Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức bị chia đôi theo hiệp ước thỏa thuận giữa các nước thắng trận trong thế chiến. Sau khi bị chia đôi, mỗi bên Đông Đức và Tây Đức đều được tổ chức thành hai nhà nước với quân đội riêng biệt. Nguồn ảnh: Bundes.Nếu như quân đội Tây Đức được tổ chức theo chuẩn Mỹ với khí tài, trang thiết bị được viện trợ trực tiếp từ Mỹ, thì điều tương tự cũng xảy ra ở Đông Đức, song quân đội Đông Đức lại được tổ chức theo mô hình biên chế và lực lượng, phương tiện của Liên Xô cũ với trang thiết bị được nước này viện trợ hoàn toàn. Nguồn ảnh: NVA.Về mặt chính trị, cả Đông Đức và Tây Đức đều muốn thoát ra khỏi cái bóng của Liên Xô cũ và Mỹ để trở thành một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, về mặt quân đội thì cả Đông Đức và Tây Đức đều chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi hai "anh lớn" này. Nguồn ảnh: Pinterest.Do là "tiền đồn" đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh Lạnh và nếu có một cuộc "chiến tranh nóng" nổ ra thì nước Đức sẽ trở thành chiến trường đẫm máu bậc nhất châu Âu vào thời kỳ đó, vậy nên lực lượng quân đội Đức ở cả hai bên đều được trang bị "tận răng" với loạt khí tài hiện đại nhất. Nguồn ảnh: Otoa.Một vài sỹ quan, binh lính thiện chiến từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai nếu không bị xét xử vì vi phạm tội ác chiến tranh, đều được tiếp tục phục vụ trong các lực lượng quân đội Đức sau này. Đây là điểm cực kỳ quan trọng để xây dựng một đội quân chuyên nghiệp, thiện chiến và có kinh nghiệm. Nguồn ảnh: National.Mọi trang bị cho lực lượng quân đội Đông Đức trong thời chiến tranh Lạnh đều rất tương đồng với phía Liên Xô nếu không muốn nói là giống hệt. Đơn giản là do toàn bộ trang thiết bị của Đông Đức đều được Liên Xô viện trợ gần như hoàn toàn. Nguồn ảnh: Decoded.Binh lính Đông Đức được tổ chức theo lối hiện đại và trung thành tuyệt đối với Liên Xô, các tướng lĩnh quân sự cấp cao của Đông Đức phần lớn là những người Đức sinh ra và lớn lên ở Liên Xô hoặc có mối quan hệ máu mủ thân thiết với phía Liên Xô. (Trong ảnh là loại Súng chống tăng RPG và AK-47 được binh lính Đông Đức sử dụng phổ biến). Nguồn ảnh: Pinterest.Trong những năm 1950, do lượng dự trữ hậu cần trong kho của quân đội Đức còn rất nhiều nên ngoài việc sử dụng vũ khí của Liên Xô, còn lại tất cả từ quân phục, ủng, mũ, thậm chí cả đồ lót của binh sĩ đều được trang bị giống hệt quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Reddit.Hình ảnh lịch sử một binh lính Đông Đức vượt qua hàng rào phân cách để đào thoát sang Tây Đức khi bức tường Berlin đang được xây dựng. Nguồn ảnh: Suggest.Binh lính Đông Đức năm 1951 được trang bị khí tài giống hệt binh lính phát xít Đức thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong ảnh là súng STG-41 được quân đội Hitler sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau khi "xài" hết quân trang dự trữ từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Đông Đức bắt đầu được trang bị quân phục và khí tài chiến đấu giống hệt với Liên Xô, từ quần áo, vũ khí cho đến cả găng tay, mũ... Nguồn ảnh: Pinterest.
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức bị chia đôi theo hiệp ước thỏa thuận giữa các nước thắng trận trong thế chiến. Sau khi bị chia đôi, mỗi bên Đông Đức và Tây Đức đều được tổ chức thành hai nhà nước với quân đội riêng biệt. Nguồn ảnh: Bundes.
Nếu như quân đội Tây Đức được tổ chức theo chuẩn Mỹ với khí tài, trang thiết bị được viện trợ trực tiếp từ Mỹ, thì điều tương tự cũng xảy ra ở Đông Đức, song quân đội Đông Đức lại được tổ chức theo mô hình biên chế và lực lượng, phương tiện của Liên Xô cũ với trang thiết bị được nước này viện trợ hoàn toàn. Nguồn ảnh: NVA.
Về mặt chính trị, cả Đông Đức và Tây Đức đều muốn thoát ra khỏi cái bóng của Liên Xô cũ và Mỹ để trở thành một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, về mặt quân đội thì cả Đông Đức và Tây Đức đều chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi hai "anh lớn" này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do là "tiền đồn" đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh Lạnh và nếu có một cuộc "chiến tranh nóng" nổ ra thì nước Đức sẽ trở thành chiến trường đẫm máu bậc nhất châu Âu vào thời kỳ đó, vậy nên lực lượng quân đội Đức ở cả hai bên đều được trang bị "tận răng" với loạt khí tài hiện đại nhất. Nguồn ảnh: Otoa.
Một vài sỹ quan, binh lính thiện chiến từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai nếu không bị xét xử vì vi phạm tội ác chiến tranh, đều được tiếp tục phục vụ trong các lực lượng quân đội Đức sau này. Đây là điểm cực kỳ quan trọng để xây dựng một đội quân chuyên nghiệp, thiện chiến và có kinh nghiệm. Nguồn ảnh: National.
Mọi trang bị cho lực lượng quân đội Đông Đức trong thời chiến tranh Lạnh đều rất tương đồng với phía Liên Xô nếu không muốn nói là giống hệt. Đơn giản là do toàn bộ trang thiết bị của Đông Đức đều được Liên Xô viện trợ gần như hoàn toàn. Nguồn ảnh: Decoded.
Binh lính Đông Đức được tổ chức theo lối hiện đại và trung thành tuyệt đối với Liên Xô, các tướng lĩnh quân sự cấp cao của Đông Đức phần lớn là những người Đức sinh ra và lớn lên ở Liên Xô hoặc có mối quan hệ máu mủ thân thiết với phía Liên Xô. (Trong ảnh là loại Súng chống tăng RPG và AK-47 được binh lính Đông Đức sử dụng phổ biến). Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong những năm 1950, do lượng dự trữ hậu cần trong kho của quân đội Đức còn rất nhiều nên ngoài việc sử dụng vũ khí của Liên Xô, còn lại tất cả từ quân phục, ủng, mũ, thậm chí cả đồ lót của binh sĩ đều được trang bị giống hệt quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Reddit.
Hình ảnh lịch sử một binh lính Đông Đức vượt qua hàng rào phân cách để đào thoát sang Tây Đức khi bức tường Berlin đang được xây dựng. Nguồn ảnh: Suggest.
Binh lính Đông Đức năm 1951 được trang bị khí tài giống hệt binh lính phát xít Đức thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong ảnh là súng STG-41 được quân đội Hitler sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi "xài" hết quân trang dự trữ từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Đông Đức bắt đầu được trang bị quân phục và khí tài chiến đấu giống hệt với Liên Xô, từ quần áo, vũ khí cho đến cả găng tay, mũ... Nguồn ảnh: Pinterest.