Xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài hơn hai năm. Thật không thể tưởng tượng được rằng, trước sức ép cấm vận đến “không còn gì để cấm”, không làm nước Nga sụp đổ, mà lại đưa Nga trở thành nước có thu nhập cao trên thế giới.Trong suy nghĩ của mọi người, chỉ cần một đất nước xảy ra chiến tranh sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, đời sống và thu nhập của người dân. Liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài hơn 2 năm nay, điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế Nga?Theo Tổng thống Putin, Quân đội Nga đã huy động tới 700.000 quân chỉ riêng cho chiến trường Ukraine. Với một cuộc xung đột chiến tranh quy mô lớn như vậy, nền kinh tế Nga chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn theo lẽ thường, nhưng tình hình lại hoàn toàn ngược lại.Phân loại năm 2023 theo xếp hạng thu nhập quốc dân do trang web chính thức của Ngân hàng Thế giới (Word Bank) công bố, Nga thực sự đã được thăng hạng từ một quốc gia “có thu nhập trung bình cao”, thành một “quốc gia có thu nhập cao”.Nói cách khác, nền kinh tế Nga không bị sụp đổ như tính toán của Mỹ và các nước phương Tây, mà nhờ cuộc chiến khốc liệt, đã chuyển mình từ một nước có thu nhập trung bình cao, thành một nước có thu nhập cao.Vậy báo cáo của Ngân hàng Thế giới nói gì? Hoạt động kinh tế của Nga trong năm 2022 bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng đáng kể trong các hoạt động liên quan đến quân sự, với doanh thu thương mại tăng 6,8%, lĩnh vực tài chính tăng 8,7% và ngành xây dựng tăng 6,6%.Do đó, những điều kiện trên đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khiến GDP của Nga tăng 3,6% theo giá trị thực trong năm đó và thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng tới 11,2%. Như vậy, nước Nga ngày càng giàu hơn khi chiến tranh.Cần lưu ý rằng tăng trưởng kinh tế và mức tăng thu nhập bình quân đầu người đáng kể của Nga đã đạt được, bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có do Mỹ và các nước phương Tây khác áp đặt đối với Nga. Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới mới nhất vào năm 2023, để lọt vào nhóm “các nước có thu nhập cao”, thu nhập quốc dân bình quân đầu người phải vượt quá 14.005 USD, cao hơn mức 13.845 USD vào năm 2022. Nhưng ngay cả khi tiêu chuẩn thu nhập đầu người được nâng lên theo chuẩn mới, thì thu nhập của người Nga vẫn vượt tiêu chuẩn. Điều này khiến Mỹ và phương Tây “bối rối”. Các biện pháp trừng phạt “đến rồi đi”, còn Nga thì không bị ảnh hưởng gì, thu nhập không giảm mà lại tăng lên.Mặc dù xuất khẩu vũ khí của Nga bị đóng băng, nhưng ngược lại, xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Nga như lương thực và đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt lại tăng giá trị, nhờ giá xuất khẩu nhiên liệu và giá lương thực tăng. Trên thực tế, người Mỹ nên hiểu rằng, chính bản thân Mỹ cũng kiếm được nhiều tiền nhờ tham gia chiến tranh. Trong Thế chiến thứ nhất, các cường quốc châu Âu đang trong tình trạng “chiến đấu với nhau”, thì Mỹ đã “tọa sơn quan hổ đấu (ngồi trên núi xem hổ đấu)” và đã kiếm bộn tiền nhờ bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến. Chưa kể đến thời điểm Thế chiến thứ hai, Mỹ đã trở thành “công xưởng” vũ khí của thế giới. Khi chiến tranh kết thúc, GDP của Mỹ chiếm gần một nửa GDP của thế giới. Lần này đến lượt Nga “làm giàu từ chiến tranh”.Mặc dù ở Nga vẫn còn một số tiếng nói phản đối khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, nhưng hiện nay tiếng nói phản đối đã “yếu đi đáng kể”. Lý do tại sao điều này xảy ra? Có thể có nhiều lý do, nhưng một trong số đó là nền kinh tế Nga đã trở nên tốt hơn và người dân Nga có thu nhập cao hơn.Vì vậy, sau khi nhìn thấy điều này, Chính phủ Mỹ nên xem xét lại. Nếu cứ tiếp tục như vậy, nước Nga không những không sụp đổ mà còn trở nên mạnh hơn. Thay vì làm như vậy, Mỹ và phương Tây có nên cân nhắc việc yêu cầu chính quyền Kiev ngừng bắn và ngồi vào đàm phán không? (Nguồn ảnh: WB, CNN, Sputnik).
Xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài hơn hai năm. Thật không thể tưởng tượng được rằng, trước sức ép cấm vận đến “không còn gì để cấm”, không làm nước Nga sụp đổ, mà lại đưa Nga trở thành nước có thu nhập cao trên thế giới.
Trong suy nghĩ của mọi người, chỉ cần một đất nước xảy ra chiến tranh sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, đời sống và thu nhập của người dân. Liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài hơn 2 năm nay, điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế Nga?
Theo Tổng thống Putin, Quân đội Nga đã huy động tới 700.000 quân chỉ riêng cho chiến trường Ukraine. Với một cuộc xung đột chiến tranh quy mô lớn như vậy, nền kinh tế Nga chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn theo lẽ thường, nhưng tình hình lại hoàn toàn ngược lại.
Phân loại năm 2023 theo xếp hạng thu nhập quốc dân do trang web chính thức của Ngân hàng Thế giới (Word Bank) công bố, Nga thực sự đã được thăng hạng từ một quốc gia “có thu nhập trung bình cao”, thành một “quốc gia có thu nhập cao”.
Nói cách khác, nền kinh tế Nga không bị sụp đổ như tính toán của Mỹ và các nước phương Tây, mà nhờ cuộc chiến khốc liệt, đã chuyển mình từ một nước có thu nhập trung bình cao, thành một nước có thu nhập cao.
Vậy báo cáo của Ngân hàng Thế giới nói gì? Hoạt động kinh tế của Nga trong năm 2022 bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng đáng kể trong các hoạt động liên quan đến quân sự, với doanh thu thương mại tăng 6,8%, lĩnh vực tài chính tăng 8,7% và ngành xây dựng tăng 6,6%.
Do đó, những điều kiện trên đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khiến GDP của Nga tăng 3,6% theo giá trị thực trong năm đó và thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng tới 11,2%. Như vậy, nước Nga ngày càng giàu hơn khi chiến tranh.
Cần lưu ý rằng tăng trưởng kinh tế và mức tăng thu nhập bình quân đầu người đáng kể của Nga đã đạt được, bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có do Mỹ và các nước phương Tây khác áp đặt đối với Nga.
Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới mới nhất vào năm 2023, để lọt vào nhóm “các nước có thu nhập cao”, thu nhập quốc dân bình quân đầu người phải vượt quá 14.005 USD, cao hơn mức 13.845 USD vào năm 2022.
Nhưng ngay cả khi tiêu chuẩn thu nhập đầu người được nâng lên theo chuẩn mới, thì thu nhập của người Nga vẫn vượt tiêu chuẩn. Điều này khiến Mỹ và phương Tây “bối rối”. Các biện pháp trừng phạt “đến rồi đi”, còn Nga thì không bị ảnh hưởng gì, thu nhập không giảm mà lại tăng lên.
Mặc dù xuất khẩu vũ khí của Nga bị đóng băng, nhưng ngược lại, xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Nga như lương thực và đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt lại tăng giá trị, nhờ giá xuất khẩu nhiên liệu và giá lương thực tăng.
Trên thực tế, người Mỹ nên hiểu rằng, chính bản thân Mỹ cũng kiếm được nhiều tiền nhờ tham gia chiến tranh. Trong Thế chiến thứ nhất, các cường quốc châu Âu đang trong tình trạng “chiến đấu với nhau”, thì Mỹ đã “tọa sơn quan hổ đấu (ngồi trên núi xem hổ đấu)” và đã kiếm bộn tiền nhờ bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến.
Chưa kể đến thời điểm Thế chiến thứ hai, Mỹ đã trở thành “công xưởng” vũ khí của thế giới. Khi chiến tranh kết thúc, GDP của Mỹ chiếm gần một nửa GDP của thế giới. Lần này đến lượt Nga “làm giàu từ chiến tranh”.
Mặc dù ở Nga vẫn còn một số tiếng nói phản đối khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, nhưng hiện nay tiếng nói phản đối đã “yếu đi đáng kể”. Lý do tại sao điều này xảy ra? Có thể có nhiều lý do, nhưng một trong số đó là nền kinh tế Nga đã trở nên tốt hơn và người dân Nga có thu nhập cao hơn.
Vì vậy, sau khi nhìn thấy điều này, Chính phủ Mỹ nên xem xét lại. Nếu cứ tiếp tục như vậy, nước Nga không những không sụp đổ mà còn trở nên mạnh hơn. Thay vì làm như vậy, Mỹ và phương Tây có nên cân nhắc việc yêu cầu chính quyền Kiev ngừng bắn và ngồi vào đàm phán không? (Nguồn ảnh: WB, CNN, Sputnik).