Đứng cuối danh sách top 5 loại vũ khí chống tăng mạnh nhất hiện nay, là tên lửa Milan, được sản xuất bởi Tập đoàn vũ khí châu Âu MBDA. Tổ hợp Milan được phát triển trên cơ sở yêu cầu của các lực lượng vũ trang của Đức và Pháp và có tính đến các yêu cầu chung của Bộ tư lệnh NATO, đối với vũ khí cho mục đích này.Theo chương trình hiện đại hóa, năm 1974 tên lửa chống tăng Milan được hiện đại hóa với việc tăng hiệu quả của đầu đạn tên lửa, chống lại các loại thiết giáp mới; tăng khả năng chống nhiễu của hệ thống dẫn đường; đảm bảo tính tương thích của tên lửa cải tiến, với bệ phóng và thiết bị ngắm ảnh nhiệt, mà không cần sửa đổi.Kết quả là các mẫu tên lửa cải tiến đã được tạo ra, có ký hiệu là Milan-2. Việc sản xuất hàng loạt các tên lửa này bắt đầu vào năm 1984 và đến năm 1985 thì bắt đầu bàn giao cho các lực lượng vũ trang của Đức và Pháp. Hiện nay ATGM Milan-2 được sử dụng trong quân đội 40 quốc gia.Đứng tốp thứ tư trong top 5 ATGM mạnh nhất hiện nay, là tổ hợp 9M133M Kornet-M của Nga; hệ thống này không chỉ tiêu diệt được xe tăng, xe bọc thép mà còn có thể tiêu diệt cả trực thăng bay thấp.Hệ thống Kornet-D (Kornet-EM là tên xuất khẩu) được bố trí trên xe bọc thép Tiger. Tổ hợp Kornet-EM sử dụng 8 tên lửa sẵn sàng khai hỏa, cơ số đạn đầy đủ là 16 tên lửa.Tính năng phóng loạt liên tiếp vào hai mục tiêu, làm tăng đáng kể hiệu suất hỏa lực và tốc độ bắn của tổ hợp Kornet-EM. Tổ hợp có khả năng phóng tất cả các tên lửa hiện có, thuộc họ Kornet-E.Với những công nghệ mới về quang ảnh nhiệt, tổ hợp Kornet-EM có khả năng theo dõi mục tiêu tự động và thực hiện nguyên tắc “bắn và quên”. Hệ thống không phải dùng người dẫn đường thủ công và tăng gấp 5 lần độ chính xác tiêu diệt mục tiêu trong điều kiện sử dụng thực chiến, cũng như đảm bảo xác suất bắn trúng mục tiêu cao hơn, trong toàn bộ phạm vi ứng dụng của tổ hợp.Phạm vi tiêu diệt mục tiêu của tổ hợp Kornet-EM cao gấp 2 lần so với phạm vi tiêu diệt của phiên bản Kornet-E ATGM. Khả năng tiêu diệt mục tiêu ở chế độ tự động làm giảm tải căng thẳng đối với người sử dụng tổ hợp, cũng như các yêu cầu về trình độ và giảm thời gian đào tạo.Đứng thứ ba trong danh sách ATGM tốp 5 là tổ hợp HJ-12 của Trung Quốc; đây cũng là bất ngờ và niềm tự hào của CNQP Trung Quốc, khi họ luôn bị mang tiếng là sao chép và vũ khí chất lượng thấp, chỉ giành cho quân đội các nước nghèo.Tổ hợp HJ-12 là loại tên lửa chống tăng thế hệ 3, được trang bị đầu dò loại IIR với bộ tách sóng quang không cần làm mát; cho phép sử dụng ATGM vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Ngoài ra còn có đầu đạn được trang bị đầu dò truyền hình, nhưng chỉ sử dụng ban ngày.Tên lửa trong hình dáng bên ngoài giống như tổ hợp Javelin của Mỹ, các ống phóng kiêm luôn ống bảo quản tên lửa. Theo yêu cầu của khách hàng, tổ hợp có thể được cung cấp dưới dạng phiên bản bộ binh (TPK và khối trang bị) hoặc phiên bản lắp trên xe cơ giới.HJ-12 do một người sử dụng, khi bắn, ống phóng được gắn vào thiết bị tìm kiếm và khóa mục tiêu; trắc thủ chỉ cần tìm kiếm và khóa mục tiêu trên đường tin chữ thập của kính ngắm và nhấn nút phóng theo kiểu “bắn và quên”. Tên lửa sẽ tiến công mục tiêu vào những nơi hiểm yếu theo kiểu đột nóc.Xếp thứ hai trong danh sách top 5 ATGM đó là tên lửa Spike của Israel. Đây là ATGM thế hệ 3, hoạt động theo nguyên lý “bắn và quên”; Spike-ER được chế tạo theo cấu hình khí động học thông thường, với các cánh được mở ra sau khi tên lửa rời bệ phóng.Đầu dò ảnh nhiệt của tên lửa nằm ngay trên mũi tên lửa, để tăng sức công phá qua giáp phản ứng nổ (ERA), Spike-ER được trang bị đầu nổ song song, có thể xuyên thủng 1.000 mm giáp đồng nhất.Để phá hủy các công sự và tòa nhà, Spike-ER có thể được trang bị đầu đạn nổ mạnh PBF, có khả năng xuyên thủng các bức tường bê tông, sau đó phát nổ trong nhà, gây sát thương tối đa cho mục tiêu.Đứng đầu trong top 5 ATGM mạnh nhất thế giới là Javelin FGM-148 của Mỹ. Đây là hệ thống ATGM thế hệ 3 đầu tiên trên thế giới, hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên”. Chỉ cần người điều khiển ngắm, khóa và phóng tên lửa là đủ, sau đó tên lửa tự tấn công mục tiêu.Tên lửa Javelin FGM-148 có hai kiểu tấn công, kiểu thứ nhất là ở một góc 45 độ, từ trên cao theo kiểu “đột nóc” vào phần trên ít được bảo vệ của xe ở phía trên và thứ hai là tấn công trực diện trong mặt phẳng ngang.Chế độ tấn công từ trên cao của Javelin được đặt mặc định; trong một số trường hợp, để tấn công các vị trí kiên cố, trắc thủ chuyển sang chế độ tấn công ngang. Để tăng khả năng công phá, đầu đạn được trang bị đầu nổ nối tiếp. Nguồn ảnh: Weaponazism.Cận cảnh sức mạnh của tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) - thứ vũ khí đủ sức biến mọi loại xe tăng thành sắt vụn.
Đứng cuối danh sách top 5 loại vũ khí chống tăng mạnh nhất hiện nay, là tên lửa Milan, được sản xuất bởi Tập đoàn vũ khí châu Âu MBDA. Tổ hợp Milan được phát triển trên cơ sở yêu cầu của các lực lượng vũ trang của Đức và Pháp và có tính đến các yêu cầu chung của Bộ tư lệnh NATO, đối với vũ khí cho mục đích này.
Theo chương trình hiện đại hóa, năm 1974 tên lửa chống tăng Milan được hiện đại hóa với việc tăng hiệu quả của đầu đạn tên lửa, chống lại các loại thiết giáp mới; tăng khả năng chống nhiễu của hệ thống dẫn đường; đảm bảo tính tương thích của tên lửa cải tiến, với bệ phóng và thiết bị ngắm ảnh nhiệt, mà không cần sửa đổi.
Kết quả là các mẫu tên lửa cải tiến đã được tạo ra, có ký hiệu là Milan-2. Việc sản xuất hàng loạt các tên lửa này bắt đầu vào năm 1984 và đến năm 1985 thì bắt đầu bàn giao cho các lực lượng vũ trang của Đức và Pháp. Hiện nay ATGM Milan-2 được sử dụng trong quân đội 40 quốc gia.
Đứng tốp thứ tư trong top 5 ATGM mạnh nhất hiện nay, là tổ hợp 9M133M Kornet-M của Nga; hệ thống này không chỉ tiêu diệt được xe tăng, xe bọc thép mà còn có thể tiêu diệt cả trực thăng bay thấp.
Hệ thống Kornet-D (Kornet-EM là tên xuất khẩu) được bố trí trên xe bọc thép Tiger. Tổ hợp Kornet-EM sử dụng 8 tên lửa sẵn sàng khai hỏa, cơ số đạn đầy đủ là 16 tên lửa.
Tính năng phóng loạt liên tiếp vào hai mục tiêu, làm tăng đáng kể hiệu suất hỏa lực và tốc độ bắn của tổ hợp Kornet-EM. Tổ hợp có khả năng phóng tất cả các tên lửa hiện có, thuộc họ Kornet-E.
Với những công nghệ mới về quang ảnh nhiệt, tổ hợp Kornet-EM có khả năng theo dõi mục tiêu tự động và thực hiện nguyên tắc “bắn và quên”. Hệ thống không phải dùng người dẫn đường thủ công và tăng gấp 5 lần độ chính xác tiêu diệt mục tiêu trong điều kiện sử dụng thực chiến, cũng như đảm bảo xác suất bắn trúng mục tiêu cao hơn, trong toàn bộ phạm vi ứng dụng của tổ hợp.
Phạm vi tiêu diệt mục tiêu của tổ hợp Kornet-EM cao gấp 2 lần so với phạm vi tiêu diệt của phiên bản Kornet-E ATGM. Khả năng tiêu diệt mục tiêu ở chế độ tự động làm giảm tải căng thẳng đối với người sử dụng tổ hợp, cũng như các yêu cầu về trình độ và giảm thời gian đào tạo.
Đứng thứ ba trong danh sách ATGM tốp 5 là tổ hợp HJ-12 của Trung Quốc; đây cũng là bất ngờ và niềm tự hào của CNQP Trung Quốc, khi họ luôn bị mang tiếng là sao chép và vũ khí chất lượng thấp, chỉ giành cho quân đội các nước nghèo.
Tổ hợp HJ-12 là loại tên lửa chống tăng thế hệ 3, được trang bị đầu dò loại IIR với bộ tách sóng quang không cần làm mát; cho phép sử dụng ATGM vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Ngoài ra còn có đầu đạn được trang bị đầu dò truyền hình, nhưng chỉ sử dụng ban ngày.
Tên lửa trong hình dáng bên ngoài giống như tổ hợp Javelin của Mỹ, các ống phóng kiêm luôn ống bảo quản tên lửa. Theo yêu cầu của khách hàng, tổ hợp có thể được cung cấp dưới dạng phiên bản bộ binh (TPK và khối trang bị) hoặc phiên bản lắp trên xe cơ giới.
HJ-12 do một người sử dụng, khi bắn, ống phóng được gắn vào thiết bị tìm kiếm và khóa mục tiêu; trắc thủ chỉ cần tìm kiếm và khóa mục tiêu trên đường tin chữ thập của kính ngắm và nhấn nút phóng theo kiểu “bắn và quên”. Tên lửa sẽ tiến công mục tiêu vào những nơi hiểm yếu theo kiểu đột nóc.
Xếp thứ hai trong danh sách top 5 ATGM đó là tên lửa Spike của Israel. Đây là ATGM thế hệ 3, hoạt động theo nguyên lý “bắn và quên”; Spike-ER được chế tạo theo cấu hình khí động học thông thường, với các cánh được mở ra sau khi tên lửa rời bệ phóng.
Đầu dò ảnh nhiệt của tên lửa nằm ngay trên mũi tên lửa, để tăng sức công phá qua giáp phản ứng nổ (ERA), Spike-ER được trang bị đầu nổ song song, có thể xuyên thủng 1.000 mm giáp đồng nhất.
Để phá hủy các công sự và tòa nhà, Spike-ER có thể được trang bị đầu đạn nổ mạnh PBF, có khả năng xuyên thủng các bức tường bê tông, sau đó phát nổ trong nhà, gây sát thương tối đa cho mục tiêu.
Đứng đầu trong top 5 ATGM mạnh nhất thế giới là Javelin FGM-148 của Mỹ. Đây là hệ thống ATGM thế hệ 3 đầu tiên trên thế giới, hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên”. Chỉ cần người điều khiển ngắm, khóa và phóng tên lửa là đủ, sau đó tên lửa tự tấn công mục tiêu.
Tên lửa Javelin FGM-148 có hai kiểu tấn công, kiểu thứ nhất là ở một góc 45 độ, từ trên cao theo kiểu “đột nóc” vào phần trên ít được bảo vệ của xe ở phía trên và thứ hai là tấn công trực diện trong mặt phẳng ngang.
Chế độ tấn công từ trên cao của Javelin được đặt mặc định; trong một số trường hợp, để tấn công các vị trí kiên cố, trắc thủ chuyển sang chế độ tấn công ngang. Để tăng khả năng công phá, đầu đạn được trang bị đầu nổ nối tiếp. Nguồn ảnh: Weaponazism.
Cận cảnh sức mạnh của tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) - thứ vũ khí đủ sức biến mọi loại xe tăng thành sắt vụn.