Vào ngày 31/7/2021, một chiếc tiêm kích Su-35S của Nga (theo tên mã của NATO là Flanker-E +) đã bị rơi tại vùng Khabarovsk, trong một chuyến bay huấn luyện trên Biển Okhotsk.Chiếc tiêm kích Su-35 cất cánh từ sân bay Dzemgi ở Komsomolsk-on-Amur. Theo một số phương tiện truyền thông, động cơ bất ngờ bị hỏng sau bốn phút bay, còn theo các nguồn tin khác, máy bay gặp sự cố 20 phút sau khi khởi hành.Phi công đã nhảy dù an toàn; tuy nhiên, không cần đợi kết quả điều tra, một số phương tiện truyền thông nước ngoài đã vội cáo buộc chiến đấu cơ Su-35 là không đáng tin cậy và cho rằng, Không quân Nga gặp nhiều tai nạn, đó là tin xấu cho Trung Quốc (vì Trung Quốc đang sở hữu nhiều máy bay chiến đấu của Nga).Hãng truyền hình Pháp PressTV tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa, khi dẫn nguồn thông tin chưa được xác minh; đó là một ngày trước đó, chính xác hơn là chưa đầy 24 giờ, trước khi xảy ra vụ tai nạn Su-35 trên biển Okhotsk, một máy bay chiến đấu của PLA đã bị rơi ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc từ chối bình luận về tin đồn này.Theo quy định, Trung Quốc không che giấu những thông tin như vậy, đặc biệt là khi họ liên quan đến thiết bị quân sự của Nga, do vậy tin tức về rơi máy bay Su-35 của Trung Quốc có thể là giả. Moscow đã thừa nhận sự thật về việc mất máy bay chiến đấu hàng đầu của mình, tại sao Bắc Kinh phải im lặng về điều đó?Tuy nhiên các chuyên gia lưu ý rằng, nếu Su-35 thực sự bị rơi không chỉ ở Nga mà còn ở Trung Quốc, thì điều này có thể gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến danh tiếng của Su-35; đặc biệt là khi có nhiều quốc gia quan tâm đến việc mua loại máy bay này.Theo kết luận ban đầu của Ủy ban an toàn hàng không Nga, chiếc Su-35 của Không quân Nga bị rơi ngày 31/7 vừa qua, hoàn toàn không liên quan đến lỗi kỹ thuật của máy bay, mà hoàn toàn do lỗi chủ quan của con người, cả phi công và lực lượng chỉ huy mặt đất.Do chiếc Su-35 trên để chế độ phóng đạn mồi bẫy ở chế độ tự động, khi cất cánh, sóng radar ở khu vực sân bay mạnh, khiến mồi bẫy bị kích hoạt tự động, phóng các quả đạn này ra. Từ đài chỉ huy, chỉ huy không lưu mặt đất tưởng máy bay bị cháy động cơ.Chỉ huy bay lập tức ra lệnh cho phi công nhảy dù; phi công ngay lập tức nhấn nút phóng ghế thoát hiểm và nhảy dù an toàn. Phi công có vẻ như xử lý tình huống không tốt làm mất bình tĩnh, phóng ghế thoát hiểm nhảy dù ngay, mà không kiểm tra lại xem tình trạng máy bay, cùng với đó là chỉ huy mặt đất sai lầm.Như vậy chiếc chiến đấu cơ Su-35 bị rơi, hoàn toàn là kết quả của một chuỗi những sai lầm, mà do yếu tố chủ quan của con người mắc phải, chứ hoàn toàn không phải do trục trặc kỹ thuật của loại máy bay, được ví là an toàn nhất này.Theo Military Watch, một ấn phẩm độc lập của Mỹ, máy bay chiến đấu Su-35 có một hồ sơ an toàn nói chung là tích cực. Đây là thảm họa đầu tiên kể từ chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu vào năm 1988, khi nó đang được phát triển cho Không quân Liên Xô theo chương trình Su-27M.Military Watch cho rằng, việc đổi tên Su-27M thành Su-35 sau khi Liên Xô sụp đổ, chủ yếu là vì lý do tiếp thị; đây cũng đánh dấu thời kỳ hỗn loạn đánh số tên các loại vũ khí của Nga, sau khi Liên Xô tan rã.Nhìn chung, Su-35 được đánh giá cao do độ tin cậy của nó; theo Military Watch, cách bố trí hai động cơ của Su-35 chỉ đơn giản là để đảm bảo chống lại các vụ rơi máy bay vì lý do kỹ thuật.Nói một cách đơn giản, bất kỳ loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 nào, không riêng gì máy bay Su-35, là những cỗ máy phức tạp và có độ rủi ro cao, có nghĩa là không có chuyện siêu nhiên nào xảy ra. Những vụ việc như vậy không phải là hiếm trong quân đội các nước NATO.Tuy nhiên, độ tin cậy, cùng với khả năng chiến đấu của Su-35 cho đến nay vẫn là một trong những điểm mạnh nhất của dòng máy bay này. Nếu nhìn vào các loại chiến đấu cơ của phương Tây như về F-35 có quá nhiều vấn đề, F-22 quá đắt; có lẽ thành công nhất là F-15. Nhưng các loại máy bay trên cũng thường xuyên xảy ra tai nạn.Su-35 hiện đang là đối thủ của F-15, F-16 và F-35 trên thị trường xuất khẩu; thực tế là Washington đã gây áp lực không tương xứng để một số khách hàng từ bỏ Su-35 để mua máy bay chiến đấu của Mỹ. Gần đây nhất là Indonesia và Ai Cập, đã phải từ bỏ việc mua Su-35 dưới sức ép của Mỹ.Chuyên gia Tomas Rodríguez cho biết: Trong điều kiện thị trường tự do cạnh tranh, Indonesia và các nước khác đã mua Flanker-E + từ lâu. Nhưng thay vì mua máy bay chiến đấu của Mỹ, Pháp lại là quốc gia hưởng lợi, khi tiêm kích Rafale được nhiều quốc gia mua trong thời gian gần đây.Năm 2013, Robert Johnson, Tổng biên tập của tạp chí Business Insider đã đưa ra đánh giá như sau về Su-35: Nga đang cố gắng lấp đầy điểm yếu của máy bay chiến đấu thế hệ 5 như Su-57 bằng máy bay chiến đấu Su-35 nổi tiếng và đáng tin cậy, được trang bị thêm hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.Moscow không mất nhiều thời gian để điều tra vụ rơi Su-35 xảy ra trên Biển Okhotsk vừa qua, mà quan trọng nhất là giữ uy tín về Su-35 như máy bay thế hệ thứ tư tốt nhất thế giới. Và những đối thủ hưởng lợi về việc mất uy tín của Su-35 không ai khác chính là Rafale của Pháp. Nguồn ảnh: Avia.
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 của Nga hiện được coi là loại tiêm kích thế hệ 4++ hiếm hoi, đủ khả năng đối đầu với mọi tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ. Nguồn: MilitaryPower.
Vào ngày 31/7/2021, một chiếc tiêm kích Su-35S của Nga (theo tên mã của NATO là Flanker-E +) đã bị rơi tại vùng Khabarovsk, trong một chuyến bay huấn luyện trên Biển Okhotsk.
Chiếc tiêm kích Su-35 cất cánh từ sân bay Dzemgi ở Komsomolsk-on-Amur. Theo một số phương tiện truyền thông, động cơ bất ngờ bị hỏng sau bốn phút bay, còn theo các nguồn tin khác, máy bay gặp sự cố 20 phút sau khi khởi hành.
Phi công đã nhảy dù an toàn; tuy nhiên, không cần đợi kết quả điều tra, một số phương tiện truyền thông nước ngoài đã vội cáo buộc chiến đấu cơ Su-35 là không đáng tin cậy và cho rằng, Không quân Nga gặp nhiều tai nạn, đó là tin xấu cho Trung Quốc (vì Trung Quốc đang sở hữu nhiều máy bay chiến đấu của Nga).
Hãng truyền hình Pháp PressTV tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa, khi dẫn nguồn thông tin chưa được xác minh; đó là một ngày trước đó, chính xác hơn là chưa đầy 24 giờ, trước khi xảy ra vụ tai nạn Su-35 trên biển Okhotsk, một máy bay chiến đấu của PLA đã bị rơi ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc từ chối bình luận về tin đồn này.
Theo quy định, Trung Quốc không che giấu những thông tin như vậy, đặc biệt là khi họ liên quan đến thiết bị quân sự của Nga, do vậy tin tức về rơi máy bay Su-35 của Trung Quốc có thể là giả. Moscow đã thừa nhận sự thật về việc mất máy bay chiến đấu hàng đầu của mình, tại sao Bắc Kinh phải im lặng về điều đó?
Tuy nhiên các chuyên gia lưu ý rằng, nếu Su-35 thực sự bị rơi không chỉ ở Nga mà còn ở Trung Quốc, thì điều này có thể gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến danh tiếng của Su-35; đặc biệt là khi có nhiều quốc gia quan tâm đến việc mua loại máy bay này.
Theo kết luận ban đầu của Ủy ban an toàn hàng không Nga, chiếc Su-35 của Không quân Nga bị rơi ngày 31/7 vừa qua, hoàn toàn không liên quan đến lỗi kỹ thuật của máy bay, mà hoàn toàn do lỗi chủ quan của con người, cả phi công và lực lượng chỉ huy mặt đất.
Do chiếc Su-35 trên để chế độ phóng đạn mồi bẫy ở chế độ tự động, khi cất cánh, sóng radar ở khu vực sân bay mạnh, khiến mồi bẫy bị kích hoạt tự động, phóng các quả đạn này ra. Từ đài chỉ huy, chỉ huy không lưu mặt đất tưởng máy bay bị cháy động cơ.
Chỉ huy bay lập tức ra lệnh cho phi công nhảy dù; phi công ngay lập tức nhấn nút phóng ghế thoát hiểm và nhảy dù an toàn. Phi công có vẻ như xử lý tình huống không tốt làm mất bình tĩnh, phóng ghế thoát hiểm nhảy dù ngay, mà không kiểm tra lại xem tình trạng máy bay, cùng với đó là chỉ huy mặt đất sai lầm.
Như vậy chiếc chiến đấu cơ Su-35 bị rơi, hoàn toàn là kết quả của một chuỗi những sai lầm, mà do yếu tố chủ quan của con người mắc phải, chứ hoàn toàn không phải do trục trặc kỹ thuật của loại máy bay, được ví là an toàn nhất này.
Theo Military Watch, một ấn phẩm độc lập của Mỹ, máy bay chiến đấu Su-35 có một hồ sơ an toàn nói chung là tích cực. Đây là thảm họa đầu tiên kể từ chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu vào năm 1988, khi nó đang được phát triển cho Không quân Liên Xô theo chương trình Su-27M.
Military Watch cho rằng, việc đổi tên Su-27M thành Su-35 sau khi Liên Xô sụp đổ, chủ yếu là vì lý do tiếp thị; đây cũng đánh dấu thời kỳ hỗn loạn đánh số tên các loại vũ khí của Nga, sau khi Liên Xô tan rã.
Nhìn chung, Su-35 được đánh giá cao do độ tin cậy của nó; theo Military Watch, cách bố trí hai động cơ của Su-35 chỉ đơn giản là để đảm bảo chống lại các vụ rơi máy bay vì lý do kỹ thuật.
Nói một cách đơn giản, bất kỳ loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 nào, không riêng gì máy bay Su-35, là những cỗ máy phức tạp và có độ rủi ro cao, có nghĩa là không có chuyện siêu nhiên nào xảy ra. Những vụ việc như vậy không phải là hiếm trong quân đội các nước NATO.
Tuy nhiên, độ tin cậy, cùng với khả năng chiến đấu của Su-35 cho đến nay vẫn là một trong những điểm mạnh nhất của dòng máy bay này. Nếu nhìn vào các loại chiến đấu cơ của phương Tây như về F-35 có quá nhiều vấn đề, F-22 quá đắt; có lẽ thành công nhất là F-15. Nhưng các loại máy bay trên cũng thường xuyên xảy ra tai nạn.
Su-35 hiện đang là đối thủ của F-15, F-16 và F-35 trên thị trường xuất khẩu; thực tế là Washington đã gây áp lực không tương xứng để một số khách hàng từ bỏ Su-35 để mua máy bay chiến đấu của Mỹ. Gần đây nhất là Indonesia và Ai Cập, đã phải từ bỏ việc mua Su-35 dưới sức ép của Mỹ.
Chuyên gia Tomas Rodríguez cho biết: Trong điều kiện thị trường tự do cạnh tranh, Indonesia và các nước khác đã mua Flanker-E + từ lâu. Nhưng thay vì mua máy bay chiến đấu của Mỹ, Pháp lại là quốc gia hưởng lợi, khi tiêm kích Rafale được nhiều quốc gia mua trong thời gian gần đây.
Năm 2013, Robert Johnson, Tổng biên tập của tạp chí Business Insider đã đưa ra đánh giá như sau về Su-35: Nga đang cố gắng lấp đầy điểm yếu của máy bay chiến đấu thế hệ 5 như Su-57 bằng máy bay chiến đấu Su-35 nổi tiếng và đáng tin cậy, được trang bị thêm hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.
Moscow không mất nhiều thời gian để điều tra vụ rơi Su-35 xảy ra trên Biển Okhotsk vừa qua, mà quan trọng nhất là giữ uy tín về Su-35 như máy bay thế hệ thứ tư tốt nhất thế giới. Và những đối thủ hưởng lợi về việc mất uy tín của Su-35 không ai khác chính là Rafale của Pháp. Nguồn ảnh: Avia.
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 của Nga hiện được coi là loại tiêm kích thế hệ 4++ hiếm hoi, đủ khả năng đối đầu với mọi tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ. Nguồn: MilitaryPower.