiều. Type 74 được trang bị lớp giáp thép vát nghiêng lớn cho độ dày tương đương 189-195mm ở điểm dày nhất. Hỏa lực có pháo 105mm L7 có thể bắn các loại đạn xuyên giáp mạnh APDS, APFSDS và HEAT-MP.... Nguồn ảnh: Odd Stuff MagazineVề các dòng xe jeep, xe tải quân sự hạng trung/hạng nhẹ, Nhật Bản có thể cung cấp lại cho các nước Đông Nam Á dòng xe tải hạng nhẹ Mitsubishi Type 73 Kyu có độ cơ động cao. Type 73 Kyu nhìn khá giống dòng xe jeep, có thể trang bị đại liên 7,62mm hoặc 12,7mm. Nguồn ảnh: WikipediaHay là phiên bản Type 73 Shin được sản xuất từ năm 1996 có thể trang bị đại liên và tên lửa chống tăng. Nguồn ảnh: WikipediaXe tải hạng trung Toyota Type 73 có thể chở hàng hoặc binh lính với tải trọng tối đa 2 tấn. Chiếc xe dùng động cơ diesel công suất 115 mã lực cùng hộp số 4 cấp cho tốc độ 87km/h. Nguồn ảnh: WikipediaXe đa dụng hạng nhẹ Toyota Mega Cruiser có tính năng đương mẫu Hummer H1 của Mỹ. Nó có thể dùng để chuyển bộ binh, kéo pháo cối hoặc làm khung bệ radar, hệ thống pháo phòng không - tên lửa tự hành... Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo tờ Nikkei, chính quyền Nhật Bản dự định sẽ rao bán cho các nước trong khu vực Đông Nam Á các loại xe quân sự đã qua sử dụng của lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản (JSDF). Các loại xe có thể sẽ xuất hiện trong danh sách ra bán bao gồm các xe bọc thép chở quân và các loại xe tải hạng trung, hạng nặng có khả năng vượt địa hình tốt. Nguồn ảnh: theCHIVE
Việc rao bán các loại xe quân sự đã qua sử dụng là một cách mở rộng chi phí quốc phòng của Nhật Bản khi nước này đang trong giai đoạn "thắt lưng buộc bụng" trong việc đầu tư vào lĩnh vực quân sự. Các nước nằm trong tầm nhắm của Nhật bao gồm Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Đây đều là những nước rất "chịu chi" trong lĩnh vực quốc phòng và được coi là những khách hàng tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Youtube
Trên cơ sở các danh mục phương tiện cơ giới hạng nặng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) thì có thể dự đoán được một số loại xe thiết giáp đã qua sử dụng sau. Đầu tiên, có thể kể đến dòng xe chiến đấu bộ binh Type 89 có số lượng 120 chiếc mà JSDF sử dụng từ năm 1989 đến nay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Type 89 nặng khoảng 27 tấn, dài 6,7m, rộng 3,2m, cao 2,5m, có thể chở kíp lái 3 người và 7 lính vũ trang. Hỏa lực gồm một pháo bắn nhanh 35mm KDE, 2 tên lửa chống tăng Type 79 Jyu-MAT và 2 đại liên 7,62mm Type 74. Type 89 có thể đạt tốc độ tối đa 70km/h, tầm hoạt động 400km với động cơ diesel 6SY31WA công suất 600 mã lực. Dẫu vậy, Type 89 vẫn còn khá mới, cũng như số lượng ít do đó khó có khả năng Nhật Bản rao bán loại này trong khi họ còn chưa tính tới phương án thay thế. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong khi đó, loại xe thiết giáp chở quân Type 73 xem ra khả thi cho việc cung cấp tới các nước Đông Nam Á hơn. Hiện JSDF được trang bị 338 chiếc xe thiết giáp loại này, được đưa vào trang bị từ năm 1973. Đến nay, Nhật Bản đang tính tới phương án thay thế Type 73 bằng phương tiện hiện đại hơn. Và việc bán bớt chúng đi có thể đem lại nguồn kinh phí cho việc phát triển, mua mới xe thiết giáp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Xe thiết giáp Type 73 nặng 13,3 tấn, dài 5,8m, có hình dạng khá giống dòng xe M113 huyền thoại của Mỹ. Type 73 được trang bị một đại liên 12,7mm và một khẩu 7,62mm, tốc độ tối đa đạt 70km/h với dự trữ hành trình 300km. Type 73 chở được 9 binh sĩ cùng kíp lái 3 người. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù còn mới hơn cả Type 89 và Type 73, thế nhưng Nhật Bản cũng đang có ý định thay thế hoàn toàn dòng xe bọc thép chở quân Type 96 có giá đến 1,6 triệu USD được trang bị từ năm 1996 với số lượng 365 chiếc. Type 96 được xem là một trong những dòng xe bọc thép chở quân hiện đại nhất thế giới với nhiều tính năng tiên tiến. Nguồn ảnh: Wikipedia
Type 96 nặng 14,6 tấn, dài 6,84m, chở được 8 binh sĩ cùng kíp lái 2 người. Chiếc xe được trang bị một đại liên 12,7mm cùng súng phóng lựu 40mm. Xe sử dụng động cơ diesel 360 mã lực cùng hệ truyền động 8x8 bánh cho phép đạt tốc độ tối đa đến 100km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dòng xe bọc thép hạng nhẹ Komatsu cũng có thể là ứng cử viên trong danh sách vũ khí đã qua sử dụng có thể bán ra nước ngoài. Có đến 1.889 chiếc đang phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) từ năm 2002 đến nay. Hỏa lực của Komatsu ngoài đại liên 12,7mm còn có thể mang tên lửa chống tăng Type 01 LMAT hoặc Type 87. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy Nhật Bản chưa đả động gì tới việc cung cấp các loại xe tăng chiến đấu chủ lực. Thế nhưng, với kế hoạch hiện tại thay thế Type 74 đời cũ bằng Type 10 đang phát triển thì tương lai gần Nhật Bản có thể tính tới phương án bán bớt hoặc bán hết các xe tăng loại này cho các quốc gia ở Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Tank Encylopedia
Dù được trang bị từ năm 1962, tuy nhiên sức mạnh của Type 74 vẫn đáng gờm, vượt trội hoàn toàn các dòng tăng M48 hay T-54/55, T-62 mà các nước Đông Nam Á đang sử dụng nhiều. Type 74 được trang bị lớp giáp thép vát nghiêng lớn cho độ dày tương đương 189-195mm ở điểm dày nhất. Hỏa lực có pháo 105mm L7 có thể bắn các loại đạn xuyên giáp mạnh APDS, APFSDS và HEAT-MP.... Nguồn ảnh: Odd Stuff Magazine
Về các dòng xe jeep, xe tải quân sự hạng trung/hạng nhẹ, Nhật Bản có thể cung cấp lại cho các nước Đông Nam Á dòng xe tải hạng nhẹ Mitsubishi Type 73 Kyu có độ cơ động cao. Type 73 Kyu nhìn khá giống dòng xe jeep, có thể trang bị đại liên 7,62mm hoặc 12,7mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hay là phiên bản Type 73 Shin được sản xuất từ năm 1996 có thể trang bị đại liên và tên lửa chống tăng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Xe tải hạng trung Toyota Type 73 có thể chở hàng hoặc binh lính với tải trọng tối đa 2 tấn. Chiếc xe dùng động cơ diesel công suất 115 mã lực cùng hộp số 4 cấp cho tốc độ 87km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Xe đa dụng hạng nhẹ Toyota Mega Cruiser có tính năng đương mẫu Hummer H1 của Mỹ. Nó có thể dùng để chuyển bộ binh, kéo pháo cối hoặc làm khung bệ radar, hệ thống pháo phòng không - tên lửa tự hành... Nguồn ảnh: Wikipedia